Các trình duyệt hiện nay có khá nhiều, tuy nhiên những cái tên nổi bật và chiếm lĩnh thị trường thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mozilla Firefox, Google Chrome, Microsoft Edge, Opera và Apple Safari, trong những cái tên này ngoài Safari độc quyền cho các thiết bị nhà Táo thì các trình duyệt còn lại đều miễn phí và người dùng có thể tải về dễ dàng để sử dụng.
Trình duyệt nói nôm na như là cửa sổ để người dùng tiếp cận với thế giới internet, vậy tại sao một phần mềm quan trọng như vậy lại được các công ty phát hành miễn phí? Đơn giản là dù miễn phí nhưng chúng vẫn kiếm ra tiền, tạo ra doanh thu cho các nhà phát triển.
Thứ đầu tiên chúng ta nghĩ đến, “tiền quảng cáo”, đó chỉ là một phần thôi. Còn lại là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút.
Mozilla Firefox
Trước giờ chúng ta đều biết ông chủ của trình duyệt Firefox, Mozilla Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng thực sự họ không phi lợi nhuận đâu nhé, nhìn vào báo cáo tài chính được tiết lộ tại đây, ta có thể thấy công ty này kiếm được 562 triệu USD trong năm 2017. 96% của con số này, khoảng 539 triệu USD là thông qua một thứ gọi là bản quyền công cụ tìm kiếm (search engine royalties).
Trình duyệt nói nôm na như là cửa sổ để người dùng tiếp cận với thế giới internet, vậy tại sao một phần mềm quan trọng như vậy lại được các công ty phát hành miễn phí? Đơn giản là dù miễn phí nhưng chúng vẫn kiếm ra tiền, tạo ra doanh thu cho các nhà phát triển.
Thứ đầu tiên chúng ta nghĩ đến, “tiền quảng cáo”, đó chỉ là một phần thôi. Còn lại là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút.
Mozilla Firefox
Trước giờ chúng ta đều biết ông chủ của trình duyệt Firefox, Mozilla Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng thực sự họ không phi lợi nhuận đâu nhé, nhìn vào báo cáo tài chính được tiết lộ tại đây, ta có thể thấy công ty này kiếm được 562 triệu USD trong năm 2017. 96% của con số này, khoảng 539 triệu USD là thông qua một thứ gọi là bản quyền công cụ tìm kiếm (search engine royalties).
Mozilla đã ký kết thoả thuận với Google để Google search làm bộ máy tìm kiếm mặc định trên Firefox Quantum. Mặc dù chúng ta không biết được mức chia sẻ doanh thu chính xác giữa họ, nhưng chắc chắn thoả thuận này rất quan trọng đối với Mozilla.
Nhìn có vẻ như Google đang chiếm thế thượng phong trong thoả thuận này vì họ có trình duyệt Google Chrome đang áp đảo Firefox về thị phần, nên có thể họ sẽ không gia hạn thoả thuận mới vào tháng 11 năm 2020 này. Nhưng người dùng Firefox tìm kiếm trên web hơn 100 tỷ lần một năm, con số này đảm bảo khả năng giữ Google search lại với Firefox dù có thể Google không muốn.
Tuy nhiên điều đó không ngăn Google “chơi chiêu” với người dùng Firefox, vì rõ ràng cả 2 vẫn đang cạnh tranh trong cùng một thị trường. Tiêu biểu là một vài người dùng cho biết trang web Google Flights bị chặn trên trình duyệt Firefox dành cho Android.
Công bằng mà nói thì Mozilla cũng không phải dạng vừa, ở những thị trường mà Google search không phổ biến thì họ hợp tác với các công cụ tìm kiếm địa phương như Yandex ở Nga và Yahoo ở Trung Quốc để kiếm doanh thu. Họ cũng đang cố gắng đa dạng hoá nguồn doanh thu với dịch vụ Firefox Pocket, các quảng cáo tập trung vào người dùng và thậm chí là bán quảng cáo nữa.
Safari
Tương tự như mô hình của Firefox, Safari cũng kiếm tiền từ bản quyền công cụ tìm kiếm, đặc biệt là từ Google. Nhưng trong trường hợp của Safari, mức tiền bản quyền này ở một đẳng cấp khác so với Firefox, khoảng 12 tỉ USD trong thoả thuận gần đây nhất theo Fortune tiết lộ. Với hàng trăm triệu người dùng iPhone, iPad và Mac, Apple sẽ vẫn tiếp tục có những “deal thơm” với Google trong nhiều năm nữa, vì vậy có thể nói Safari là trình duyệt giàu thứ 2 thế giới chỉ sau Chrome.
