Cách người xưa phản ứng và xử lý đại dịch hạch vào thế kỷ 17

Rubi Lee
1/4/2021 7:52Phản hồi: 25
Cách người xưa phản ứng và xử lý đại dịch hạch vào thế kỷ 17
Thế giới đã trải qua nhiều đợt dịch bệnh kinh khủng trong quá khứ với tốc độ lây lan và mức độ nguy hiểm rất khác nhau. Tuy nhiên, giờ đây dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khi lưu thông dễ dàng và tiện lợi hơn lại làm cho mức độ lây lan càng nhanh, chỉ cần một chuyến bay quốc tế, dịch bệnh cũng đã có thể phát triển đến một nơi khác. Sống trong thời này, có thể bạn sẽ thấy cách mà chính phủ và thế giới đang chiến đấu chống lại dịch bệnh. Nhưng vào thời trung cổ thì sao, con người phản ứng ra sao với Đại dịch khi đó.

Mời bạn xem thêm bài Đây là cách người 100 năm trước nghĩ về tương lai

dai-dich-hach-10.jpg
Dịch hạch là loại bệnh do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra, căn bệnh này có thể lây lan trong không khí, qua tiếp xúc trực tiếp, lây qua sinh vật, hoặc qua nhiều cách khác.

Vào những năm 1347, khi một lần nữa đợt dịch hạch hay còn gọi là “cái chết đen” lại bùng phát trở lại ở Trung Quốc, nơi có mật độ giao thương sầm uất bậc nhất trên thế giới. Những con virus ký sinh lên chuột và bọ trong các thùng hàng hoá và mang mầm bệnh đi khắp nơi, thậm chí là đến cả Châu Âu. Chỉ một thời gian sau, căn bệnh nhanh chóng lan rộng ở khắp các lục địa Châu Âu và giết rất nhiều người. Ước tính chỉ tính riêng ở Anh vào năm 1665, đã có hơn 70.000 người tử vong, trong tuần có tình hình tồi tệ nhất kéo dài từ 12/9-19/9 có hơn 7000 ca tử vong được ghi nhận. Dịch bệnh cũng đã gây ra cảnh tượng vô cùng hỗn loạn khi giới nhà giàu thì cố gắng chạy trốn, nền kinh tế dường như bị trì trệ và đóng băng, người nghèo thì đau khổ. Cũng chính vì thế, “Cái chết đen” được cho là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.

dai-dich-hach-8.jpg

Trong thế kỷ 16, 17, London đã phải chịu một loạt tấn công của các đợt bệnh dịch hạch nhưng năm 1665 được xem là nghiêm trọng nhất bởi mức độ bùng phát của nó. Bệnh dịch hạch đã lây lan đến Anh kể từ năm 1348, giết hơn ⅓ dân số mỗi mùa xuân khi bọ chét bị nhiễm bệnh tỉnh giấc sau giấc ngủ đông. Tuy đã từng xuất hiện trước đó, nhưng vào thời điểm đó y học vẫn chưa đủ phát triển để tìm giải pháp chữa trị cũng như đưa ra những cách để hạn chế, ngăn chặn sự truyền nhiễm của virus.

Nhờ vào những ghi chép đầy đủ về diễn biến dịch hạch năm 1665, đặc biệt là tạp chí tiểu thuyết về năm bệnh dịch của Daniel Defoe được xuất bản năm 1722, con người chúng ta đã có thể tìm hiểu cũng như hiểu rõ cách mà người xưa chiến đấu về dịch bệnh.

dai-dich-hach-16.jpg
Mô tả về Đại dịch hạch trong một tờ báo địa phương cho thấy quan cảnh khi ấy người bệnh nằm la liệt bên cạnh người mất, quan tài thì được đặt vào trong các ngôi mộ tập thể; Cảnh người tìm cách tháo chạy khỏi London bằng tàu thuyền hoặc đường bộ,…

