TTBC2024

TTBC2024


Cách Trái đất 100 năm ánh sáng, các nhà khoa học tìm thấy một thế giới đại dương tuyệt đẹp

Lê Huyền Vân
25/8/2022 8:36Phản hồi: 116
Cách Trái đất 100 năm ánh sáng, các nhà khoa học tìm thấy một thế giới đại dương tuyệt đẹp
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế tại Đại học Montréal đã công bố phát hiện ra TOI-1452 b, một ngoại hành tinh quay quanh một trong hai ngôi sao nhỏ trong một hệ đôi nằm trong chòm sao Draco, cách Trái đất khoảng 100 ánh sáng.

Theo nghiên cứu của nhóm, hành tinh này được bao phủ bởi đại dương tuyệt đẹp như tiền truyện của bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao.

Bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian TESS của NASA, các nhà nghiên cứu đã truy ra dấu vết của ngoại hành tinh này. Dựa trên tín hiệu TESS và thiết bị được lắp đặt trên Kính viễn vọng SPIRou, các nhà thiên văn dự đoán hành tinh này lớn hơn khoảng 70% và khối lượng được cho là gấp 5 lần Trái đất. (Nguồn: https://astrobiology.com/2022/08/toi-1452-b-an-extrasolar-world-covered-in-water.html)


Ngoại hành tinh TOI-1452 b có thể cấu tạo từ đá giống như Trái đất, nhưng bán kính, khối lượng và mật độ của nó cho thấy một thế giới rất khác với thế giới của chúng ta. Trái đất về bản chất là một hành tinh rất khô, mặc dù đôi khi chúng ta gọi nó là Hành tinh Xanh vì khoảng 70% bề mặt của nó được bao phủ bởi đại dương, nhưng nước thực sự nước chỉ chiếm một phần khối lượng không đáng kể, chỉ dưới 1%.

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Tiến sĩ Charles Cadieux, là thành viên của Viện Nghiên cứu về Hành tinh ngoài (iREx). Cadieux cho biết: “TOI-1452 b là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho một hành tinh đại dương mà chúng tôi đã tìm thấy cho đến nay. Bán kính và khối lượng của nó cho thấy đối với một hành tinh về cơ bản được tạo thành từ kim loại và đá giống như Trái đất, mật độ của hành tinh này thấp hơn nhiều."

hanhtinh.jpg
So với các hành tinh được phát hiện bởi các nhà thiên văn, TOI-1452 b có lượng nước dồi dào hơn. Việc hành tinh này được bao phủ bởi nước là một điều thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nó. TOI-1452 b có vị trí hoàn hảo, nó nằm trong hệ thống hai sao, cách chúng ta 100 năm ánh sáng, nhưng đủ xa các ngôi sao để nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh. Điều kiện nhiệt độ này giúp nước lỏng tồn tại trên bề mặt để có thể hỗ trợ sự sống, mặc dù vẫn chưa rõ loại sự sống nào có thể phát triển mạnh trong một thế giới đại dương như thế này.

Đây không phải lần đầu tiên chúng ta phát hiện một hành tinh hoặc thiên thể được bao phủ trong nước. Một số mặt trăng của Sao Mộc và Sao Thổ được bao phủ trong các lớp nước dày. Tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định được những gì chúng ta thấy có thực sự là đại dương hay chỉ bị bao phủ bởi một lớp đại dương dày và cuối cùng lại chỉ gặp toàn đá.

Một ngoại hành tinh như TOI-1452 b là một ứng cử viên hoàn hảo để quan sát thêm bằng Kính viễn vọng Không gian James Webb, gọi tắt là Webb. Nó là một trong số ít hành tinh ôn đới được biết đến có các đặc điểm phù hợp với hành tinh đại dương. Và bên cạnh đó, nó đủ gần Trái đất để các nhà nghiên cứu có thể hy vọng nghiên cứu bầu khí quyển của nó và kiểm tra giả thuyết này. Một điều may mắn là TOI-1452 b nó nằm ở một vùng của bầu trời mà kính thiên văn có thể quan sát quanh năm.

