Phàm đã sử dụng PPC, không ai có thể quên được "cái lúc ban đầu ngơ ngác ấy". Tôi còn nhớ như in ngày cầm trên tay chiếc PPC đầu tiên. Cảm giác vừa sung sướng, vừa lâng lâng và vừa lo. Lo là vì lần đầu tiên tôi thấy, sờ và thao tác thiết bị này điều mà trước nay tôi chỉ đọc trên báo. Lo còn là vì ông bán hàng hù doạ một câu lạnh gáy "anh cứ mang máy về sài đi, khi nào cần cài đặt phần mềm thì đến đây, mỗi lần cài khoảng 300 đến 500 nghìn".
Cầm máy ra về mà lo xốt vó. Nhưng cái lo trước mắt không ngăn cản tôi tò mò khám phá chiếc máy đẹp và nhiều tính năng.
Thế là tôi bắt đầu làm quen với những khái niệm (dù đã tiếp cận với máy tính khá lâu) nhưng không kém phần bỡ ngỡ: RAM, ROM, Storage, Soft reset, Hard reset...
Trong bài này, tôi xin chia sẻ lại những hiểu biết của mình về những thuật ngữ trên hòng giúp các bạn mới làm quen với PPC không phải ngỡ ngàng như tôi dạo ấy.
RAM
Cầm máy ra về mà lo xốt vó. Nhưng cái lo trước mắt không ngăn cản tôi tò mò khám phá chiếc máy đẹp và nhiều tính năng.
Thế là tôi bắt đầu làm quen với những khái niệm (dù đã tiếp cận với máy tính khá lâu) nhưng không kém phần bỡ ngỡ: RAM, ROM, Storage, Soft reset, Hard reset...
Trong bài này, tôi xin chia sẻ lại những hiểu biết của mình về những thuật ngữ trên hòng giúp các bạn mới làm quen với PPC không phải ngỡ ngàng như tôi dạo ấy.
RAM
RAM là chữ viết tắt của Random Access Memory, bộ nhớ có thể đọc/ghi. RAM được chia làm 2 phần là Storage và Program:
- Storage: Là phần lưu trữ tất cả các chương trình phần mềm được cài vào máy. Bạn có thể hình dung Storage như là ổ cứng của máy tính với các chức năng gần như tương tự.
- Program: Là một phần bộ nhớ dành để tải và lưu tạm các chương trình. Các chương trình này sẽ bị xoá nếu bạn soft reset và khi Windows khởi động, program sẽ lại tiếp tục đảm nhận chức năng của mình.
Khi thực thi lệnh, Hệ điều hành tự động điều chỉnh giữa Storage và Program sao cho hợp lý. Tuy nhiên, nếu thích, bạn vẫn có thể tự điều chỉnh bằng cách vào Start/Settings/System/Memory rồi kéo thanh trượt sang phần bạn chọn.
Như đã nói, các chương trình được Program lưu trữ tạm sẽ bị mất khi bạn hard reset.
Soft Reset là chức năng khởi động lại máy, tương đương với restart trong máy tính. Thông thường, sau khi cài đặt xong phần mềm, các font hệ thống hay máy bị treo thì cần phải được soft reset lại để "làm tươi".
Hard Reset: Để dễ hình dung, bạn cứ liên tưởng đến việc cài đặt lại Hệ điều hành Windows trên máy tính. Lúc ấy, ổ cài đặt (ổ C chẳng hạn) sẽ bị xoá sạch, được (định dạng) format rồi tiến hành cài đặt hệ điều hành. hard reset cũng gần như tương tự, nghĩa là khi thực hiện lệnh hard reset, hệ điều hành, chương trình trong máy của bạn sẽ bị xoá sạch để cài lại mới. Sau khi hard reset, các chương trình bạn cài sẽ bị mất và chỉ còn lại hệ điều hành Windows Mobile.
ROM
Quảng cáo
Là viết tắt của cụm Read Only Memory. Tuy nhiên, có nhiều loại ROM có thể ghi lại được, điển hình như ROM của các máy PocketPC hiện nay. ROM thường được dùng để lưu hệ điều hành và một số phần mềm đi kèm (chẳng hạn các phần mềm quản lý thông tin cá nhân PIM, Word, Excel, Microsoft Reader...). Khi ta bật máy lần đầu (hay sau khi hard reset) các phần cần thiết của hệ điều hành sẽ được tải vào RAM (phần Program) cùng với các tác vụ khởi động hệ thống. Như vậy, ta luôn luôn có thể sử dụng hệ điều hành cùng với các phần mềm đi kèm trên máy.
Các dữ liệu ghi trên ROM không bị mất (kể cả khi hết pin hay hard reset), trừ phi là ta xóa chúng đi.
Vì với hầu hết các PocketPC hiện nay đều sử dụng FlashROM, ta có thể tiến hành nâng cấp hệ điều hành cho các PocketPC mà không cần phải gửi đến nhà sản xuất. Ví dụ: nâng cấp lên WM2003 cho các máy O2, hp3955...
Cũng như RAM, ROM cũng được chia làm nhiều phần (gọi là các partition - gần giống đĩa cứng nhỉ?) Ví dụ như phần ROM của O2 II bao gồm:
- ROM chứa hệ điều hành.
- Extended ROM chứa các phần mềm bổ sung (chụp ảnh, quay phim, quản lý GPRS...). Các phần mềm này sẽ được cài đặt khi ta bật máy lần đầu hay sau khi hard reset. Phần ROM thường ẩn đi đối với người dùng, tuy nhiên có thể chỉnh sửa registry hay dùng các phần mềm tiện ích để xem/ghi lên phần ROM này.
Quảng cáo
[FONT="]
- Storage: phần ROM có thể đọc/ghi với các chương trình ứng dụng.
Như vậy có thể hình dung ROM của các PocketPC chia ra làm 2 phần chính:
- Phần thứ nhất lưu hệ điều hành và các phần mềm đi kèm. Thông thường ta có thể sử dụng các chương trình nâng cấp để ghi lại một hệ điều hành mới (hay phiên bản hệ điều hành với 1 ngôn ngữ khác chẳng hạn).
- Phần thứ hai là phần ROM các chương trình ứng dụng có thể đọc/ghi trên nó như trên RAM (hay như trên ổ cứng của PC vậy). Phần này thường được dùng để lưu các số liệu quan trọng (chẳng hạn như dữ liệu backup contact, apointment...). Ví dụ trên các máy HP thì phần II chính là File Storage.
Có một chú ý là trên hầu hết các máy PocketPC đều có tính năng backup Contacts, Apointments lên một phần ROM (phần II) để giúp lưu trữ những thông tin quan trọng này. Với các máy đời mới của HP, phần này chính là tính năng PIM Mirroring trong iPAQ Backup (thực chất là một phiên bản của Sprite Backup Plus); với các máy khác phần này thường được gọi là Permanent Save (chọn Start/Settings/System). Khi sử dụng tính năng này, mỗi lần bạn soft reset, Contacts.. sẽ được đồng bộ và lưu lại trên ROM, việc này làm cho quá trình khởi động diễn ra chậm hơn, bù lại, bạn có thể yên tâm là những dữ liệu này của mình được bảo đảm an toàn.
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ các website về PDA của VN)
[/FONT]