Các nhà thiên văn học biên soạn bản đồ vũ trụ 3D với độ chi tiết lớn nhất từ trước đến nay

ND Minh Đức
30/4/2015 10:1Phản hồi: 52
Các nhà thiên văn học biên soạn bản đồ vũ trụ 3D với độ chi tiết lớn nhất từ trước đến nay
Tinhte-ban-do-vu-tru-3d.jpg

Các nhà thiên văn học tại Đại học Waterloo đã biên soạn bản đồ vũ trụ xung quanh chúng ta dưới dạng 3D với độ chi tiết lớn nhất từ trước đến nay. Bản đồ này mô tả chi tiết những vật chất cơ bản được phân phối như thế nào trong không gian phạm vi cách chúng ta 1 tỷ năm ánh sáng. Thành quả này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự phân bố vật chất trong vũ trụ, đặc biệt là vật chất tối, đồng thời lý giải tại sao một số khoảng không, thiên hà đang di chuyển bất thường so với vị trí biểu kiến của Trái Đất.

Lý thuyết vũ trụ đã chỉ ra rằng vật chất được phân bố một cách đồng nhất trên khắp vũ trụ khả kiến khi nó được nhìn trên một phạm vi đủ lớn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mật độ tại mỗi điểm trong vũ trụ là đồng nhất tại cùng một thời điểm: nếu là như vậy, không hề có các Thiên Hà, Sao hoặc hành tinh mà chúng ta đề cập đến từ trước đến nay. Thay vào đó, những gì chúng ta thấy đều là những biến thể xảy ra không dựa theo một mô hình định sẵn, bọi ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của những vật chất bình thường và vật chất tối, hình thành nên những cụm thiên hà với vị trí tương đối so với chúng ta, phụ thuộc vào hướng của lực hấp dẫn.


Video bản đồ vũ trụ 3D do các nhà nghiên cứu tại Waterloo biên soạn. Màu đỏ biểu thị cho những nơi tập trung nhiều thiên hà, ngược lại vùng màu xanh dương đậm biểu thị cho không gian có mật độ thiên hà thấp

Nếu xét trên tổng thể toàn bộ vũ trụ thì các biến động có xu hướng được trung bình hóa, nhưng trong khoảng không gian gần Trái Đất, chúng ta vẫn đang chứng kiến những biến động đáng kể. Do đó, nhóm nghiên cứu tại Đại học Waterloo dẫn đầu bởi giáo sư Mike Hudson đã lập nên một bản đồ toàn diện nhất của vũ ỷuj, diễn tả sự phân bố của các thiên hà trong tất cả các hướng khác nhau với phạm vi lên tới 1 tỷ năm ánh sáng. Đây thật sự là một phạm vi khá đáng kinh ngạc nếu so với thiên hà Milky Way của chúng ra vốn chỉ rộng khoảng 100.000 năm ánh sáng.

Đúng như những mong đợi ban đầu, bản đồ tiết lộ sự biến động ngẫu nhiên, không theo một mô hình định trước của các thiên hà trong khắp vũ trụ. Như có thể thấy trong hình ảnh và video minh họa, những vùng màu trắng và đỏ diễn ra các khu vực tập trung nhiều thiên hà, trong khi những khu vực có mật độ thấp được biểu diễn bằng màu xanh đậm. Đặc biệt, khu vực nhỏ màu đỏ chính là Siêu đám thiên hà Shapley, một tập hợp các thiên hà lớn nhất cách chúng ta 650 triệu năm ánh sáng.

Mặt khác, bản đồ cũng cho các nhà thiên văn học một cái nhìn sâu sắc hơn về vận tốc đặc trưng của những thiên hà ở gần chúng ta - một phần trong số những chuyển động tương đối của các thiên hà trong một vũ trụ duy nhất đang mở rộng mà trước đây vẫn chưa giải thích được. Với bản đồ này, các nhà khoa học có thể quy kết rằng nguyên nhân của những chuyển động nói trên là do sự khác biệt về mật độ giữa vật chất thường và vật chất tối. Giáo sư Hudson và nhóm tin rằng bằng cách sử dụng các dữ liệu này, họ có thể có được một góc nhìn bao quát về sự bố của vật chất tối trong khắp vũ trụ. Để làm được điều đó, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu xác định chính xác vận tốc riêng của từng vũ trụ và tăng cường độ phân giải của bản đồ.

