Cách mạng âm nhạc kỹ thuật số: Từ MP3 đến nhạc miễn phí

AudioPsycho
23/10/2019 7:52Phản hồi: 67
Cách mạng âm nhạc kỹ thuật số: Từ MP3 đến nhạc miễn phí
Tom’s Diner của Suzanne Vega chính là ca khúc đầu tiên được số hóa bởi kỹ sư người Đức Karlheinz Brandenburg nhằm thử nghiệm công cụ nén nhạc mà ông phát triển hồi đầu những năm '90. Lúc này cái tên MP3 chưa hề tồn tại, và người ta cũng chưa tưởng tượng được sự phát triển khủng khiếp của nó trong nhiều năm sau đó, làm thay đổi bộ mặt của cả ngành công nghệ âm nhạc. Công nghệ nén của Brandenburg cho phép nén bài nhạc từ chiếc CD thành một tập tin chỉ vài MB, cho phép lưu trữ và chia sẻ dễ dàng trên phần cứng máy tính lúc đó vốn còn rất giới hạn.



Brandenburg ngay lập tức nhận ra được tiềm năng của công nghệ nén nhạc kỹ thuật số này. Điều duy nhất khiến ông băn khoăn chính là làm cách nào để có thể cân bằng giữa chất lượng âm thanh và dung lượng lưu trữ. Từ đầu những năm 1995, định dạng nhạc nén MP3 bắt đầu phát triển chóng mặt và có mặt ở khắp mọi nơi, chủ yếu nhờ vào tính tiện dụng của nó. Thực ra thì người nghe nhạc chuyên nghiệp không nhiều và đa phần đều hướng theo kiểu nghe giải trí, "có nhạc" và "nghe cảm thấy hay" là được, vì thế MP3 trở nên thông dụng cũng là điều dễ hiểu.

Hiện nay, những chiếc đĩa nhạc CD, vinyl hay băng cassette... chỉ được ưa chuộng bởi người nghe nhạc đòi hỏi chất lượng cao, hay người có nhu cầu sưu tập. Một số người cũng bắt đầu chuyển sang hình thức "sưu tập số", mua nhạc và lưu trữ chúng trên các dịch vụ stream để có thể nghe ở bất cứ đâu.

Sự ra đời của Napster


tinhte_mp3_music.png


Napster được khai sinh vào năm 1999 bởi Shawn Fanning nhằm phục vụ cho nhu cầu chia sẻ nhạc qua mạng internet giữa người dùng lẫn nhau. Cơ chế hoạt động của nó cũng thật "trực tiếp", nghĩa là mỗi người dùng sẽ có thể "mở cửa" và chia sẻ thư mục chứa nhạc của mình cho ai muốn tải về cũng được. Do việc mua nhạc không còn quan trọng nữa, các nghệ sỹ và hãng thu bị giảm doanh số nghiêm trọng và Napster nhanh chóng bị dán mác là dịch vụ chia sẻ nhạc "lậu". Lars Ulrich, tay trống của Metallica, bị leak ca khúc I Disappear lên Napster trước khi chính thức phát hành, điều này làm tiền đề cho vụ kiện cáo dài hơi của Metallica để "dập tắt" Napster khỏi mạng internet.

Tuy nhiên cần hiểu rằng ngay cả khi ca khúc chưa phát hành bị "tung lậu" lên mạng, các nhóm nhạc có tên tuổi vẫn chưa phải là nạn nhân phải hứng chịu xui xẻo nhiều nhất, trái lại đó chính là các nghệ sỹ nhỏ lẻ. Nếu ca khúc bị leak và không ai mua nó, hãng thu sẽ mất đi phần tiền lời có thể được dành để ký hợp đồng với các nhóm nhạc indie, từ đó khiến cơ hội của các nhóm nhỏ đó cũng tan thành mây khói.



Tạm bỏ qua những vấn đề về bản quyền cùng lợi nhuận của nghệ sỹ và hãng thu, bản thân Napster cũng có nhiều bất cập riêng của nó. Điều đầu tiên là file nhạc được chia sẻ có chất lượng rất thấp, nhiều lỗi thu âm (do người chia sẻ không có kinh nghiệm), lẫn tạp âm (nếu thu trực tiếp bằng micro)... . Nói chung là thượng vàng hạ cám. Chưa kể là lúc này còn dùng mạng dial-up (56kbit/s ~ 7KB/s) nên một bài hát 3MB có thể sẽ cần hơn 10 phút để tải về tùy độ ổn định mạng.

