Cách NASA giải cứu một phi hành gia bị trôi dạt trong vũ trụ

TDNC
12/12/2010 9:49Phản hồi: 52
Cách NASA giải cứu một phi hành gia bị trôi dạt trong vũ trụ
[​IMG]
Trạm không gian quốc tế ISS

Một số sứ mệnh trong vũ trụ đòi hỏi người phi hành gia phải bước ra khỏi phi thuyền và "bước đi" trong không gian, vậy nếu chẳng may người đó gặp sự cố và trôi lở lửng ngoài không gian thì NASA sẽ cứu lấy họ bằng cách nào? Ông Michael Curie, phát ngôn viên của cơ quan NASA và Jim Oberg, một kỹ sư của cơ quan này sẽ cho chúng ta biết một số biện pháp cứu hộ khi một trong các phi hành gia rơi vào tình huống trên.


Tình huống nêu trên chưa bao giờ xảy ra trước đây và NASA tin chắc rằng trong tương lai cũng sẽ như thế, bởi vì các phi hành gia một khi đã bước ra khỏi trạm không gian quốc tế ISS đều phải được buộc chặt với trạm bằng một sợi dây bện bằng kim loại, có thể chịu một lực kéo căng tương đương gần 500 kg. Và nếu có 2 người cùng ra khỏi phi thuyền thì thông thường cả 2 người đó còn được buộc chung với nhau nữa.

[​IMG]
Dây cáp nối giữa phi hành gia và trạm không gian. Ảnh: Google


Giả sử sợi dây liên kết giữa phi hành gia và trạm không gian bị đứt thì người ta đã dự trù sẵn một phương án tự giải cứu khá hay, đó là dùng jetpack (một loại túi/balo/thiết bị đeo sau lưng có gắn động cơ đẩy để di chuyển hoặc bay trên không). Mỗi phi hành gia đều có một jetpack đeo sau lưng gọi là Safer được trang bị động cơ đẩy bằng khí Nitơ để di chuyển trong không gian và điều khiển nó đưa mình trở về trạm an toàn. Tất nhiên, muốn điều khiển jetpack thì phi hành gia phải còn tỉnh táo.

[​IMG]
Phi hành gia ngoài không gian với jetpack sau lưng. Ảnh: Google

Vậy nếu anh ta bị bất tỉnh sau một cú va chạm vào đầu thì sao? Lúc này, một đội giải cứu gồm một hay nhiều phi hành gia còn lại sẽ vào cuộc. Một người khác sẽ dùng cáp buộc mình vào phi thuyền trước, sau đó cầm theo sợi cáp khác và dùng jetpack bay vào không gian theo hướng của người bị nạn và cố gắng buộc người đó vào sợi dây này, rồi kéo cả hai vào lại phi thuyền.

Một số phi thuyền tuy được trang bị cánh tay robot nhưng chúng quá ngắn và chậm chạp, không thể với tới những vùng "đi bộ" và làm việc ngoài không gian của phi hành gia. Thêm vào đó là thời gian khởi động và rời khỏi trạm ISS của các phi thuyền con có thể phải mất cả ngày để bay ra và "đón" người bị nạn, trong thời gian đó thì người này khó có thể giữ được tính mạng vì bộ lọc khí CO2 của anh ta đã ngưng hoạt động từ lâu.

Và tùy vào một số trường hợp mà công tác cứu hộ có khi sẽ dễ dàng hơn, ví dụ như người bị nạn trôi dạt theo một góc cao hay thấp hơn góc bay quỹ đạo của trạm thì người đó sẽ tự trôi dạt về trạm sau khoảng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên cho đến nay thì NASA vẫn cảm thấy rất hài lòng và an tâm với các phương án dùng cáp và jetpack của mình.

Theo Gizmodo
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mayakesy
ĐẠI BÀNG
13 năm
Có cả thể loại này à ? Tưởng bay lung tung chứ nhở ? Có ông nào dám thử ko. Đợi 1h sau là bay về trạm =))
Theo mình nghĩ thì đoạn đó có thể diễn tả bằng hình ảnh sau, chỉ là suy nghĩ của mình thôi nhé 😁

