Cách tiếp cận khác đối với các loại tài nguyên khan hiếm dựa trên nguyên lý cung-cầu

ND Minh Đức
21/3/2014 7:2Phản hồi: 25
Cách tiếp cận khác đối với các loại tài nguyên khan hiếm dựa trên nguyên lý cung-cầu
dong_ho_cat.jpg

Chúng ta có lo lắng về sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Trong nghiên cứu mới của nhà khoa học Rachel Nuwer, vấn đề không hề đơn giản như chúng ta tưởng tượng. Trong số tất cả những tài nguyên trên thế giới, cái nào sẽ cạn kiệt đầu tiên? Xã hội càng tiêu thụ nhiều tài nguyên, chúng ta lại càng nghe nhiều về tình hình suy giảm của các loại khoáng chất và các loại nhiên liệu hóa thạch. Dĩ nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giả định rằng một ngày nào đó tất cả tài nguyên sẽ vĩnh viễn biến mất.

Tuy nhiên, tất cả những giả thuyết trên có thể hoàn toàn sai trong cách nhìn nhận vấn đề. Theo các chuyên gia về tài nguyên thiên nhiên, nhiều loại vật liệu mà chúng ta đang sử dụng trong cuộc sống hiện đại này có thể sẽ không bao giờ "hoàn toàn" biến mất. Dù vậy, những kịch bản mà các chuyên gia đưa ra trong tương lai gần là hầu như đen tối.

Nhiều loại thiết bị mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như smartphone, máy tính hoặc các thiết bị y tế đề có nguồn gốc sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên. Chỉ riêng bên trong 1 chiếc điện thoại di động đã chứa từ 60 đến 64 nguyên tố. Armin Reller, nhà hóa học và chủ tịch hiệp hội chiến lược tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Augsburg, Đức cho biết: "Nhiều kim loại dù được sử dụng một lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với các chức năng của thiết bị di động. Đó không chỉ là đồng, nhôm hoặc sắt mà còn là một loại vật liệu khác - nguyên tố đất hiếm. Người Nhật gọi đây là "hạt giống của công nghệ."

ipad.jpg
Máy tính bảng và smartphone đều sử dụng đất hiếm - một loại nguyên tố hiếm trên Trái Đất

Loại nguyên tố vô cùng quan trọng trên nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính phủ cho đến các công ty công nghệ hàng đầu. Đây là 1 thành phần quan trọng trong hầu hết các sản phẩm công nghệ mới từ smartphone, xe điện, tua bin gió, máy tình và nhiều thứ khác. Trung Quốc - quốc gia cung cấp hơn 90% lượng nguyên tố đất hiếm cho toàn thế giới - tuyên bố rằng trữ lượng đất hiếm chỉ đủ dùng cho 15 - 20 năm nữa. Điều tương tự cũng xảy ra đối với indium. Với nhu cầu sử dụng như hiện nay, indium cũng sẽ cạn kiệt trong vòng 10 năm tới. Đối với Bạch kim là 15 năm, bạc là 20 năm. Nhìn tới một tương lai xa hơn, một vài nhà nghiên cứu cho rằng nhôm sẽ cạn kiệt trong vòng 80 năm tới.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng rhodi, theo sau là vàng, bạch kim, telua là những nguyên tố hiếm nhất xét trên tỷ lệ phần trăm trong vỏ Trái Đất và tầm quan trọng đối với xã hội loài người. Một điều nghe có vẻ đáng ngạc nhiên từ một nghiên cứu gần đây: bạc, bạch kim, nhôm và một số nguồn khoáng chất khác sẽ không bao giờ hoàn - toàn - biến - mất khỏi Trái Đất. Đây là kết luận của Thomas Graedel, giám đốc Trung tâm nghiên cứu sinh thái học tại Học viện lâm nghiệp và môi trường Yale.

Nguyên lý cung cầu có đủ khả dụng để giải quyết vấn đề?