Người tải nhạc cũng không biết bài nhạc là gì cho đến khi tải về, vì không có thông tin xác thực nào hết. Đôi khi file đặt tên này nhưng khi tải về mở lên nghe thì lại "râu ông nọ cằm bà kia", làm mất thời gian vô ích. Nhiều file cũng chỉ được lưu đơn giản là "Track 01" do được rip trực tiếp từ CD, và chủ nhân của nó quá lười để đổi tên lại.

Napster cuối cùng cũng bị "dẹp" vào năm 2001, để lại lượng user khổng lồ "trôi dạt" sau cơn bão. Có người bắt đầu mua nhạc hợp pháp, kẻ thì tiếp tục tìm kiếm các nguồn miễn phí khác.

MP3: Âm thanh của tương lai

Quảng cáo



Thời kỳ những năm 1999, dung lượng lưu trữ trên ổ cứng máy tính quả thật là "quý như vàng". Đa số người dùng vẫn chọn biện pháp lưu trữ bằng CD-R, dù phương thức lưu trữ này có độ bền không cao. Vì Napster không còn nữa, đa số người nghe nhạc lại trở về với chiếc cassette hay đầu CD.



Dân audiophile bắt đầu lên tiếng đánh giá chất âm của MP3 quá "cùi bắp" và không thể nào thay thế được cho CD hay vinyl. Người dùng đại trà thì lại có nhận xét hoàn toàn khác. Thực ra thì nếu những ai không có điều kiện, hoặc chưa từng làm cái việc gọi là "thưởng thức chất âm vinyl", đối với họ MP3 nghe đã là đủ rồi. Thật vậy, nhạc chất lượng cao hầu như chỉ cần thiết cho những đôi tai khó tính, hay những người đã sở hữu bộ dàn audio kha khá trở lên mà thôi.

Văn hóa chia sẻ: Được gì mất gì?




Phish triển khai trang web Live Phish vào năm 1999 để phân phối riêng nhạc số và chính điều này đã tạo nên sự khởi đầu của văn hóa chia sẻ file nhạc qua mạng. Phish cho phép các fan của mình thu lại phần trình diễn live của họ và chia sẻ trên mạng với điều kiện là họ không được thương mại hóa, chỉ có Phish mới được bán bản thu của mình mà thôi. Động thái này cũng được nhiều nghệ sỹ khác bắt chước theo, trong đó có những tên tuổi mà sau này trở nên cực kỳ nổi tiếng như R.E.M, Sonic Youth và Wilco. Quyết định này giúp dập tắt phong trào bootleg CD và vinyl trái phép.

Quảng cáo



iTunes: Cuộc cách mạng toàn diện

tinhte_mp3_music_itunes.png


Apple ra mắt iTunes vào tháng 1/2001 đã hoàn toàn cách mạng hóa ngành công nghiệp nhạc số. iTunes được phát triển từ phần mềm SoundJam MP mà Apple mua lại mã nguồn từ một công ty lập trình không tên. Phiên bản đầu tiên của iTunes khá sơ sài chỉ với tính năng rip nhạc từ CD vào thư viện nhạc riêng, chưa cho thêm nhạc từ ngoài vào. Sau đó ở các phiên bản tiếp theo iTunes bắt đầu được thêm thắt nhiều tính năng mới, lấy ví dụ như thêm nhạc có sẵn trên máy vào thư viện nhạc, tạo playlist thông minh hay tính năng chơi nhạc "gapless" được rất nhiều người hoan nghênh.



Cùng năm đó chiếc iPod được trình làng thỏa mãn khát vọng "mang theo âm nhạc đến bất cứ đâu". Chiếc iPod Gen1 có bộ nhớ trong 10GB chứa được hàng trăm album, đồng thời cũng có khả năng phân tích và hiển thị metadata của từng bài hát. Sau đó chiếc iPod Classic lên kệ năm 2007 có bộ nhớ trong 160GB cùng màn hình để hiển thị Album art, thổi vào trải nghiệm âm nhạc của người dùng một làn gió hoàn toàn mới.

Sự thay đổi chóng mặt


Với người quen mua và sưu tầm băng đĩa nhạc, công nghệ mới đã khiến họ phải phân vân không biết nên chuyển hướng cho hợp thời hay tiếp tục theo đường lối cũ. Nhiều người dùng bắt đầu xếp đĩa ngay ngắn lên kệ để trưng bày sau khi số hóa chúng thành file chứa trong iPod, kết hợp việc nghe nhạc số và ngắm nhìn album thực làm thú vui. Vài người còn mạnh tay bán đi bộ sưu tập của mình để chuyển hẳn sang nhạc số, giã từ sở thích sưu tập băng đĩa vật lý. Các cửa hàng băng đĩa cũng đóng cửa ít nhiều, hay chuyển sang phương thức kinh doanh nhạc kiểu khác.

