Cách đối nhân xử thế trong cuộc sống để gặt hái thành công

sangtao70
26/4/2022 21:14Phản hồi: 0
Cách đối nhân xử thế trong cuộc sống để gặt hái thành công
Một người có tố chất giao tiếp tốt chưa chắc sẽ gặp thành công, nhưng những người thành công chắc chắn luôn có sở hữu kỹ năng giao tiếp giỏi. Và một trong những yếu tố tạo nên kỹ năng giao tiếp hoàn hảo chính là cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.

Đối nhân xử thế trong cuộc sống là gì?

Đâu đó có một câu nói như thế này: “Không biết cách làm việc, nhất là học làm người, cuối cùng sẽ trở thành kẻ thất bại”. Đúng vậy, sống ở đời, chẳng qua cũng chỉ có hai việc, biết cách học làm người, hiểu cách làm việc. Một người dù có thông minh, có thiên phú hay có gia cảnh to lớn như thế nào mà không làm được hai việc nói trên thì cuối cùng cũng sẽ không thành đạt được gì, vậy nên nhất thiết cần phải nắm biết cách đối nhân xử thế.

Đối nhân xử thế trong cuộc sống là gì?
Cách đối nhân xử thế trong cuộc sống được hiểu là cách ứng xử khéo léo để chinh phục lòng người, có lợi cho mình. Bạn cần đối xử với những người ở chung quanh mình như thế nào cho đúng chuẩn mực, vừa văn minh, lịch sự, vừa hợp tình, hợp lý.
Theo quan niệm của cổ nhân, dối nhân xử thế có thể hiểu là sống luôn nghỉ về người khác được thể hiện trong giao tiếp giữa người với người
Người xưa chú trọng tu dưỡng bản thân để trở thành người có khí chất, hội đủ tầm nhìn, có nội hàm, biết buông bỏ lợi ích cá nhân, sống vì người khác. Bởi cổ nhân cho rằng ,đạo lý đối nhân xử thế cũng chính là đạo lý nhằm tu dưỡng bản thân ngày càng tốt hơn.

Người xưa có nói, mọi chuyện xảy ra trong đời này 8, 9 phần là không theo như ý mình hằng mong muốn. Hành trình trong kiếp nhân sinh của mỗi người không thiếu có những giai đoạn bị va vấp, nhấp nhô túng quẫn. Vậy nên dùng tâm thái nào để đối diện?


  • Đứng ở trên cao
“Bất úy phù vân già vọng nhãn, chỉ duyên thân tại tối cao tầng”. (Dịch nghĩa: Phù vân trên núi không che được tầm nhìn của người leo núi. Bởi thân họ nay đã ở tầng cao nhất rồi).
Cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng như thế. Có quá nhiều những “áng mây” che mất tầm nhìn. Những quan niệm sai lệch, hay những câu chuyện phiếm xáo rỗng, vô vị đều có thể làm che mờ tầm nhìn, nếu không có phương hướng đúng đắn. Chính vì vậy, cần phải tỉnh táo biết đâu là đúng và đâu là sai.
Khi chúng ta đứng trên cao, không còn gì cản đường chúng ta nữa. Bởi vì khi bạn đặt mình ở trí cao và nhìn xuống, bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thứ xấu xa có thể che mờ lý trí. Bạn sẽ có những định hướng tốt, nhận định đúng đắn hơn trong cuộc sống. Câu nói, “Tâm người bao cao, cảnh giới bấy cao” cũng ý là muốn chỉ ra như vậy.

  • Nhìn xa, thấy rộng
Cổ nhân có câu: “Đi một bước, nhìn xa mười bước”. Nếu như không có tầm nhìn xa, tất chỉ tìm kiếm những điều nhìn thấy được ở gần. Muốn tương lai mình rộng mở, bạn cần phải phá vỡ trạng thái hiện tại, đưa tầm nhìn ra xa rộng hơn.
Và người xưa cũng có câu nói về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống như, “Giang hải bất dữ khảm tỉnh tranh kỳ thanh. Lôi đình bất dữ điểu tước tranh kỳ thanh”. Dịch nghĩa: "Sông biển không cạnh tranh trong sạch với giếng hồ. Sấm sét không cạnh tranh tiếng kêu với chim tước”. Chúng ta phải biết mình đang đang gánh vác điều gì, và có tầm nhìn rộng lớn.
Dù bạn có nhiều năng lực đến đâu nếu như không có tầm nhìn rộng mở thì cũng trở thành một người tầm thường và không làm nên việc gì lớn lao được.

  • Học vấn rộng
Cổ nhân dạy: “Đa kiến giả thức quảng, bác lãm giả tâm hồng”. Dịch nghĩa: “Người gặp nhiều tất có nhận thức rộng. Người uyên bác tâm tất bao la”. Người muốn có kiến thức, muốn có kinh nghiệm, là một người học bác uyên thâm, tâm hoài chí lớn ắt phải đọc cho nhiều. Xã hội phát triển là nhờ tri thức. Trí người sáng là nhờ qua học hỏi.

  • Thận trọng trong lời nói của mình
Lưu Hướng thời Tây Hán nói: “Quân tử thận ngôn ngữ hĩ. Vô tiên kỷ nhi hậu nhân. Trạch ngôn xuất chi. Lệnh khẩu như nhĩ”. Ý nói rằng, bậc quân tử cần phải chú ý thận trọng lời nói, ngôn từ; đừng chỉ biết nghĩ cho bản thân trước rồi mới nghĩ cho người khác sau; lời nói phát ngôn cần phải có lựa chọn. Có câu: “Một lời nói hoạch định giang sơn”. Lời đã nói ra cũng như nước đổ khỏi ly, muốn lấy lại là điều không thể được. Lời nói nếu không đúng sẽ làm tổn thương đến người khác, làm hỏng đi mối giao tiếp hoà hảo, thân thiện.

Thật đúng vậy, nếu như lời nói thốt ra thiếu thận trọng, thiếu khôn khéo sẽ làm mất lòng những người ở chung quanh mình hoặc gây ra tổn thương cho người khác. Bởi thế, nhất định cần phải suy nghĩ kỹ càng trước khi nói ra.

  • Tâm rộng
Lúc nào đầu óc cũng bận rộn lo suy nghĩ thiệt hơn ắt cả ngày sẽ luôn sầu não, u buồn oán thán. Nếu trái tim bạn khoan dung, rộng mở thì mọi lúc mọi nơi cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, an nhiên. Người xưa có câu “Tâm rộng một thước, đường rộng một trượng. Tâm như biến lớn, gió thuận sóng yên. Sống tùy duyên, ắt an nhiên tự tại”.

Quảng cáo



  • Tinh thần ổn định, không lung lay dù cho núi Thái sơn có sập ngay trước mắt
Có câu: “Tâm định vạn sự yên”. Bậc quân tử thì dù cho núi Thái Sơn bị sập đổ trước mắt thì cũng chẳng chau mày, chớp mắt.
Thế gian vạn sự khó lường, hiểu thấu nhân sinh, tính cách, lời nói ắt sẽ có sự tự tin, gặp nghịch cảnh, tâm cũng không bị hổn loạn. Gặp chuyện vui, tâm cũng bình an.

  • Ý chí
Cổ nhân giảng: “Lập chí không kiên, việc ắt không thành”. Làm người thì phải trước lập ý chí, sau mới lập nghiệp. Kiên định, niềm tin vững chắc, một ý chí kiên cường giúp chúng ta chiến thắng mọi nghịch cảnh.

Sưu tầm
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019