Cảm ứng áp lực - mở ra kỉ nguyên 3D trên màn hình cảm ứng

bk9sw
3/2/2010 16:2Phản hồi: 28
Cảm ứng áp lực - mở ra kỉ nguyên 3D trên màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng đã xuất hiện phổ biến trong các thiết bị di động ngày nay và đa phần sử dụng công nghệ điện dung hoặc điện trở. Loại cảm ứng này hoạt động rất tốt với khả năng phát hiện nhập liệu từ ngón tay, nhưng lại không chính xác khi có quá nhiều áp lực tác động lên màn hình. Tuy nhiên, những hạn chế này sẽ có giải pháp thay thế. Công ty chuyên sản xuất màn hình cảm ứng Nissha, Nhật Bản đã được cấp bằng sáng chế cho công nghệ cảm ứng phát hiện áp lực ngay cả từ đầu ngón tay. Điều này mở ra khả năng áp dụng hiệu ứng 3D vào màn hình cảm ứng chạm và tạo nên một hướng đi mới cho các nhà phát triển phần mềm tiềm năng.



Nội dung bằng sáng chế xoay quanh công nghệ QTC của Peratech. QTC - Quantum Tunnelling Composites - là vật liệu bán dẫn bằng kim loại kết hợp với chất dẻo không truyền dẫn. Vật liệu này dùng để chế tạo những kết cấu siêu mỏng với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Cảm biến nhận biết áp lực cho phép thể hiện giao diện cảm ứng 3D và giúp người sử dụng tìm kiếm sâu hơn trong cấu trúc tệp tin bằng cách ấn xuống 1 lực mạnh hơn hoặc điều khiển chuyển động của nhân vật trong trò chơi một cách tự nhiên. Chức năng này hổ trợ rất tốt tính năng nhận dạng chữ viết tay trên các thiết bị cảm ứng hiện nay. Với công nghệ QTC, các chữ viết sẽ được nhận dạng chính xác hơn đặc biệt đối với hệ thống chữ viết các nước châu Á vốn có nhiều nét thanh đậm khác nhau.

Cấu trúc QTC là những hạt phân tử được bao bọc bởi những gai dẫn. Những gai này tạo ra sự gia tăng điên trở có định hướng đột ngột ở mỗi đầu gai giúp thu hẹp khoảng cách và làm nảy sinh tính dẫn điện giữa các phân tử.


Khi QTC được nén lại, các phân tử dẫn điện được xích lại gần nhau, khoảng cách càng bị thu hẹp. Điện trở giảm nhanh và điều này làm thay đổi độ dài khoảng cách giữa các phân tử trong suốt quá trình nén, kéo căng hay vặn xoắn. Đây chính là nguyên lý hoạt động của cảm ứng áp lực.


Theo các nhà phát triển, công nghệ QTC không đòi hỏi các phần tử chuyển đông cũng như không gian trống giữa các mặt tiếp xúc. Do đó, chúng rất chắc chắn và cực kì thích hợp trong việc chế tạo các thiết bị điện tử siêu mỏng. Đồng thời, công nghệ QTC ít tốn năng lượng hơn và bề mặt cảm ứng có thể được thiết kế để khởi động không cần đến dòng điện trở. Điều này có nghĩa, nếu chúng ta không tác dụng lực lên bề mặt cảm ứng thì sẽ không tốn năng lượng hay đúng hơn là không hao pin.

Với bằng chứng nhận trị giá 1,4 triệu USD này, Nissha sẽ được độc quyền sử dụng công nghệ Peratech QTC để chế tạo màn hình cảm ứng có kích cỡ từ 3"5" đến 5"5 trong giai đoạn sản xuất ban đầu.

Nguồn: Gizmag
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ghitacodon
ĐẠI BÀNG
14 năm
cho xin tý hình minh họa đi bác...nhìn nhìu chữ hơi chán
Bài viết thật là 3D. 😃. Hài nhất là chỗ QTC.
hài là sao bác, bác nhắc để em còn sửa lại bác ơi
Điều này có nghĩa, nếu không có áp lực lên bề mặt cảm ứng thì sẽ không tốn năng lượng.

Câu này trứu tượng quá
trunkz
TÍCH CỰC
14 năm
Lờ mờ hình dung ra cách ứng dụng cho nó rồi.

Tức là chúng ta sẽ có 1 game thuộc loại để xả xì-chét: Đấm vào mặt 1 nhân vật mà mình ghét (các bác có thể chụp ảnh sếp mình để vào đó 😁). Người chơi tùy thuộc vào mức độ xì-chét mà sẽ chọt (hoặc đấm, đá, giậm...), lực chọt càng mạnh thì hình người trong màn hình sẽ la càng to và mặt sẽ càng méo, máu phun ra nhiều hơn...

