Các nhà nghiên cứu sử dụng tín hiệu liên hợp để khử nhiễu trong đường truyền Internet

Duy Luân
27/5/2013 11:7Phản hồi: 17
Các nhà nghiên cứu sử dụng tín hiệu liên hợp để khử nhiễu trong đường truyền Internet
Internet_du_lieu_lien_hop.jpg

Theo một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Bell vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Photonics, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách làm tăng đáng kể độ tin cậy của kết nối Internet. Thông thường người ta dùng sợi quang để truyền dữ liệu, nhưng khi truyền ở khoảng cách xa thì cần rất nhiều năng lượng, và càng nhiều năng lượng có nghĩa là càng nhiều xung đột và càng nhiều nhiễu. Để khắc phục tình trạng này, nghiên cứu của Bell Labs sử dụng tín hiệu liên hợp (tức cùng độ lớn và pha với tín hiệu gốc nhưng ngược hướng truyền) để nhiễu bị triệt tiêu. Cách này tương tự như phương pháp được áp dụng trên tai nghe khử nhiễu, đó là một chiếc micro sẽ lắng nghe tạp âm từ môi trường, sau đó thiết bị sẽ tạo tín hiệu ngược với tạp âm để tai chúng ta không thể nghe thấy.

Cụ thể hơn, nhà nghiên cứu Xiang Liu và các cộng sự sẽ gửi cùng lúc hai tín hiệu gần giống nhau: tín hiệu thông thường và tín hiệu đảo ngược của nó. Khi hai tín hiệu này được truyền đi, nhiễu ở một luồng sẽ bị khử bởi chính nhiễu ở luồng còn lại (vì chúng ngược hướng nhau). Kết quả đạt được sẽ là tốc độ truyền tải ở mức 400Gbps (tương đương 50GB/s) với khoảng cách 12.800 kilomet, nhanh hơn nhiều so với hệ thống cáp quang 1Gbps của Google ở Mỹ. Ngoài ra, giải pháp của tiếng sĩ Liu còn giúp giảm băng thông tiêu thụ bởi vì các thiết bị sẽ không phải liên tục gửi nhận lại tín hiệu do lỗi xảy ra.

Vậy tại sao các nhà khoa học không sử dụng một thiết bị để lắng nghe nhiễu trên đường truyền mạng, sau đó tạo ra tín hiệu ngược để khử giống như trên tai nghe? Theo giải thích của Liu, việc áp dụng cách này lên hạ tầng Internet thực chất cũng đã được nghĩ đến nhưng việc áp dụng quá khó khăn bởi có nhiều luồng dữ liệu được truyền cùng lúc, và các thiết bị lắng nghe nhiễu này đôi khi sẽ phải nằm ở ngoài... đại dương. Liu nới với BBC rằng "đôi khi bạn gửi dữ liệu từ London đi New York, nhưng khi khác bạn gửi từ London đi Paris. Các kết nối liên tục thay đổi và bạn không thể đặt hết thiết bị trung gian ở mọi đường kết nối". Ngoài ra, để thiết lập hệ thống lọc nhiễu như vậy cần rất nhiều tiền và nó rất không thực tế.

17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

" Kết quả đạt được sẽ là tốc độ truyền tải ở mức 400Gbps (tương đương 50GB/s) với khoảng cách 12.8000 kilomet " là bao nhiêu km?
Mình thử nghe rồi, nhưng không nghe thấy tiếng động gì ở đường ADSL nhà mình cả.
lovel403
ĐẠI BÀNG
11 năm
@chichat Lạ nhỉ, bác thử lúc trời mưa, sấm chớp ầm ầm rồi ra nghe xem, có gì xuống đây rồi cho em hay 😁
Tốc độ này thì còn gì bằng
Tốc độ này vào Tinhte không biết lag ko 😁
mrducluan
ĐẠI BÀNG
11 năm
Tải Blue-Ray JAV thì tuyệt vời.
huybm
TÍCH CỰC
11 năm
Kinh, khi nào thì thực tế được điều đó nhỉ, lúc ấy không biết còn mê ổ cứng dung lượng cao nữa ko ta
longfet53
ĐẠI BÀNG
11 năm
Không phải ngược hướng mà là ngược pha.
N.E.M
CAO CẤP
11 năm
@longfet53 ngược hướng mới đúng, cùng độ lớn, cùng pha nhưng ngược chiều nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau, vẽ vector ra sẽ thấy rõ
zellint
ĐẠI BÀNG
11 năm
@N.E.M triệt tiêu nhau thì gửi cái j đi hở bác?!
mushu
TÍCH CỰC
11 năm
Nếu biết nhiễu ra sao thì không nên chuyện rồi. Vấn đề là nhiễu là ngẫu nhiên biến được đã tốt.
Cáp quang hoàn toàn có thể đạt tốc độ trên rồi. Ưu điểm chính là công suất thấp, nhiễu nhỏ. Còn cái 1GBps là dịch vụ cung cấp của google thôi nhé.
Và hiện nay đang phát triển là các hệ thống toàn quang.
Phát minh nhãm chưa từng thấy, nếu ở đích đến biết được giá trị cần gửi đi để gửi về lại cho triệt tiêu nhiễu, thì gửi dữ liệu đi làm chi nữa 😆
ngoanrazo
TÍCH CỰC
11 năm
@nguoibachviet Cha nội này có vấn đề đọc hiểu thì phải :s, người ta gửi 2 tín hiệu cùng 1 lúc trên cùng một đg truyền nhưng vecto của nó thì ngược nhau thôi
nghiên cứu xong thì mình chạy internet ầm ầm nhỉ đúng ko các bạn!
khoa học ngày càng hiện đại
Tẩu hỏa nhập ma
Có nằm mơ mình cũng không nghĩ là lên tinhte đọc lại tìm được 1 bài báo về một vấn đề cực hot (Kerr nonlinearity) đang khiến các network lab đau đầu 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019