Từ khi phát hiện ra căn bệnh sốt rét đến giờ việc phòng chống vẫn hoàn toàn dựa vào các biện pháp như phun thuốc diệt muỗi hay tuyên truyền nâng cao nhận thức. Nếu có bị mắc sốt rét thì sẽ dùng thuốc để chữa trị. Dạng vaccine duy nhất mới được giới thiệu đến giờ (RTS,S) mới chỉ có hiệu lực chống lại sốt rét từ 30% đến 40% mà thôi. Vậy nên việc nghiên cứu cách phòng bệnh vẫn đang được nhiều nhóm nghiên cứu tìm hiểu. Một trong số đó là nghiên cứu của trường đại học Washington vừa được đăng tải hồi tháng 8 trên tạp chí Science cho thấy có 1 cách tuy cũ nhưng lại rất mới trong việc tiêm vaccine cho người.
Nói tuy cũ nhưng mới đó là bởi họ sử dụng chính muỗi vằn, là thủ phạm lây truyền ký sinh trùng sốt rét để truyền vaccine cho người. Điểm mới đó là họ sẽ biến đổi gen kí sinh trùng sốt rét (Plasmodium), là thứ làm cho người bị sốt rét, để cơ thể người bị đốt sẽ tự sản sinh kháng thể chống lại những con ký sinh trùng bị làm yếu này để chuẩn bị tinh thần cho nguy cơ bị lây nhiễm thực tế sau này. Để làm vậy họ đã dùng công nghệ CRISPR, vốn là 1 công nghệ rất tiên tiến nhưng cũng có khá nhiều lùm xùm về đạo đức khi sử dụng trên người, để cắt ADN của ký sinh trùng và sắp xếp lại cho phù hợp.
Thực ra trước đây cũng đã có thử nghiệm lâm sàng thử dùng muỗi để truyền vaccine cho người nhưng kết quả không được như ý muốn. Nhưng nhóm nghiên cứu vẫn quyết định đi theo hướng này bởi việc nghiên cứu ký sinh trùng rất tốn kém và mất nhiều thời gian trước khi có thể đưa ra được 1 dạng thuốc phù hợp để tiêm cho người. Nghiên cứu của họ hiện mới ở nhóm nhỏ, chỉ 26 người được tham gia thử nghiệm, nhưng kết quả cho thấy các ký sinh trùng được biến đổi gen đã có khả năng bảo vệ 1 số thành viên (50% số người tham gia) khỏi sốt rét trong vài tháng. Điều này làm cho nhóm càng có thêm niềm tin về việc lấy độc trị độc như vậy sẽ có hiệu quả hơn cả dạng vaccine duy nhất hiện có. Tất nhiên vẫn còn một chặng đường dài để có thể khẳng định cách làm này thực sự có hiệu quả, nhưng nói gì thì nói việc đem các thử nghiệm mới để chữa 1 căn bệnh cũ vẫn luôn là điều tốt.
Tham khảo Science
Nói tuy cũ nhưng mới đó là bởi họ sử dụng chính muỗi vằn, là thủ phạm lây truyền ký sinh trùng sốt rét để truyền vaccine cho người. Điểm mới đó là họ sẽ biến đổi gen kí sinh trùng sốt rét (Plasmodium), là thứ làm cho người bị sốt rét, để cơ thể người bị đốt sẽ tự sản sinh kháng thể chống lại những con ký sinh trùng bị làm yếu này để chuẩn bị tinh thần cho nguy cơ bị lây nhiễm thực tế sau này. Để làm vậy họ đã dùng công nghệ CRISPR, vốn là 1 công nghệ rất tiên tiến nhưng cũng có khá nhiều lùm xùm về đạo đức khi sử dụng trên người, để cắt ADN của ký sinh trùng và sắp xếp lại cho phù hợp.
Thực ra trước đây cũng đã có thử nghiệm lâm sàng thử dùng muỗi để truyền vaccine cho người nhưng kết quả không được như ý muốn. Nhưng nhóm nghiên cứu vẫn quyết định đi theo hướng này bởi việc nghiên cứu ký sinh trùng rất tốn kém và mất nhiều thời gian trước khi có thể đưa ra được 1 dạng thuốc phù hợp để tiêm cho người. Nghiên cứu của họ hiện mới ở nhóm nhỏ, chỉ 26 người được tham gia thử nghiệm, nhưng kết quả cho thấy các ký sinh trùng được biến đổi gen đã có khả năng bảo vệ 1 số thành viên (50% số người tham gia) khỏi sốt rét trong vài tháng. Điều này làm cho nhóm càng có thêm niềm tin về việc lấy độc trị độc như vậy sẽ có hiệu quả hơn cả dạng vaccine duy nhất hiện có. Tất nhiên vẫn còn một chặng đường dài để có thể khẳng định cách làm này thực sự có hiệu quả, nhưng nói gì thì nói việc đem các thử nghiệm mới để chữa 1 căn bệnh cũ vẫn luôn là điều tốt.
Tham khảo Science