Cũng không cần phải nhắc đến việc hàng tá các mẫu máy nghe nhạc khác xuất hiện nhan nhản trên thị trường, tuy nhiên khó có thể vượt qua được thành công của chiếc iPod. iPod được thiết kế dành cho người yêu nhạc và nhắm đến những nhu cầu cần thiết nhất của họ. Lấy ví dụ với chiếc iPod Classic có bộ nhớ 160GB đủ để lưu trữ từ 20.000 ~ 30.000 bài hát, sở hữu nhiều tính năng và chế độ chơi nhạc khác nhau, cùng màn hình hiển thị Album art sẽ đủ sức làm cho bất cứ tín đồ công nghệ nào phải xiêu lòng ngay lập tức.

Cũng không thể quên cửa hàng nhạc số iTunes ra đời năm 2003 đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh nhạc truyền thống. Vào năm 2011, doanh thu nhạc số chính thức lần đầu tiên vượt qua CD và vinyl, kéo dài mãi cho đến khi vinyl bất ngờ hồi sinh vào năm 2018. Đĩa CD tuy nhiên vẫn tiếp tục bị đào thải và ngày càng ít cửa hàng còn bán. Không như đĩa vinyl ngoài chuyện để nghe còn có giá trị trưng bày, đĩa CD có thể được gói gọn trong quy trình là mua về, rip thành nhạc số lossless và vứt xó, hay tệ hơn là vứt vào thùng rác.

Các dịch vụ stream xuất hiện

tinhte-mp3-free-music-spotify.jpg


Đã có bao giờ bạn nghĩ rằng có thể nghe nhạc mà không cần phải sở hữu, hay chính xác hơn là lưu trữ, thư viện nhạc của mình? Câu hỏi này được đặt ra và sau đó trả lời vào năm 2006 ở Thụy Điển, cùng lúc với việc Spotify được ra đời. Spotify cung cấp hình thức "thuê" nhạc để nghe và người dùng chỉ cần trả phí dịch vụ thì muốn nghe cái gì cũng có. Loại hình "cho thuê" thực sự không mới (dễ thấy nhất là các cửa hàng cho thuê băng đĩa phim hay nhạc), tuy nhiên thực hiện trên diện rộng như Spotify thì quả thật mới là lần đầu tiên. Vào năm 2018, 75% lợi nhuận từ ngành âm nhạc thuộc về Spotify và những dịch vụ stream khác như Pandora, Apple Music và Napster (thuộc sở hữu của RealNetworks và hoạt động với hình thức dịch vụ trả phí).

Về một mặt nào đó, mua hay "thuê" nhạc trên dịch vụ stream vẫn là một kiểu "sưu tầm", có điều là nó không thực sự trực tiếp và có thể "sờ tận tay" như với băng đĩa vật lý mà thôi.

YouTube: phiên bản mới của MTV


Ở thời điểm hiện tại, không thể chối cãi rằng nếu muốn nghe nhạc nhanh chóng và dễ nhất thì cứ việc mở YouTube. Dịch vụ này có khoảng 1.8 tỷ người truy cập mỗi tháng và hơn 5 tỷ video được xem mỗi ngày, sánh ngang với độ phổ biến của Facebook hay cả trang tìm kiếm Google, và dĩ nhiên vượt xa Spotify. Điểm cần chú ý duy nhất của nó là gì? Vẫn là bản quyền.

Lần này thay vì "đánh đổ" như đã từng làm với Napster, các nhãn thu và bên quản lý bản quyền như Universal, Sony và Warner cùng bắt tay vào cuộc. Năm 2009, Universal, Sony và Warner triển khai Vevo với thư viện video nhạc khổng lồ có kèm các tag quảng cáo, vô hình chung biến YouTube thành một kênh MTV mới. Nhạc trên YouTube cũng chỉ có thể xem chứ không cho tải về (trừ những người dùng tool), lượng view sẽ đánh giá độ phổ biến của mỗi video và đẩy doanh số bán album. Lấy ví dụ trong năm 2019 ca khúc Despacito đạt hơn 6 tỷ view đã giúp nó trở thành single bán chạy nhất trong vài năm gần đây (tính sơ sơ khoảng hơn 3 triệu lượt tải có trả phí từ năm 2017). Một ví dụ khác có thể nhắc đến là Shape Of You của Ed Sheeran.