Vấn đề "cạn kiệt" các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải được tiếp cận một cách đúng đắn. Trước tiên, chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Các nhà khoa học có thể không bao giờ khẳng định rằng "Trái Đất không còn Bạc nữa" khi chưa kiểm chứng được lượng bạc từ mọi ngóc ngách trên hành tinh này. Một lý do khác thực tế hơn, nếu thời điểm các nguồn tài nguyên thực sự cạn kiệt, giá thành của nó sẽ vô cùng đắt đỏ. Và lẽ dĩ nhiên, các nhà sản xuất sẽ tìm một loại vật liệu khác thay thế. Họ không bao giờ tạo nên một sản phẩm mà không sinh ra lợi nhuận. Các nhà sản xuất sẽ chọn một loại vật liệu thay thế khác, thậm chí là chấp nhận hiệu quả sử dụng sẽ thấp hơn.

Lawrence Meinert, Điều phối viên của chương trình Khảo sát địa chất và các nguồn tài nguyên cho biết: "Nguồn cung và nguồn cầu luôn có sự thay đổi cùng nhau. Khi giá cả thay đổi, con người luôn thích ứng với những thay đổi đó bằng cách thay đổi những gì họ cần và cách họ sử dụng nó. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ sử dụng những gì có giá quá cao. Và khi đó, bạn sẽ ngừng sử dụng nó."

Vào những năm 1980, việc khai thác các mỏ Cryôlit - sử dụng để khai thác quặng nhôm - đã dừng lại với lý do trữ lượng còn quá ít và không cân xứng giữa chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu về. Sau đó, người ta đơn giản là chuyển sang phương pháp sản xuất nhôm mới bằng cách tổng hợp từ các tiền chất khác.

Tuy ví dụ về khai thác nhôm nói trên không phải là 1 loại tài nguyên quá hiếm trên Trái Đất. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng lối suy nghĩ tương tự cho các loại tài nguyên khác. Lawrence cho biết: "Thay vì suy nghĩ về còn bao nhiêu nguyên tố X hay khoáng sản Y nào đó trên vỏ Trái Đất, tại sao chúng ta không nghĩ tới một phương diện khác của vấn đề là chúng ta phải đối xử với những loại tài nguyên trên như thế nào thông qua việc xem chúng như 1 loại hàng hóa và chịu sự điều chỉnh cân bằng cung - cầu của thị trường."

indium.jpg
Indium - nguyên tố sử dụng cho các thiết bị điện tử​

Quảng cáo


Một ví dụ điển hình với một vài loại tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như indium, được sử dụng rộng rãi trong màn hình máy tính và smartphone. Indium hiện đang là 1 sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác khoáng sản. Gần như toàn bộ nguồn cung indium hiện nay đều từ việc khai thác các mỏ kẽm và hầu như không hề có mỏ indium trong tự nhiên. "Thiên nhiên đã định nên cái giá của việc khai thác và sư dụng một loại nguyên tố nào đó. Có loại tài nguyên như nước hay năng lượng được ban tặng cho con người một cách gần như miễn phí. Ngược lại, con người phải trả một cái giá xứng đáng để có thể sử dụng các loại tài nguyên khác."

Mặt khác, nhu cầu sử dụng có thể vượt quá khả năng của nguồn cung ngay cả khi các nguyên tố cần dùng tồn tại ngoài tự nhiên dưới dạng mỏ. Con người hoàn toàn có thể điều chỉnh nhu cầu sử dụng của mình. Các nhà khoa học ví nguyên tố hay kim loại hiếm như một loại gia vị cho món ăn của con người. Có thể nó chiếm một lượng nhỏ trong món ăn, nhưng nếu thiếu nó món ăn không còn hoàn hảo nữa. Điều đó có thể thấy các loại nguyên tố trên quan trọng như thế nào đối với các chức năng của thiết bị di động.

Nguyên tố Palladium, được sử dụng để chế tạo các tụ điện điện thoại di động, chỉ chiếm 0,015% thành phần tạo nên thiết bị. Toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo thiết bị di động cần tới 15 tấn palladium mỗi năm. Nếu lượng palladium ngày càng hiếm đi, giá của nó sẽ tăng lên kéo theo các sản phẩm sử dụng nó như xe hơi, nha khoa, thiết bị y tế và điện từ cũng vì vậy mà tăng giá lên. Tới một lúc nào đó, con người sẽ nhận ra rằng mức giá tăng quá cao so với giá trị thật của sản phẩm. Họ sẽ chọn một sản phẩm thay thế với các chức năng tương tự dù chấp nhận mất đi khoảng giá tri gia tăng không cần thiết.