Nguồn: BRG
116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vậy là có hành tinh có nước nhiệt độ phù hợp cho sinh vật phát triển
@ᴸᵒᶜ bác nói làm mình sợ nhĩ thà thấy trước mắt ko sao chứ đag bơi nó bơi theo thì tiêu
@ᴸᵒᶜ To hơn nhiều ấy chứ bác 😂
@Saitohajime318 Cái đó là cái hồ bơi của God đó bác ơi, coi khéo mà Webb theo dõi thì thấy God tắm tiên áh
Các nhà khoa học nói gì em cũng tin. Vì em có phải nhà khoa học đâu mà kiểm chứng thông tin đó. 😅
@khoailangchien cái khái niệm peers review này bác đọc và xem ở đâu vậy bác nhỉ
@toilachi9 Nhiều lắm, nghiên cứu khoa học để được các tạp chí uy tin đăng tải thì phải qua được peer review. Ví dụ giải thích ở đây https://study.com/academy/lesson/what-is-peer-review-in-science-definition-process-examples.html hoặc https://en.wikipedia.org/wiki/Peer_review
@khoailangchien chuẩn, khoa học họ dựa trên 1 hệ thống review, thảo luận & audit chặt chẽ. Chứ méo nói khơi khơi như mấy bố phong thuỷ bá láp bá xàm. 1 Công trình khoa học có thể sai, nhưng qua time nó sẽ được chứng minh là sai ở 1 ngữ cảnh nào đó. giống như các định luật newton
@namdh7 cần gì code, thấy xài sai lỗi trính tả thôi là ngứa mắt niền =))
Xung quanh toàn là nước êy
"Interstellar" phiên bản 2022!
@anhtkl Phim này xem hay
@JaegerH.. nhưng chi tiết kẻ vạch xuyên không gian và thời gian hơi khó hiểu
@anhtkl Có khi giống. Hành tinh toàn nước mà ở trong hệ 2 sao, thuỷ triều chắc cũng không hiền hoà đâu.
@anhtkl Mình cũng có xem rồi, đoạn đầu còn có chút logics, đoạn sau thì mình có cảm giác đạo diễn chơi đá hơi quá liều =))
Wowww nhìn hùng vĩ thật đấy
@MinhTriND Wowww hình ảo đấy.
Cười vô mặt
mang ít cá rô, cá chép, cá thu, bèo, san hô, tảo biển... gửi tàu vũ trụ qua đó thả dần là vừa.
@Bạch Vân Đạo Nhân Cách 100 năm ánh sáng, bay đến nơi có khi trên đó cũng có hết rồi 🤣
Hay ghê
@Rubi Lee Bữa nào anh em mình mang bún bò, thịt chó lá mơ, lòng lợn tiết canh...lên đó ăn xong rồi về chia sẻ cho anh em tt đọc nha.
Nói phét
Đề nghị cử 1 đoàn thám hiểm gồm: Tập đoàn Vin và anh em "xứ cali". Anh em bên Vin sẽ phụ trách phân lô bán nền, vấn đề "nước" sẽ do anh em xứ cali khát nước nghiên cứu 😆
phanthanh2k4
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 Cho dù con người có di chuyển được với vận tốc ánh sáng, thì 100 năm sau mình dự rằng cả bọn vin và bọn khát nước chỉ còn trong sách lịch sử chứ ở đó mà thành kính phân lô

Cứ xem năm 1922 nó khác hiện tại như thế nào là hiểu...
giờ chỉ còn chờ xây dựng các trạm dịch chuyển không gian nũa là ngon
Cười vô mặt
Đi Có 1 trăm năm là tới rồi.
@namphuong000 Theo ý ô là nếu ta di chuyển = tốc độ ánh sáng có nghĩa thời gian sẽ đứng im???
@spamspam iep. Chính là dịch chuyển tức thời
@vo khanh tan không phải theo mình, mà là theo thuyết tương đối bạn nhé, với cả bạn kết luận như thế cũng chưa đủ:
- Khi ta di chuyển với vận tốc ánh sáng, ta không cảm nhận được thời gian đứng im, mọi thứ vẫn hoạt động như bình thường, bạn đeo apple watch thì vẫn thấy nó chạy bình thường, vẫn là 1 giây, 1 phút (ý 1 của thuyết tương đối: các định luật vật lý là bất biến đối với mọi hệ quy chiếu quán tính)
- Nhưng đối với người quan sát đứng yên, thì thời gian của chúng ta dường như ngừng lại, nếu họ nhìn được con apple watch bạn đang đeo thì sẽ thấy nó ngừng lại (đây là hệ quả của việc tốc độ ánh sáng trong chân không là 1 hằng số, không bao giờ thay đổi dù bạn có đo kiểu gì đi nữa)
Chính vì mọi thứ đều tương đối với người quan sát như vậy, nên thuyết tương đối mới tên là thuyết tương đối 😁
@vo khanh tan Chưa cần đến tốc độ ánh sáng, đồng hồ của các phi hành gia sẽ chạy chậm hơn 0.01s sau 1 năm ở trên ISS
https://khoahoc.tv/song-ngoai-vu-tru-1-nam-se-khien-ban-tre-hon-so-voi-o-tren-trai-dat-bao-lau-65450
"... nhưng nước thực sự nước chỉ chiếm một phần khối lượng không đáng kể, chỉ dưới 1%."
Rất logic vì nó logic và không thể logic hơn...