Rút kinh nghiệm từ những đợt dịch trong quá khứ, các thống đốc khi ấy đã có được những bài học và đưa ra phản ứng tức thời trong giai đoạn đầu. Trong số đó là việc thu thập dữ liệu tử vong do bệnh dịch hạch gây ra. Dần về sau, những con số này được thống kê hàng tuần trên các tờ hoá đơn tóm tắt của công ty thư ký giáo sứ. Các nhà thống kê khi đó đã nhận thấy rằng người dân rất mong chờ đọc các tờ hoá đơn hàng tuần để xem số ca tử vong thay đổi như thế nào, qua đó, người giàu có thể đánh giá và cân nhắc việc rời đi của họ, còn các nhà kinh doanh thì dự đoán về thị trường sắp đến. Bên cạnh đó, việc thu thập này đã giúp cho các chuyên gia khi đó phát hiện ra sự khởi phát của dịch, chẳng hạn như con số tử vong thường tăng lên ở giai đoạn đầu mùa hè. Nhờ vào đó, họ có thể tìm ra nguyên nhân và đưa ra những hướng xử lý kịp thời.

Lệnh dịch hạch


dai-dich-hach-7.jpg

Tỷ lệ tử vong tăng cao đã buộc chính phủ ban hành lệnh dịch hạch, đó là một bộ quy định do Hội đồng Cơ mật đưa ra vào thế kỷ 16 dựa trên các thông lệ trước đó của lục địa. Theo đó, các quy định bao gồm việc cách ly bệnh nhân và cả những người từng tiếp xúc với mầm bệnh. Ngoài ra, lệnh cũng đề cập đến việc chôn cất và cách xử lý vật dụng để đảm bảo loại đi các yếu tố nguy hiểm ra ngoài môi trường cộng đồng.

Quảng cáo


Trong một tài liệu được ghi chép cho rằng mặc dù lệnh giới nghiêm chính thức là 9 giờ tối, nhưng cũng có rất nhiều người làm trái luật và lén ra ngoài. Ngoài lệnh dịch hạch, thị trưởng và uỷ viên hội đồng thành phố London cũng đã ban hành nhiều giới luật khác trong suốt dịch bệnh bao gồm từ việc mở rộng khu cách ly thành phố, cho đến việc bổ nhiệm các y bác sĩ chữa trị và cả đóng cửa trường học, các trung tâm giải trí khiêu vũ, đấu kiếm. Thậm chí là cả việc mở rộng thêm đất để chôn cất các ca tử vong. Việc ban hành lệnh dịch hạch đã càng làm rõ nhận định về khả năng lây nhiễm từ người sang người với sự kiên quyết về tầm quan trọng của cách ly, hạn chế tụ tập và việc vệ sinh sạch sẽ.

dai-dich-hach-11.jpg

Tuy nhiên, trong thời đại mà niềm tin tôn giáo ăn liền vào mỗi người dân và gắn liền với cả các quan niệm về quyền hành cũng như quản lý khi đó thì mặt tâm linh cũng quan trọng không kém. Nhiều người cho rằng các sự kiện và thảm hoạ là bằng chứng cho thấy sự nổi giận và tác động của các thế lực thần thánh. Do vậy, rất nhiều các nghi lễ như ngày hối cải, nhịn ăn,… đã diễn ra và trở thành mối nguy lây lan rất lớn khi đó.

1.Quy định cách ly


dai-dich-hach-13.jpg

Theo đó, khi phát hiện dấu hiệu bất thường nào thì cả ngôi nhà sẽ bị buộc cách ly và được đánh dấu bằng chữ thập đỏ để cảnh báo cho người dân. Các thành viên sẽ bị theo dõi trong vòng 4 tuần và không được tiếp xúc với ai. Tuy nhiên, một số nguồn tin vào thời đó cho thấy rằng việc thực thi lâu dài đã gặp nhiều vấn đề và thất bại khi không đủ nguồn lực và nhiều yếu tố khác.