Yếu tố chính trị cũng có thể ảnh hưởng tới cuộc chơi kim loại hiếm này. Hầu hết các kim loại quý đều xuất phát từ các mỏ khai thác tại Trung Quốc. Vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã quyết định kiểm soát gắt gao thông qua việc cắt giảm xuất khẩu những nguyên tố này. Hệ quả dẫn tới là giá của các nguyên tố hiếm này và những sản phẩm có sử dụng nó ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phần còn lại của thế giới không có nguyên tố hiếm. Ví dụ, Mỹ là nguồn dự trữ khoảng 38% lượng khoáng sản của thế giới, nhưng chỉ có 1 mỏ tại miền Nam California là đang hoạt động (đã từng bị đóng cửa nhiều năm).

Những loại tài nguyên thay thế có khả dụng?

Chúng ta có nên thật sự lo lắng về việc cạn kiệt tài nguyên? Lịch sử đã chứng minh rằng nếu một trong những yếu tố nào đó cạn kiệt, con người sẽ tìm một lựa chọn thay thế nào đó thậm chí là ưu việt hơn so với ban đầu? Thật không may, tuy nhiên, trong thế giới ngày càng phát triển một cách phức tạp như hiện nay, việc tìm một sản phẩm thay thế là việc không mấy dễ dàng.

Quảng cáo


Trong một nghiên cứu gần đây, nhà nghiên cứu Graedel và các đồng nghiệp của ông đã cố gắng tìm kiếm sự thay thế cho 62 kim loại đang được sử dụng. Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng 12 trong số những kim loại này không thể thay thế bằng bất cứ nguyên tố nào khác. Thêm vào đó, những tùy chọn thay thế hầu như không khả dụng cho nhu cầu tiêu thụ hiện nay. Gaedel cho biết: "Chúng tôi đã chọn những gì là tốt nhất trong một danh sách dài những vật liệu. Và cuối cùng những loại vật liệu có thể thay thế nhưng sẽ khiến hiệu suất sử dụng suy giảm, điển hình như máy tính sẽ chạy chậm đi, động cơ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn,... "

Trong những năm tới, Graedel hy vọng sẽ có những ý tưởng tốt hơn để sớm có được nguồn cung cấp vật liệu trong ngắn hạn. Những nhóm nghiên cứu sản phẩm nên bắt đầu suy nghĩ để tìm những vật liệu thay thế, và tập trung vào việc phát triển những loại thiết bị có thể sản xuất từ những vật liệu có nguồn cung cấp đáng tin hơn.

tai_che.jpg
Nhiều loại thiết bị điện tử đã bị quẳng vào thùng rác thay vì mang đi tái chế​

Trong khi chờ đợi những sản kiến thay thế, giải pháp trước mắt có thể là tái sử dụng các nguyên tố thông qua việc tái chế các thiết bị điện tử đã qua sử dụng. Trong năm 2009, công dân Mỹ chỉ tái chế 25% lượng TV và máy tính đã qua sử dụng của họ. Ngoài ra, chỉ có 8% lượng thiết bị di động đã qua sử dụng được tái chế. Graedel cho biết: "Đây thật sự là một thảm kịch khi chúng ta phải mất quá nhiều chi phí để khai thác vàng, bạch kim và nhiều nguyên tố hiếm khác sử dụng trong các thiết bị điện tử. Để rồi chúng ta chỉ sử dụng 1 lần và không quan tâm tới việc chúng sẽ như thế nào sau đó. Đây thật sự là 1 lãng phí quá lớn. Việc tái chế sẽ giúp chúng ta rất nhiều ít nhất là trong hiện tại và tương lai gần."

Nếu thế giới bắt đầu thực hiện tái chế với một nỗ lực xứng dáng bằng những công nghệ hiệu quả. Kết hợp với việc nâng cao chất lượng thăm dò, khai thác, tách xuất và phân phối các nguồn tài nguyên cần thiết, chúng ta có thể dần tách rời sự phụ thuộc của thế giới hiện đại với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, đó chỉ là một giấc mơ màu hông tính đến thời điểm hiện tại.