YouTube cũng không chỉ là nơi bạn tìm kiếm và nghe nhạc mới, hay "chính chủ" (official), mà hầu như cón có tất cả những gì khác liên quan. Nếu bỏ chút thời gian tìm kiếm trên YouTube, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những track cực kỳ hiếm mà bây giờ nếu muốn mua đĩa cũng không còn nữa. Nhiều bộ phim, clip ca nhạc từ hồi xửa hồi xưa cũng không biết được ai thu lại và đăng lên, hầu hết đều là trắng đen nhưng có chất lượng vẫn khá tốt.



Sự kết thúc của một thời kỳ

tinhte-mp3-free-music-1.jpg


Chiếc iPod Classic chính thức ngừng sản xuất vào năm 2014 và cho đến nay chưa có chiếc máy nghe nhạc cầm tay đời mới nào vượt qua được các thành công mà nó từng đạt được, chủ yếu là từ dung lượng lưu trữ quá khủng khiếp. iTunes cũng sẽ bị khai tử trong tương lai để Apple chú tâm vào những dự án khác mới mẻ hơn. Nếu bạn không nỡ chia tay với iTunes, app vẫn có thể chạy bình thường và thư viện nhạc số của bạn vẫn còn đó, không mất đi đâu cả.



Nhạc số đã ra đời như thế và sẽ tiếp tục phát triển, thậm chí là trong nhiều chục năm nữa nếu công nghệ mới chưa tìm ra được cái gì khác xứng đáng thay thế nó. Sở hữu điểm mạnh là sự tiện lợi, nhạc số đánh bật được những loại hình khác về góc riêng của chúng, cùng lúc bành trướng mạnh mẽ trên toàn thị trường nhạc. Cầm trên tay chiếc smartphone, chắc hẳn các app nghe nhạc luôn là thứ mà bạn sử dụng nhiều nhất mỗi ngày, phải không nào?

Nguồn udiscovermusic
67 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hai Hoagng
TÍCH CỰC
4 năm
Nhớ thời em cũng xài Ipod quá 😁. Giờ thì thấy mọi người dùng đt kiêm máy nghe nhạc luôn. Vẫn còn những người dùng máy nghe nhạc riêng nhưng quá ít.
@Hai Hoagng Phải nhớ đến XingMP3, JetAudio, Winamp, và ông thần trị đĩa xước Hero DVD
Hai Hoagng
TÍCH CỰC
4 năm
@thienvk hồi hero DVD thì thôi rồi. Em nhớ Ipod thì kiểu dáng đẹp với âm của nó ngon
mazzuong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@HoangLong SG youtuber nữa bác
mazzuong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@thienvk bác này chắc 8x đời đầu đến giữa mới nhớ tên những soft này, 1 thời ký ức thơ ấu của mình bên máy tính là đây
nhớ hồi xưa mua được con mp4 tàu đem vào lớp xem phim con heo các kiểu 😁
@cuongnguyen208 mình thì dùng đâu tầm 1 năm thì hỏng, mà giờ cái xác máy vẫn còn, hồi xưa mua ở chợ nhật tảo 😁
@sharinran141 Cái đó bình thường lão ạ. Tớ thích đoạn con gái lớp lão bâu vào xem kia
@#JK Lúc ấy em đang ở quê phải gửi mua tận Hà Nội cái máy tàu đểu hăm hở mua cho được, lúc đó em tải nhạc còn khốn nạn hơn làm gì có mạng adsl đâu mạng vnn1269 tải nhạc nửa ngày mới xong. Đúng là kỷ niệm hay
@lenam098 Tuổi thơ trong trắng bác ạ 😁 còn cả quẳng tù xì ai thua ra canh cửa bác ạ đám còn lại bu coi la ó hú như Brazil vs Pháp :D
SonAmpe
CAO CẤP
4 năm
Mình nghe nhạc ít, nên nếu có thể sẽ mua nhạc chứ không dùng các dịch vụ stream nhạc như Spotify. Cảm giác sở hữu nó vẫn hơn ;)
@SonAmpe Spotify vẫn down về sở hữu được mà
@HuuPhongNguyen1507 À, là kiểu down về nghe tạm thời, hết tháng không đóng nó đòi lại á?? Vãi, cứ tưởng down như zing
mazzuong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Phạm Thành Phat vẫn nghe đc nhạc down nhưng nó quảng cáo thối tiền đó bác
Quá nhiều thay đổi trong hơn 20 năm quá
anhtkl
TÍCH CỰC
4 năm
Sẵn cho mình ké câu hỏi có liên quan chút.
Ae biết thể loại nhạc này là gì ko? Mình thích tập Gym với loại này, bao sung. Mà tìm khó quá, kể cả tìm theo từ khóa trong tựa bài hát, nhạc tập thì nhiều mà đúng loại này ko thấy. Nhờ ae giúp, sẵn giới thiệu cho e thêm vài bài tương tự