2. Tránh xa rác thải và giữ gìn vệ sinh

Quảng cáo


dai-dich-hach-5.jpg

Chính phủ ban hành các quy định về việc giữ gìn vệ sinh đường phố sạch sẽ, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giữ cho rác thải cách xa nơi cư trú. Bên cạnh đó, lệnh cấm nuôi nhốt lợn, chó, mèo hay chim bồ câu, và các loại sinh vật khác trong thành phố cũng được áp dụng. Ngoài ra, những con vật hoang lang thang trên đường cũng sẽ bị tiêu huỷ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

3. Khử trùng quần áo


Người xưa tin rằng virus có thể bám vào quần áo trong các xưởng máy và lây lan ra cộng đồng, vì thế chính phủ cấm thực hiện việc mua và bán quần áo, hàng hoá với những ngôi nhà bị cách ly. Hơn thế, quần áo, ga giường, rèm cửa của bệnh nhân phải được hơ lửa, giặt sạch trước khi sử dụng lại.

4. Chôn cất người mất vào ban đêm


dai-dich-hach-3.jpg

Trong lệnh dịch hạch cũng đã quy định về mai táng và bắt buộc việc chôn cất phải diễn ra vào ban đêm, để tránh các cuộc tụ họp và tránh làm tinh thần của người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ tử vong cao đến mức thời gian ban đêm không đủ để chôn cất hết nguời mất, các đám tang buộc phải diễn ra vào ban ngày.

Khó khăn khi đó


dai-dich-hach-12.PNG

Dịch hạch đem đến gánh nặng vô cùng lớn vào 130 giáo xứ của London, nơi thường chịu trách nhiệm cho việc quản lý mai táng và cứu trợ người khó khăn. Đối mắt với nhu cầu ngày càng tăng, các giáo xứ đã hỗ trợ chính phủ trong việc giúp đỡ các hộ gia đình bị cách ly không thể tự nuôi sống bản thân và tìm cách để chôn cất các thi thể đang tăng vọt nhanh chóng ngoài xã hội. Vào thời đó, một số nghề mới xuất hiện như nghề kiểm tra người bệnh, thi thể và viết báo cảo về nguyên nhân cái chết, nghề vận chuyển xác và nghề bốc mộ,…

Những mối quan tâm khi đó


dai-dich-hach-15.jpg

Vào lúc tình hình trở nên mất kiểm soát thì những mối quan tâm đặc biệt phổ biến đó là phân vân giữa việc nên ở lại hay rời đi. Vào thế kỷ 17, đặc điểm để được nhận biết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh là quan sát người giàu xem liệu họ có rời thành phố về thôn quê hay không. Ngay cả chính tác giả của những tài liệu này cũng đã gửi vợ và gia đình của mình về quê, rời xa thành phố. Họ cho rằng “Thật sự rất khó khăn khi chứng kiến con số tử vong ngày càng cao. Nhiều gia đình 9,10 người hay thậm chí 18 thành viên trong một gia đình đều thiệt mạng.”

Theo Historyextra
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Coi phim thì bọn tây lông Âu Mỹ toàn có 1 team trai xinh gái đẹp đi giải cứu thế giới trong các đợt dịch bệnh kinh khủng ko, thực tế thì như *** và ai cũng biết rồi.
Mà cũng phải nói mấy cái lịch sử bệnh dịch từ trước tới giờ dập tắt được chủ yếu là do bệnh nặng & có triệu chứng rõ ràng (cúm TBN, SARS, MERS, ebola...), tới đợt cúm vũ hán này con virus bá đạo quá, lây lan ko triệu chứng, biến chủng nhanh & chủng mới mạnh, lây nhanh hơn nên thế giới mới te tua như vầy. Đúng là hàng tàu thì ko phải cái nào cũng kém chất lượng 😕
Tuy ko bằng hiện tại nhưng vẫn có giao thương, như hồi cúm tây ban nha, nó lan khắp các lục địa và chết rất nhiều
DKez
TÍCH CỰC
3 năm
@shinkt 100 năm lặp lại 1 lần dịch khủng mà, 100 năm sau khéo thế giới tận thế
@shinkt có mà bác, đó là Bác sĩ và y tá 😁
"Vào những năm 1347, khi một lần nữa đợt dịch hạch hay còn gọi là “cái chết đen” lại bùng phát trở lại ở Trung Quốc, nơi có mật độ giao thương sầm uất bậc nhất trên thế giới. Những con virus ký sinh lên chuột và bọ trong các thùng hàng hoá và mang mầm bệnh đi khắp nơi, thậm chí là đến cả Châu Âu"