Sự cân bằng giữa cung và cầu có ảnh hưởng rất lớn đối với ứng xử của con người và môi trường. Bàn tay vô hình có thể can thiệp mạnh mẽ tới giá cả và tính khả dụng của công nghệ trong cuộc sống chúng ta. Vì vậy, trong khi mãi lo lắng về sự cạn kiệt của một loại tài nguyên nào đó, chúng ta nên thay đổi cách ứng xử với nó và nhanh chóng tìm một sự thay thế hoàn hào nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc quá lớn vào thiên nhiên.

Theo BBC, Pnas
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

[Thắc mắc] bài này post ngày 21/3/2014 mà sao lúc 14:10 ngày 13/04/2014 mới hiện lên trang chủ nhỉ?
smartv
ĐẠI BÀNG
11 năm
@zjnh9k Trắc bài nào nhiều người xem thì đưa lên trang chủ.
1000 năm nữa trái đất sẽ như nào nhỉ
traidieutan
ĐẠI BÀNG
11 năm
@tuyendcc Cần gì quan tâm lúc đó con người lên sao hỏa sống rồi...

Gửi từ Samsung S3 cùi bắp của tôi ♡
@tuyendcc lol 😃
1 sự thật là 90% đất hiếm trên Trái đất là nằm ở đất Tàu, một số ít ở VN thì cũng đang bị Tàu khai thác


Sent from my iPad using Tinhte.vn
@vodanhdaisu Tàu cung cấp 90% đất hiếm cho thế giới không có nghĩa 90% đất hiếm nằm ở tàu
Nhật đang tìm cách khai thác quặng đất hiếm dưới lòng đại dương. mong là thành công 😃😃
Bài này dành cho tất cả mọi người. Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão. Vấn đề cạn kiệt tài nguyên không phải là điều viển vông nữa rồi.
Gì đâu, khi giá thành khai thác quá lớn, quy luật thị trường sẽ buộc con người phải tính đến các giải pháp khác như tái chế hay tăng cao năng suất khai thác. Đây là mấy cái việc sở trường của các nhà tư bản rồi.
Kết: thay vì tiếp tục tranh cãi về những điều đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta có thể cố gắng từ ngay bây giờ. 🆒
câu trả lời nhà : nhân tạo nó :3
vn đang bán lúa non (bán than, quặng nhôm bô xít, đất hiếm cho tàu với giá rẻ đổi lại ô nhiễm môi trường)
Nambk@
ĐẠI BÀNG
11 năm
Hiện nay Đức sử dụng đồ tái chế khoảng 60%, trong vòng vài năm tới là 100%. Lượng vàng trong các thiết bị điện tử bây giờ gấp 10 lần trong quặng rùi
sonphamhy
ĐẠI BÀNG
11 năm
chỉ quan tâm 30-40 năm sau dầu mỏ ở việt nam cạn kiệt, 160-230 năm sau than đá ở việt nam cạn kiệt...
đến một lúc nào đó tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải sử dụng điện hạt nhân... và khi đó người ta dùng rác thải của uranium nghiền nhỏ cho vào tên lửa phục vụ chiến tranh.
@sonphamhy Đức đang dùng điện hạt nhân và đang dần xoá bỏ điện hạt nhân đấy, đến năm 2020 là 100% sử dụng năng lượng tái tạo như gió và mặt trời. Điện hạt nhân giờ lỗi thời rồi bạn ạ, việt nam cộng hoà đã cho xây một cái rồi nhưng đến giờ vẫn là cái duy nhất ở việt nam.
sonphamhy
ĐẠI BÀNG
11 năm
@trung1299 việt nam đang phấn đấu xây 7 nhà máy điện hạt nhân:1của Nga(đã xây), 1của Nhật (đã ký),1của Mỹ(chờ xét duyệt)...
năng lượng gió: không thể dự báo điều tiết được chất lượng điện năng
năng lượng mặt trời: chi phí quá đắt không hiệu quả so với năng lượng khác.
thuỷ triều, địa nhiệt chẳng có ý nghĩ gì ở việt nam cả
cuối cùng chỉ còn điện hạt nhân ngoài vấn đề về điện thì nó liên quan đến vấn đề quốc phòng... nước khác ko rõ chứ việt nam mình chắc tích cực xây dựng
@sonphamhy Các loại công nghệ sx điện ở VN hiện nay đều có vấn đề về việc ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái xung quanh. Cá nhân mình không ủng hộ cả nhiệt điện, thủy điện lẫn điện hạt nhân cục bộ, cũng như không cho rằng phong điện và điện mặt trời có thể cung cấp 1 lượng lớn năng lượng cho toàn bộ đất nước (vì lý do như bạn đã nói đó), nhưng cho đến khi VN có thể có được một công nghệ tốt hơn và mang tính bền vững và ít gây hại môi trường hơn, thì VN vẫn cần đến các công nghệ cũ này của thế giới.