@anhtkl Tên của loại nhạc này ở tiêu đề kia kìa - đó là TRAP: 1 nhánh của EDM, pha trộn RnB, HipHop cả Dubstep nữa
anhtkl
TÍCH CỰC
4 năm
@Sr_9x Mình ko rành lắm mảng này nên ko đọc đc thông tin rõ. Thanks bạn nhiều!!!
@anhtkl Tập gym cứ bật nhạc mình thích nghe là auto sung à! Nhạc gì chả đc nhưng vấn đề mình phải thấy hay thì mới sung đc!
mazzuong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anhtkl bạn dùng 1 cái đt khác xài shazam nhận thử xem
Cuộc cách mạng bắt đầu từ “ có thể đem âm nhạc bất cứ đâu” mà mạnh mẽ nhất là airpod ?
Mrs Kaka
ĐẠI BÀNG
4 năm
Càng nhiều dịch vụ càng nhiều cái mới thì kiểu gì cũng sẽ tốn nhiều tiền
Cái thời chém nhạc vào ipod thẻ nhớ lên lớp học đc coi như 1 vị thần đã qua 😔
mp3 tới miễn phí là sao 😁
Ngoknc
CAO CẤP
4 năm
Chất lượng video của youtube thì ổn rồi. Ko biết chất lượng audio thì đang như thế nào nhỉ các đồng âm? Nghe nhạc trên youtube quả thực tiện lợi.
công nhận nể người đã sáng tạo ra MP3
Hình như tai mình gà nên nhạc 192 đến lossless đếch phân biệt được.!
mazzuong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@BinBon2020 phải nghe tai nghe xịn mới phân biệt rõ ràng đc đó bạn
NKHG
ĐẠI BÀNG
4 năm
iTunes mà tạo ra trào lưu cái gì. Năm 2001 Chả mấy ai dùng mac. Hồi đó toàn là Windows XP và Windows Media Player. Từ nhà đến quán game nhé, ai ai cũng dùng. iTunes tuổi gì
NKHG
ĐẠI BÀNG
4 năm
@HuuPhongNguyen1507 Ngu như mày thì bít gì. Thời itunes mới ra mày đã có máy mac dùng chưa? Hay mới dùng mac từ năm 2010 ?
@NKHG Thì ý mình là 2 cái đó có hướng phát triển khác nhau nên khó lòng so sánh. ITunes nó phát triển kiểu kho nhạc đại chúng và có ipod hỗ trợ phần cứng nữa, còn Windows media thì người dùng lại sử dụng theo hướng khác. Cho đến bây giờ thì mỗi thằng nó là huyền thoại 1 mảng khác nhau mà, đâu ai phủ nhận sự huyền thoại của Windows media đâu.
j.shjn3
ĐẠI BÀNG
4 năm
@NKHG ITunes tạo ra trào lưu bán bản quyền nhạc số. Và ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của hình thức lưu trữ vật lý.
tongjet
ĐẠI BÀNG
4 năm
@NKHG Nhớ thời winamp thần thánh!
Chippi_b8
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhớ hồi nớ có cái iPod Classic 128GB màu xám. Bỏ trong cốp xe, xong đi chơi với ng yêu vô ks để quên chìa khoá trên xe sáng ra mất cái iPod 😔(... cũng may chưa mất xe ... Giờ tiếc ghê, ko là giờ thành đồ cổ rồi :3
Híu Mụp
TÍCH CỰC
4 năm
@Chippi_b8 Đỏ cái này thì đen cái kia thôi 😁
Vẫn còn xài ipod nano 2, mà nghe nhạc cho cool ngầu, nhìn cá tính chứ chất âm không hay nghe tạm tạm, vui vui vẻ vẻ thì ok
spotify nó lưu nhạc như nào nhỉ, download offline thì dung lượng ổ C: có tăng lên nhưng datafile của nó chỉ là nhưng file và folder có tên dài ngoằn và vô nghĩa.
vnv88
TÍCH CỰC
4 năm
Vô hình trung: Không cố ý nhưng lại làm.
Không có "vô hình chung". ;)
xưa cầm cái máy nghe nhạc nhỏ nhỏ lắp thẻ nhớ của sony thôi cũng thấy sướng rồi
mazzuong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Trungsao1987 nhớ cái thời usb trung quốc tích hợp máy nghe nhạc dùng học AV, nghe radio nó mới sang chảnh làm sao

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019