Các nhà khoa học đã khám phá ra nguồn gốc của oxy trong vũ trụ

ND Minh Đức
16/6/2016 21:22Phản hồi: 68
Các nhà khoa học đã khám phá ra nguồn gốc của oxy trong vũ trụ
Xác nhận sự hiện diện của oxy tại một thiên hà cách chúng ta 13,1 tỷ năm ánh sáng, nơi xa nhất có oxy từng được phát hiện, các nhà khoa học khẳng định đây chính là nơi đầu tiên trong vũ trụ hình thành loại khí này. Mặc dù oxy được tìm thấy không phải là loại mà chúng ta hít thở mỗi ngày nhưng phát hiện này không chỉ cung cấp bằng chứng về nguồn gốc của oxy mà còn giúp các nhà khoa học hiểu hơn về hoạt động của vũ trụ từ thuở mới hình thành.

Phát hiện trên được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản cùng với một số trường đại học khác dựa trên dữ liệu thu thập được bởi đài quan sát Atacama Large Millimeter (MLMA). Cách đây 2 năm, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra SXDF-NB1006-2 và từ đó, họ bắt đầu xác định những nguyên tố có mặt trong đó cũng như thời điểm mà chúng xuất hiện. Theo dự kiến ban đầu thì thiên hà này phải có chứa hydro.

oxy_co_nhat_Tinhte_2.png
Hình ảnh oxy cùng với hydro mà các nhà khoa học quan sát được

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đặt câu hỏi rằng có thể có sự xuất hiện của oxy hay không bởi câu hỏi về nguồn gốc của loại khí này trong vũ trụ luôn khiến họ trăn trở từ lâu. Nếu oxy xuất hiện, mô hình của thiên hà này cho thấy rằng nó vẫn đang trải qua quá trình tái ion hóa vũ trụ, nơi mà các bức xạ không gian sẽ ion hóa những đám mây khí. Một khi các đám khí này được ion hóa, những đám lóe sáng khổng lồ sẽ được tạo ra.

Chính nhờ những tia sáng cực mạnh này mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể dùng ALMA để quan sát được chúng dù ở khoảng cách lên tới 13,1 tỷ năm ánh sáng. Và cuối cùng "linh cảm" của các nhà khoa học đã đúng: một góc của kính ALMA có một lóe sáng, cho thấy thật sự có sự hiện diện của oxy. Tuy nhiên, đây có vẻ không thân thiện như khí oxy mà hiện nay chúng ta đang hít thở bởi lượng tìm thấy chỉ chưa tới 1/10 so với lượng oxy trong Mặt Trời.


oxy_co_nhat_Tinhte_3.jpg
Dù vậy, phát hiện lần này đã giúp các nhà khoa học xác định được tuổi của oxy trong vũ trụ. Đồng tác giả của nghiên cứu, Naoki Yoshida tại Đại học Tokyo cho biết rằng "Số lượng ít ỏi của oxy là có thể dự đoán trước bởi vũ trụ vẫn còn trẻ và lịch sử hình thành sao là khá ít tại thời điểm đó. Trên thực tế, mô hình giả định của chúng tôi dự đoán rằng lượng oxy kém hơn Mặt Trời 10 lần."

Trên Trái Đất, sự hiện diện của oxy gắn liền với sự sống, đặc biệt là đối với con người chúng ta. Do đó, việc phát hiện ra oxy tại một nơi khác trong vũ trụ còn dấy lên câu hỏi về sự tồn tại của những nơi ở được giống Trái Đất hoặc thậm chí là những sinh vật sống. Mặt khác, người dẫn đầu nghiên cứu Akio Inoue còn cho biết rằng loại oxy trên đó không giống với thứ chúng ta đang dùng bởi "chúng là những phân tử oxy được ion hóa gấp đôi. Do đó, chúng ta không thể hít lượng oxy tại thiên hà cách đây 13,1 tỷ năm ánh sáng nếu đặt chân lên đó."

oxy_co_nhat_Tinhte_1.jpg
Quá trình hình thành và tái ion hóa của oxy trong vũ trụ

Mặc dù loại oxy nói trên không hỗ trợ sự sống như chúng ta từng biết nhưng Inoue cho rằng khám phá lần này có thể giúp trả lời câu hỏi về nơi và thời điểm đầu tiên oxy được hình thành trong vũ trụ. Ông nhận định: "Các phân tử oxy mà chúng tôi tìm thấy là dạng oxy đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ bởi oxy không tồn tại lúc Big Bang. Trên thực tế, tất cả các nguyên tố nặng hơn Liti đều được sản sinh ra bên trong các ngôi sao và giải phóng vào vũ trụ khi chúng chết. Và oxy và những nguyên tố khác đã tạo nên những hạt bụi với khả năng hình thành nên các hành tinh và khả năng có sự sống trên đó. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định nguồn gốc của oxy, một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với con người."