Quảng cáo
Microsoft Edge
Tương tự như dịch vụ quảng cáo từ khoá Google Adsword, doanh thu chính của Edge đến từ công cụ tìm kiếm Bing. Tuy nhiên với chỉ khoảng 4% thị phần của Bing, rất khó để Edge có thể bắt kịp Chrome về việc kiếm tiền. Bên cạnh đó doanh thu quảng cáo từ Bing đã giảm 7% trong quý 4 năm 2018, nghĩa là doanh thu từ Edge vẫn còn rất trì trệ.
Hy vọng đánh bại Google gần như là không có, nhưng Microsoft vẫn không từ bỏ bằng việc trả thưởng cho người dùng quà tặng và voucher khi sử dụng Bing và Edge.
Quảng cáo
Opera
Đây là trình duyệt khá khiêm tốn về khả năng tiếp cận người dùng, tuy nhiên về khiá cạnh tận dụng trình duyệt để kiếm tiền thì Opera không hề yếu kém. Với 182 triệu active users trên toàn cầu, Opera đang chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 28 đến 34%. Mặc dù vẫn áp dụng mô hình chia sẻ doanh thu với các công cụ tìm kiếm như Yandex ở Nga, Baidu ở Trung Quốc, Google ở các nơi khác, Opera còn có một vài cách kiếm tiền khác độc đáo hơn.
Opera thoả thuận cấp phép với nhiều trang web như Booking.com và Ebay để khuyến khích người dùng sử dụng các dịch vụ này. Ngoài ra còn có thoả thuận với các công ty sản xuất smartphone như Oppo và Xiaomi để sử dụng Opera làm trình duyệt chính trên điện thoại. Bên cạnh đó họ còn đang mạo hiểm đầu tư vào các công nghệ khám phá nội dung dựa trên AI để thu hút thêm người dùng.
Brave
Trình duyệt Brave tập trung vào sự riêng tư, an toàn và nhanh chóng. Với trình chặn quảng cáo tích hợp cộng với chính sách không lưu lại nhật ký lịch sử của người dùng, biến nó thành một trình duyệt tuyệt vời để sử dụng.
Tuy vậy Brave cũng phải kiếm tiền. Tuy nhiên khác với các trình duyệt khác, Brave dùng tiền điện tử, cái mà họ gọi là các Tokens thông báo cơ bản (Basic Attention Tokens). Giống với hình thức trả thưởng Microsoft rewards, người dùng sẽ được thưởng BAT khi họ dùng các dịch vụ mà Brave liên kết.
Họ cũng hợp tác với HTC để sử dụng chiếc HTC Exodus, điện thoại blockchain đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra Brave còn làm việc với các nhà xuất bản được chứng thực trên YouTube và Twitch như là một nguồn doanh thu thứ cấp.
Google Chrome
Chrome đúng ra không nên nằm trong danh sách này vì nó hoàn toàn ở một level khác so với những cái tên trên xét về mảng kiếm tiền. Với lợi thế là con đẻ của công ty quảng cáo hàng đầu thế giới, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trình duyệt nên Chrome nhanh chóng là phương tiện cho Google kiếm doanh thu từ quảng cáo một cách hiệu quả.
Do phần doanh thu quảng cáo quá khổng lồ như vậy, nên Chrome không cần áp dụng các cách khác như các trình duyệt trên để kiếm thêm doanh thu.
Trên đây là những cách mà các trình duyệt phổ biến hiện nay tạo doanh thu, mỗi trình duyệt đều có một chiến lược kiếm tiền riêng và những cách này đều khác nhau. Điều này góp phần giúp cho họ duy trì sự tồn tại của mình, tạo nên sự đa dạng cho thị trường trình duyệt.
Mình đang xài Edge, nhưng lại dùng Google search, vậy có nghĩa là mình đang tạo doanh thu cho Microsoft và Google, còn anh em thì sao? đang dùng trình duyệt gì? Chia sẻ nhé 😁
Theo: Make Tech Easier