Tham khảo Uwaterloo
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đường kính hiện tại của vũ trụ vào khoảng 93 tỉ năm ánh sáng.... nên với công nghệ này cũng chỉ mô tả được 1/93 của vũ trụ... mà vũ trụ lại đang phình ra liên tục... 😔
xversion1
TÍCH CỰC
9 năm
@Hello world Tất nhiên ko ai dám khẳng định đúng sai gì, nhưng tranh luận thì phải dựa trên bằng chứng khoa học chính xác, chứ những gì ông nói ví dụ như kính thiên văn quan sát được thiên hà cách chúng ta 93 tỷ năm hoàn toàn do ông hiểu sai mà nghĩ ra chứ đâu có tài liệu khoa học nào nói vậy, thế thì tranh luận gì?
Giả thuyết thì có nhiều nhưng mình phải nói dựa vào những gì được nhiều người chấp nhận nhất, ngoài đa vũ trụ, nhiều Big Bang, còn có thuyết va chạm màng, thuyết vũ trụ toàn ảnh... cái nào cũng có lý cả, nhưng Big Bang là hợp với những quan sát nhất.
Thuyết nào rồi cũng có chỗ sai chỗ đúng, tuy nhiên chưa tìm ra được chỗ sai mà áp dụng thực tế thành công thì người ta vẫn dùng, giống như cơ học Newton khi có thuyết tương đối thì đâu có đúng đâu nhưng người ta vẫn dùng đấy thôi vì nó hiệu quả. Công thức e=mc2 có áp dụng được lỗ đen hay ko thì người ta vẫn cứ dùng để chế tạo bom nguyên tử trước đã. Ngay cả vật lý hiện đại tới thời điểm này cũng vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa 2 lý thuyết lớn là thuyết tương đối và cơ học lượng tử mà có ai giải quyết được thoả đáng đâu, toàn giả thuyết đưa ra thì nhiều, không có bằng chứng thực nghiệm.

Cho nên, tóm lại, nói đúng sai thì ko ai dám khẳng định, nhưng tranh luận hay đặt ra giả thuyết gì đó thì phải dựa trên bằng chứng khoa học chính xác thì mới nói được chứ ko thể hiểu lơ mơ rồi tự nghĩ ra được. Ví dụ giờ tôi bảo xứ sở thần tiên là có thật còn ông bảo chúa tể của những chiếc nhẫn mới là thật thì dựa vào đâu mà tranh luận được với nhau.

Bài báo về Neutrino có rất nhiều ông có thể tìm Google, tôi tìm giúp ông 1 Link http://news.sciencemag.org/2012/06/once-again-physicists-debunk-faster-light-neutrinos
@xversion1 Cám ơn bác đã rất công phu hồi đáp!!!
Ra ngoài vũ trụ mình không tin bất kỳ ai... mà chỉ tin vào những số liệu thu thập được... và tự suy luận theo sự hiểu biết của mình.
Thuyết BigBang có một điểm bất hợp lý lớn... đó là điểm khởi đầu... xuất phát từ một điểm cực nóng.. cực cô đặc... nghe rất chung chung... định tính... không thể định lượng... trong khoa học không thể chung chung như vậy được... dẫn đến tất cả đều là giả thuyết... vì không có một xuất phát điểm vững chắc...
Đối với mình đã tồn tại vật chất có tốc độ di chuyển nhanh hơn ánh sáng rồi đấy... đó chính là suy nghĩ, là trí tưởng tượng của con người... nếu bác chấp nhận điều đó... thì vũ trụ trở nên nhỏ bé và bình thường như bao điều khác... hay cảm nhận vũ trụ theo cách riêng của mình ... khi đó nó mới thật sự có ý nghĩa...
@hackieuhay Ừ... em tin là bác không tin...
hieu_david
TÍCH CỰC
9 năm
ngu phát, nhìn không hiểu
mới ăn mừng 30/4 về 8 chai đọc cái đóng nầy quay mòng mòng
thuc37na
TÍCH CỰC
9 năm
bao giờ mà được như Star Trek ấy nhỉ?
Silver_MT
ĐẠI BÀNG
9 năm
Con ng nhỏ bé thật
Có lẽ nào vũ trụ chỉ là một quả bóng trò chơi của thằng con trai Thượng Đế mới 2 tuổi. Đến khi thằng bé lớn thêm chút chơi chán dùng kim đâm phát, vũ trụ tan tành thành từng mảnh. Thằng bé lại thổi quả bóng khác.
@thenhantinh Bác cho em hỏi Thượng Đế có mấy thằng con trai để em còn chuẩn bị tinh thần? :mad:
Ở ngoài đó rộng lớn như vậy không biết có người ngoài hành tinh không nhỉ?
pkvuong
ĐẠI BÀNG
9 năm
1 tỷ năm ánh sáng quy ra kilomet chắc đọc trẹo lưỡi cũng chưa xong , bác nào tính dùm 1năm ánh sáng bằng bao nhiêu kilomet 😃
never_back
ĐẠI BÀNG
9 năm
@pkvuong 1s ánh sáng đi đc ~300 000km
1 tỉ năm = 1 tỉ x 365 x 24 x 60 x 60 x 300 000 = 9 460 800 000 000 000 000 000 km :rolleyes:
hdcuong96
ĐẠI BÀNG
9 năm
@pkvuong Va/s= 3*10^8m/s nhân lên.