Giờ đây các nhà khoa học đã xác nhận được sự tồn tại của oxy ở thiên hà xa xôi đó, sắp tới họ sẽ nghiên cứu xem làm thế nào oxy có thể di chuyển ra khỏi đó. Với các thông tin thu được, họ hy vọng rằng sẽ gỡ rối những thắc mắc hiện tại và thậm chí là có nhiều phát hiện khác về sự sống trong vũ trụ.

Tham khảo EA
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

có khi nào là beyond realm ko :eek::eek::eek:
snvn
TÍCH CỰC
8 năm
Đọc mấy bài về vũ trụ kiểu này thấy nó thật cao siêu, cứ giống như đang xem phim vậy
Cơ mà cũng chả biết thật hay hư, vì các ông nói thế nào, thì chúng ta biết thế đấy, có ai kiểm chứng được đâu
I.Corp
TÍCH CỰC
8 năm
Có lẽ vụ nổ nào đó đưa Oxi tới hoặc chắc đó là quê nhà của ng gieo hạt giống trong doremon 😁
13,1 tỉ năm ánh sáng mà biết ở đó có oxy, các ông nói có con ng cũng tin chứ có ai kiểm chứng dc.
g_p3
TÍCH CỰC
8 năm
@trinhat Bạn trantrungkien.ct nói đúng rồi còn gì, bạn nghĩ 13 tỷ năm ánh sáng kiểm chứng đc chắc, họ chỉ dựa vào lý thuyết để chứng minh thôi.. lấy đâu ra thực chứng
Như mấy bức ảnh chụp từ kính viễn vọng về vũ trụ xa xôi họ dùng thuật toán để xử lý.. có thể chỉ chính xác 1% mà thôi.
Giới khoa học họ chấp nhận điều đó.. họ tránh hoang mang về vũ trụ, vì giới hạn của công nghệ hiện tại ko thể với tới đc..
@=Tử_Hải= Và nhìn bạn tôi cũng biết. Xin chào nhà thám hiểm vũ trụ tương lai của việt nam.
Quên giới thiệu mình 26tuoi avatar của mình là năm học lớp 12.
tmn123
CAO CẤP
8 năm
@g_p3 Từ trước đến nay khoa học chỉ đúng trong một khoảng thời gian nhất định (phụ thuộc vào hiểu biết từng thời kỳ), chưa có gì gọi là chân lý vĩnh cửu, vậy mà nhiều thành phần tinhte mà chả thấy tinh tế gì bạn ạ 😁
@trinhat Nhà khoa học tương lai ( hi vọng là như vậy )
không biết nha khoa hoc này có não ko nữa @@
đọc mấy bài này xong, nghĩ lung tung ... xong không hiểu chúng ta đến từ đâu và ngoài kia là gì xa quá, đen quá
giật mình trở lại thực tại
trưa nay ăn gì?
dniw0601
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Mr KOP Bác mời em một bữa được không bác? Sáng giờ em nghĩ mãi hỏi ai. May quá gặp bác!!!
@dniw0601 mời 1 phần cá nục nhé hihi
13,1 tỷ năm trước oxy đã ở đó, chắc giờ hết rồi 😁
13,1 tỷ năm ánh sáng. Giả sử có tàu vũ trụ bay với vận tốc ánh sáng thì để di chuyển đến đó con người cần bao nhiêu thế hệ nhi? Mà bây giờ ở trái đất quan sát được cái hành tinh đó thì cũng là thời điểm 13,1 tỷ năm trước chứ bây giờ nó cũng khác rồi 😆)
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
chán quá, đọc những bài như thế này rất dễ bị ban nick 7 ngày....
Đọc bài nào của thím mod này cũng hại não hết 😁
peterpan80
TÍCH CỰC
8 năm
Có ai tin ko vậy?
13 tỉ năm ánh sáng? Chuyện có nên tin ko? Nhưng có một điều phải tin là bác Mod viết bài này là người thật viết bài này là thật.
phuong12dnvn
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vậy trước vụ nổ big bang có cái gì và nó được tạo từ đâu ?
thouae
ĐẠI BÀNG
8 năm
cảm giác VỊT NGHE SẤM là đây:eek::eek::eek:
Sơn Lỷ
ĐẠI BÀNG
8 năm
13,1 tỉ năm ánh sáng thế họ nhìn thấy cái đấy bằng tốc độ gấp vạn lần ánh sáng sao
tmn123
CAO CẤP
8 năm
@g_p3 Thì ánh sáng đi từ đó đến trái đất mất 13,1 tỷ năm trái đất mà 😁
@g_p3 sau 13 tỷ năm, ánh sáng mới chiếu tới thì có nghĩa là hình ảnh đó là 13 tỷ năm về trước chứ còn gì 😁
@hgiang.1212 Gặp thêm nữa là khẳng định là nơi đầu tiên trong vũ trụ hình thành khi oxy mới hài chứ . Đoán thì nghe còn hợp tai đằng này là khẳng định thì chả biết dựa vào đâu trong khi chưa hiểu biết hết về vũ trụ mà lại đi khẳng định
Nói chung là khi nhắc đến mấy cái vấn đề liên quan đến vũ trụ là chỉ vào xem cmt =)) vì đọc cũng đếch hiểu gì. Nó bao la rộng lớn mênh mông vô vàn, xa vời, xa xăm....... lắm..lắm....
Vú trụ rất chi là mênh mông
phát ngựa
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thiên hà tạo ra 1 quả đất có khí oxi dc. Vậy tại sao lại ko có những quả khác. Chỉ là xa nhau quá nên ko piết đến thôi. Con người nhỏ nhoi lắm. Nếu oxi trên hành tinh khác ít hơn trên trái đất. Thì sau vài tỉ năm nữa. Cây cối sẽ mọc lên. Thải khí oxi ra? Biết đâu trên ngân hà. Có loài nào đó còn tiến hoá hơn cả loài người???
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
ALMA (Atacama Large Millimeter/submillimeter Array) nha mod
Có paper để trình bày rõ số liệu với chứng minh hết mà. Họ sử dụng đài quan sát ALMA để tìm ánh sáng phát ra từ thiên hà SXDF-NB1006-2. Bình thường thì bước sóng của ánh sáng phát ra từ phân tử oxy bị ion hoá gấp đôi là 0.088 mm, do sự giãn nở của vũ trụ nên bước sóng bị kéo dài lên 0.752 mm. Nhờ vậy người ta mới quan sát được.