Sao nghe quen quen vậy 🤔
Đơn giản là TQ là 1 nước rộng lớn, điều kiện tự nhiên rất đa dạng, thích hợp cho các mầm bệnh phát triển, và hơn cả là việc con người đi chiếm đất rừng tự nhiên để sinh hoạt, rồi ngành công nghiệp nuôi & bắt thú rừng rất khủng nên các mầm bệnh mới có điều kiện phát tán.
@shinkt 😆 quan trọng là phòng thí nghiệm đã làm gì với con đấy
Ngày xưa người Tây chống dịch bằng hàng loạt biện pháp cứng rắn, còn kinh khủng hơn nhiều so với cách TQ chống dịch ở Vũ Hán bây giờ, nhưng người dân vẫn tuân thủ. Còn bây giờ thì chống đối luồn lách đủ các kiểu. Ý thức bây giờ tệ hơn so với ngày xưa quá nhiều.
@shinkt Biết thế, dịch hạch nhiều là do mất vệ sinh mà ra. Ngày xưa mê tín lạc hậu, nhưng người dân vẫn chịu nghe lời các lãnh chúa, là những người cai quản các vùng ở địa phương đó. Bây giờ thì chống đối đủ kiểu, không như xưa.
@nghaimin Giờ bên tây cũng vậy mà bạn. Vẫn mất vệ sinh, thuyết âm mưu đồn đoán đó thôi.
@nghaimin Mê tín và thiếu thông tin nên người ta mới sợ và nghe lời, giờ thông tin đầy ra rồi, lại đc vài chú lãnh đạn kiểu tt brazil hùng hổ tuyên bố dek sợ thì đám ủng hộ lại rần rần nghe theo
@nghaimin Hồi xưa là phong kiến mà đâu phải dân chủ, tự do như bây giờ đâu :v
Lệnh đã ra thì tuân theo không thì nhận hình phạt nghiêm khắc.
Từ khi được ghi nhận thì mấy đại dịch lớn lớn đều bắt nguồn từ anh cả tàu rồi sau đó lan ra tg.
@hackieuhay T đang nói “phần lớn đại dịch”.
Nếu đụng chạm thần tượng của hano như b thì sorry nhé.
Hun cái nè
@hackieuhay Ko có con này thì ngon 😆) ngành công nghiệp không khói phát triển mạnh biết bao
Dịch càng dập càng ra nhiều... giờ hạn chế thôi
1 lần nữa lại khẳng định, sự mê tín kéo tuột phát triển của loài người, ngay cả hiện tại khoa học phát triển vẫn còn có người tin là do chúa trời trừng phạt,anti vaccer toàn những người cuồng tín
tội nghiệp phương tây toang cả rồi hic
The_pirates
ĐẠI BÀNG
3 năm
Rồi sẽ có lúc có dịch mang tên "Thanos", xóa sổ 1/2 nhân loại. Thời kỳ bình yên sẽ kéo dài thêm 100 năm sau đại dịch.
Có 1 điều từ xưa đến nay là chưa dịch nào làm chết hết đc ng trên thế giới. Và thời gian nào đó sẽ hết, nên cứ sống thoải mái đi. Dịch nào rồi cũng sẽ qua thôi 😁
@Ga_depzai cái đó chưa chắc đâu, lịch sử loài người hiện đại có cỡ 8k năm thôi, còn tụi cổ đại như MU, Atlantic đi đâu hết rồi???

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019