Có nhiều khả năng là như vậy chứ. thiết bị điện tử sẽ phát hiện ra phi hành gia có vấn đề sau một khoảng time đặt nào đó sẽ tự khởi động jetpack về chế độ bay quay lại trạm...
chà, hay hay, hồi xưa mình mơ ước đc bay vào không gian lắm
zibebong
TÍCH CỰC
13 năm
mình muốn thử cũng chẳng đc :p
ihtw
ĐẠI BÀNG
13 năm
mới coi Rocketman trên Disney, h mở tinhte lên lại thấy về du hành vũ trụ 😁
demonvn
TÍCH CỰC
13 năm
Thích thật đấy. Ước gì được 1 lần bay vào không gian ha.
Bữa nào mượn jetpack của bác NASA tập bay ở dưới địa cầu thử 😁 Tiết kiệm thời gian hơn khi gặp kẹt xe
fanliv
TÍCH CỰC
13 năm
Chắc là chẳng bay được đâu, ở ngoài không gian không có lực hút nên chỉ cần phản lực nhỏ có thể đẩy người đi chứ với lực hút của trái đất thì.. Mà bác xem Video trên Tinh Tế có bài xe đạp gắn động cơ phản lực đấy. Kêu ầm ầm và khói mù mịt nhưng tốc độ cũng không được nhanh cho lắm, muốn bay chắc phải dùng động cơ mạnh gấp nhiều lần (cái jetpack chắc phải to như cái ô tô con quá).
khoanpb
ĐẠI BÀNG
13 năm
Lực đẩy không chịu nổi lực hút của trái đất đâu bạn
Cái này ngoài k gian không có lực hút mới dùng được, chứ ở trái đất làm j dùng được bác :D
Bay ko gian nhìn dc gì nhỉ. Cảm xúc thật như nào ta. Chóng mặt ko nhỉ e ko chịu dc đâu heee
jizhanghao
ĐẠI BÀNG
13 năm
Sao mấy ông ấy không dùng nam châm điện gắn vào đế dày nhỉ?bi quá ấn nút cái là nam châm hoạt động hút vào thành tàu làm bằng kim loại là đi lại dễ dàng!Không được thì tháo mũ bảo hiểm thổi phù mấy cái là ok!
buihungkb
TÍCH CỰC
13 năm
Chỉ cần 1 kẽ hở nhỏ thôi là bạn cũng có thể trương phềnh lên như quả bóng vì chênh lệch áp suất ngoài vũ trụ rồi =))
Nano
ĐẠI BÀNG
13 năm
nghe thì có vẻ đơn giản nhưng chắc lúc đấy người cách xa tàu phải tầm chục m là ít, mà nam châm điện để hút được với khoảng cách xa thế chắc phải to lắm, dòng điện cũng lớn nên NASA mới không làm.
qua china cho đi bộ trong không gian bể bơi thoải mái , giá rẻ hơn cả tỉ lần đi bộ của nasa :p
Nghĩa là trôi nổi trong không gian 1 tiếng và ko có gì ràg buộc , nhìn phi thuyền của mình đi xa dần . Teo trym ngay , nghĩ thôi đã teo , bốn bề tĩnh lặng , nhìn dc cả trái đất va mặt trăng =]]
chẳng may mà cứ bị bay về phía trái đất thì chỉ có nước chết thôi nhỉ =))
jing
CAO CẤP
13 năm
chết trên đó cũng sướng ấy chứ, nhiều ng mất cả triệu usd để dc mai táng ở đó
thế nhỡ đang trôi lơ lửng thì 1 con alien bay lại đớp 1 miếng thì seo?
đọc cái này nhớ tới Final Fantasy VIII 😃 đoạn bị lạc trong không gian.... sweet ! ^^
lấy bất cứ vật gì đấy ném ra sau nó sẽ tạo ra phản lực đủ để bay về tàu , vì trên đấy không trọng lượng , ko ma sát nên yên tâm
Bạn chủ topic dịch chỗ này chưa trúng lắm, từ "right angle" theo chuyên ngành phải dịch là "góc vuông" vì thế câu trên nên dịch là "...một phi hành gia bị trôi dạt hơn hay kém một góc vuông so với quỹ đạo của trạm...". Trong trường hợp này để giải thích tại sao phi hành gia đó có thể tự quay về thì cần viện ra nhiều kiến thức về động lực học rất phức tạp mà con số 1 giờ đồng hồ chỉ là tượng trưng vì còn phụ thuộc vận tốc, bán kính quỹ đạo, khoảng cách bị trôi dạt,... Tóm lại, ta nên chấp nhận chuyện này hơn là tìm cách giải thích nó (ít nhất nếu bạn không phải là chuyên gia).
cứ nghĩ bị trôi lơ lửng trong không gian là thấy choáng rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019