Theo e hiểu từ trang này là vậy, có gì sai các bác góp ý
http://www.eso.org/public/news/eso1620/#1
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
@tmn123 Thế tại sao có thể khẳng định :"Bình thường thì bước sóng của ánh sáng phát ra từ phân tử oxy bị ion hoá gấp đôi là 0.088 mm, do sự giãn nở của vũ trụ nên bước sóng bị kéo dài lên 0.752 mm" vậy bạn?[/QUOTE]
Đây là hiện tượng dịch chuyển đỏ, e có cách hiểu thô nhưng xin phép ko bàn tới, còn giải thích bằng các quan sát hay phương trình thì e ko phải chuyên ngành vật lý nên ko rõ, sr bác vậy. Nếu bác làm về bên đấy thì nếu được bác giải thích ngắn gọn bằng phương trình cho e hoặc mọi người hộ, tks bác.

https://medium.com/starts-with-a-bang/ask-ethan-39-why-does-light-stretch-as-the-universe-expands-e0a94466e2ba#.9620ngjch
tmn123
CAO CẤP
8 năm
@ntnguyen4 Đây là hiện tượng dịch chuyển đỏ, e có cách hiểu thô nhưng xin phép ko bàn tới, còn giải thích bằng các quan sát hay phương trình thì e ko phải chuyên ngành vật lý nên ko rõ, sr bác vậy. Nếu bác làm về bên đấy thì nếu được bác giải thích ngắn gọn bằng phương trình cho e hoặc mọi người hộ, tks bác.

https://medium.com/starts-with-a-bang/ask-ethan-39-why-does-light-stretch-as-the-universe-expands-e0a94466e2ba#.9620ngjch[/QUOTE]
Thì do sự dịch chuyển ra xa nhau của các thiên hà, tinh vân, vật thể ... trong vũ trụ mà bước sóng có hiện tượng bị kéo dài ra về phía đỏ, nhưng nếu sự dịch chuyển đó không đồng đều ( nghĩa là nếu quan sát ở vị trí này bước sóng bị kéo dài ra là "a" chẳng hạn thì ở nơi khác sẽ là "b") như vậy sẽ không thể suy ra khu vực được quan sát đó là ô xi mà có thể là các loại khí khác.
Thực ra ta đang mặc định vũ trụ giãn nở đồng đều về mọi phía, nhưng chỉ là giới hạn trong phần quan sát được rất nhỏ bé mà thôi.
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
@tmn123 Trước mắt thì thông tin mọi người biết được là như thế, còn đây là bài báo của các tác giả, bác thử tìm hiểu thêm xem họ có đề cập về vấn đề bác quan tâm ko.

http://www.eso.org/public/archives/releases/sciencepapers/eso1620/eso1620a.pdf

Khi nào bác có phản biện nào đấy trong bài báo thì nếu bác có lòng hảo tâm inbox để e tham khảo được ko ạ.
tmn123
CAO CẤP
8 năm
@ntnguyen4 Thôi ạ, đây là bài nói về cái phỏng đoán nguồn gốc ô xi trong vũ trụ mà, mình chả có khả năng vào đó mà phản biện. Mình chỉ đọc qua nhiều sách về vật lý thì cũng biết qua qua là trong giới khoa học cũng có nhiều ý kiến trái chiều chứ không thống nhất như truyền thông chính thống đưa tin thôi 😁
Các chú ếch khi gặp 1 kiến thức bên trên miệng giếnh thì thay vì tìm tòi học hỏi thì các chú ếch ẳng ra 1 câu "dek tin được, có ai kiểm chứng đâu". Ngứa cả hậu môn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019