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
heliosy
TÍCH CỰC
9 năm
mọi người cho mình hỏi, mặc dù năm ánh sáng là đại lượng đo tốc độ nhưng mà 1 tỉ năm ánh sáng cũng = 1 tỉ năm thời giàn đúng không nhỉ ?
hdcuong96
ĐẠI BÀNG
9 năm
@never_back Vậy đo kiểu j để ra được con số 1 tỉ năm nhỉ.thông thường tính thời gian thì phải biết k/c và vận tốc.


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
blueSnake
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hdcuong96 theo suy diễn của mình, người ta tính khoảng cách trong vũ trụ bằng hệ đo mét nhưng kết quả nó quá lớn khó đọc, khó nhớ, khó ghi nên mới đổi ra quãng đường đi được của ánh sánh trong 1 năm, gọi là năm ánh sáng cho nó gọn. 😃
ros12810.9
TÍCH CỰC
9 năm
@heliosy Trên lí thuyết điều bạn nói đúng chỉ đúng với các chiều không gian đã biết của con người nhưng khi nhắc tới năm ánh sáng người ta thường hiểu là khoảng cách hơn là thời gian bởi vũ trụ là đa chiều. Ví dụ đơn gian tuổi vũ trụ là 13 tỉ năm thì rìa của nó không thể là 93 tỉ năm ánh sáng được. Bạn có thể tham khảo hai link này:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vũ_trụ
http://vi.wikipedia.org/wiki/Đa_vũ_trụ
Nói vũ trụ đa chiều có vẻ hơi xa vời nhưng mình mạn phép thêm một ví dụ thế này. Trong thế giới của hình tròn nó không nhận ra và phủ nhận hình cầu cho đến khi nó nhìn được chiều sâu.
http://tedvn.com/2015/02/dien-van-kham-pha-khong-gian-da-chieu-alex-rosenthal-va-geogre-zaidan/
Biết đâu được đấy các linh hồn...lại tồn tại ở chiều không gian thứ 4 và đôi khi giác quan thứ 6 lại là giác quan duy nhất nhận ra chiều không gian ấy.
Thôi nửa đêm đang chém vật lí sướng lại chuyển ma quỷ ghê bỏ mợ.
Ngủ 😕
hq123s
ĐẠI BÀNG
9 năm
@trinh12345 Đọc Xong nó cứ ảo ảo thế nào ấy. Vũ trụ thật ghê gớm đóa mà.
ridersg
ĐẠI BÀNG
9 năm
Đường kính là 93 ti nam. Vậy cứ cho vu trụ là 1 hình tròn. Vậy ngoài hình tròn đó là gì ?? Là 1 hộp đồ chơi của 1 đứa con của các vị thần ak. Trái đất là 1 viên bi nhỏ chăng :d
tesla.spacex
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ridersg Nếu mà tính chuẩn theo scale thì trái đất ko bự được bằng viên bi trong hộp đồ chơi đâu. Một hạt bụi nhìu khi cũng còn quá bự.
mặt giời chúng ta đã sáng khoảng 5 tỷ năm vậy là ánh sáng mặt trời đã đến đc với gần nửa của vũ trụ. nhưng dự kiến nó chỉ còn sáng tốt ở 1 tỷ năm nữa vậy là những ai ở cách chúng ta khoảng 8ty năm khi nhìn thấy ánh sáng mặt trời thì khi đó đã ko còn mặt trời nữa rùi. giờ cháu mới bít tinh tế rất nhìu hiền tài ko bít Nasa có bít điều này hum ;;)
cũng muốn chém tỉ năm ánh sáng vs tỉ năm thời gian,vũ trụ 1 chiều vs nhiều chiều lắm.cơ mà sáng mai còn phải lo cơm áo gạo tiền nên thôi.sống qua ngày thì có 1 năm ánh sáng hay vũ trụ bẹp cũng thế thôi 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019