"... quan sát thêm bằng Kính viễn vọng Không gian James Webb, gọi tắt là Webb."
Và đây là đoạn kết, sau đó không có nói gì đến kính viễn vọng này nữa. Vậy cần gọi tắt để làm gì?
@GiT Thiếu cẩn thận, cẩu thả là bệnh chung của min mod tinhte mà bạn, nói thì họ lại lôi bệnh nọ bệnh kia ra =))
@GiT Người ta gọi tắt là JWST chứ chẳng ai gọi là Webb bao giờ cả mod ơi là mod.
Phan_Quan
TÍCH CỰC
2 năm
Khi đại dương bị nhân loại làm ô nhiễm, người atlantis đã di cư đến đó để sinh sống. Lý do các nhà khoa học có thể tìm ra được là do người atlantis họ nhớ quê nên chọn nhà mới mà có thể dễ dàng quan sát cho vơi đi nỗi nhớ xa quê
@Phan_Quan ông nói kiểu đó fan của Muôn Kiếp Nhân Sinh đập chết
Cười vô mặt
Toàn xl
Bay lên đó mất bao lâu nh
@lukyluke 100 năm với tốc độ của ánh sáng (khoảng 300Mm/s).
@lukyluke Nếu bạn thực sự di chuyển với tốc độ của ánh sáng thì sẽ là đến tức thì luôn
Còn nếu đứng từ trái đất, quan sát con tàu bay từ đây đến đó với v= c thì sẽ thấy nó mất 100 năm
@namphuong000 Mất 100 năm thì ánh sáng mới tới được nên chuyện bay lên là dài dăng dẳng
Mặt trời cách mặt đất 150triệu KM thì ánh sáng mất có 8.4 giây để đến trái đất thôi
Cái hành tinh này cách tới 100 năm ánh sáng. Tính theo tốc độ bay của tàu vũ trụ là 26,000km/giờ
Ngồi tính thử mà máy tính bị treo rồi
@lukyluke Bạn chưa hiểu thuyết tương đối rồi 😁
Khi bạn quan sát từ trái đất thì 1 con tàu từ trái đất bay đến hành tinh kia sẽ mất 100 năm
Nhưng khi bạn di chuyển với vận tốc ánh sáng trên con tàu đó thì thời gian của bạn sẽ dài ra vô hạn đối với người quan sát bên ngoài, đấy là hiệu ứng giãn nở thời gian, một hệ quả của thuyết tương đối hẹp
P/s: ánh sáng từ mặt trời mất hơn 8 phút mới đến trái đất, không phải 8s
zizumacro
ĐẠI BÀNG
2 năm
@namphuong000 có phải bởi vì khi quan sát từ trái đất thì mất 100 năm để hình ảnh của con tàu đó (liên tục di chuyển) được truyền về mắt người quan sát đúng không bác
Đẹp nhỉ
Ở dưới đất cũng ẩn chứa 1 đại dương nhỏ đấy
Một ngày nào đó trong một thế giới song song anh sẽ cùng Đan tắm biển tại đại dương này.
Đíu moẹ ngay trên trái đất còn mới biết đc chút xíu, thế mà cách trái đất tận 100 năm ánh sáng mà biết mà nói như đúng rồi ý, đúng cái tụi hoang tưởng bốc phét 🤣
@APPLEHANOI.COM thì bác cũng đâu có biết trong đầu bác có gì đâu, tới khi bác đi chụp x quang, nhiều khi chụp xong bác còn ko tin nữa kìa => trong đầu bác ko có não.
@NGUYENVANHIEU1212 Đúng rồi bác. Không khéo bạn ấy đi chụp x quang và thấy không có não thật
@APPLEHANOI.COM Bán dt nhập linh kiện từ tq lừa đảo nhiều người vậy có tiền nhiều chưa ? Book vé sang Mỹ ở 1 tháng anh chở đi xem viện bảo tàng hàng không vũ trụ chơi 😘 applehanoi à sao không là huaweihanoi 😏

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019