Còn nói đến vấn đề quốc phòng bằng hạt nhân thì đó là cái ngu muội lớn nhất của các nước, mình chấp các công nghệ hiện nay dù hiện đại đến đâu, chỉ cần có chiến tranh dùng bom hạt nhân, bom khinh khí, bom H... trên diện rộng thì ngay lập tức trái đất sẽ về thời kỳ đồ đá. Các nước đang tạo và trữ thứ vũ khí với năng lực phá hủy kinh khủng, không những có thể phá banh ngôi nhà của những ông hàng xóm mà nó cũng phá banh luôn cả ngôi nhà của chính mình.
baduy90
TÍCH CỰC
11 năm
Gom lúa mua Bạc...có sống 20 năm nữa rồi núc đó độc quyền bán Bạc.....kakakakak lãi ối xiền.cncd
Sự hiếm của một vật nào đó thường là sự ngụy biện và ngụy trang của các nhà kinh tế nhằm tăng giá trị cho món hàng. Các nguyên tố có thể biến đổi qua lại, cái này trở thành cái kia, chỉ là chúng ta đánh mất công nghệ giả kim thuật đó thôi. Dù không có công nghệ giả kim thuật, mình vẫn nghĩ là không có thứ gì thật sự hiếm trên trái đất, trái đất không to lắm, nhưng cũng không hề nhỏ bé tí nào. Cái mà hiếm và thiếu đối với chúng ta chính là công nghệ, chứ không phải các nguyên tố.

Các bạn thử giải thích tại sao khi kiểm nghiệm cả lòng trắng và lòng đỏ trứng đều không thấy nguyên tố calci, nhưng khi con gà nở ra, nó có xương cấu tạo từ calci. Kiểm chứng lại điều này, nếu đúng như vậy thì các nguyên tố có thể biến đổi để trở thành một nguyên tố khác nó, chỉ với một năng lượng rất nhỏ bên trong một cái trứng gà. Việc còn lại là định hướng để tìm lại công nghệ đã bị đánh mất đó, chúng ta thật sự không thiếu thốn thứ gì cả.
Bài này hay thật đó. Vấn đề nhiwcs nhối là làm sao để tái chế các thiết bị điện tử như vậy vừa bào vệ môi trường vừa giúp con nguời bảo toàn được các nguyên tố hiếm phần nào. Như ở việt nam mình hình như 99% các thiế bị điện tử cũ ko đc tái chế. Vừa gây ô nhiễm vừa lãnh phí.
Nhà tôi làm nghề sữa đt hàng năm có hàng kg pin và main đt cũ phải bỏ đi. Như lúc trước còn có người thu gom chứ bây giờ thì không thấy, cũng không thấy các cơ quan nào hưỡng dẫn tôi phải làm gì với nó thì hỏi ngàoi giụt nó ttì phải làm ntn?
Túm lại là tại nhà nước chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Nếu có hướng dẫn cách xủ lí các tbđt cũ thì tôi sẵn sàng làm theo ngay kể cả khi tôi tốn chi phí cho việc đó.
smartv
ĐẠI BÀNG
11 năm
@khoa-ckd Trả về cho nhà sản xuất.
@khoa-ckd Em ở nước ngoài thấy siêu thị của họ đều có thùng rác cho pin và bóng đèn cũ, dùng để tái chế lại, còn ở việt nam ta thì vứt hết cho bãi rác 😔
@smartv Oái bác làm khó em à? hik toàn đôt tàu, pin tàu nhái thương hiệu pik nhà sx đâu mà trả.
autumnman
TÍCH CỰC
11 năm
cuối cùng vẫn luôn luôn là tái chế 😃

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019