Lưu ý: nếu đấm mạnh quá rất có thể chính người chơi sẽ la vì đau tay hoặc tệ hơn nữa là khóc vì phải đền tiền cho cái màn hình vỡ.

(chém gió thôi, các bác đừng chém em tội nghiệp)
Bác nói hay quá :laugh8kb:
phamhung158
ĐẠI BÀNG
14 năm
cái này có game cho iphone rồi đấy bác ợ :D:D
bác nói rất chính xác, cái bài này hơi khó hiểu vì nó quá ... mới. Theo em hiểu là thế này, khi ấn mạnh vào màn hìn thì các phân tử này càng xích lại gần nhau, và từ đây sẽ thực hiện lệnh khác nhau. Chẳng hạn khi chơi game đánh nhau chẳng hạn, nhấn nhẹ nhẹ thì ra đòn nhẹ, nhấn mạnh thì ra đòn nặng.
Họ sử dụng trực tiếp tính chất của vật liệu làm màn cảm ứng, không như hiện nay là gồm những lớp cách nhau. Nếu như vậy thì rất tối ưu nhưng nếu dán màn hình như kiểu của VN mình thì độ nhạy giảm đáng kể
nhutnms
ĐẠI BÀNG
14 năm
Xin mạn phép trả lời thay cho tác giả bài viết....!
"Điều này có nghĩa, nếu không có áp lực lên bề mặt cảm ứng thì sẽ không tốn năng lượng": Đối với cảm ứng thông thường thì hệ thồng cần một dòng điện để nuôi cho màn hình sẵn sàng tiếp nhận các lệnh trên bề mặt cảm ứng, điền này dẫn tới sẽ tốn một nguồn năng lượng cho màn hình cho dù không ai đụng chạm đến màn hình.
Với công nghệ mới này điều này không còn xảy ra nữa....!
bác nói rất chính xác ạ
bác nói rất chính xác ạ
cái này hay đấy hy vọng sẽ có nhiều cảm ứng mượt, mà lai mang đến cảm giác như xài bàn phím cứng
Đúng là nhiều cái khó hiểu quá, em còn phải học hỏi nhiều hìhì
😁 đã hĩu hết rùi , thanks bài viết rất có ích
dungdepzai
ĐẠI BÀNG
14 năm
Em đọc đi đọc lai cuối cùng là nó ít tốn pin em hiểu mỗi thế 😁 các pác thông cảm
hieu4363
ĐẠI BÀNG
14 năm
Công nghệ mới, chuẩn bị "chiền" để chạy theo công nghệ...hic hic...😔
Cám ơn bác chịu khó sưu tầm trên mạng.
Trong hình minh họa giống BB quá, ko bit e có nhìn nhầm ko?
ongdo2004
ĐẠI BÀNG
14 năm
Các bác có thể hiểu sơ sài về công nghệ như thế này nè :
. mỗi khi ấn vào màn hình thì sẽ sản sinh ra 1 dòng điện , mà lực ấn càng mạnh thì khoảng cách jua các phân tử càng nhỏ , điều này đồng nghĩa là điện trở jua các phân tử sẽ giảm ( theo bài này là giảm nhanh ) ~ dòng điện sẽ có cường độ khác nhau tg ứng với mỗi lực nhấn khác nhau . vì vậy chính cg độ dòng điện này là đại lượng vật lí ( mà máy tính có thể hiểu đc ) biểu hiện thay cho đại lượng vật lí cơ học ( ở đây là là lực ấn mà máy tính không hiểu đc ) ! e xin hết a . 😁

các bác chém nhẹ tay :D
bác này chắc chuyên lý quá,, thanks bác
nhấn mạnh với nhấn nhẹ thì liên quan quái gì 3D các bác nhỉ ?
lliên quan chứ bác, bác chơi game 3D, bác nhấn mạnh hay nhẹ sẽ khiến màn hình có chiều sâu hơn tạo ko gian 3D cho bác
Ngày xưa lắm rồi là cái stick của Nintendo 64, gần đây là cái true - press của BlackBerry.

Mở ra kỷ nguyên 3D là sao nhỉ, nó đã được sử dụng từ rất lâu. Tớ thấy Nintendo làm cái cảm ứng chuyển động của remote + nunchuck của Wii hơn hẳn cái cảm ứng áp lực này.
trunkz
TÍCH CỰC
14 năm
Cái này chắc là để chơi game trên màn hình cảm ứng bác à, vì cái màn hình hiện giờ ấn kiểu gì nó cũng thế cả. Như kiểu mình ấn mạnh thì nó chạy nhanh, ấn nhẹ thì nó chạy chậm, hoặc canh lực khi oánh bi-da. Ơ nhưng mà chơi thế thì tê tay bỏ mịa nhỉ 😁
Ờ ờ thì bác cứ vác con Wii về cho biết thế nào là khua khoắng không khí với cả biết đánh mạnh, rất rất mạnh hay lả lướt như chơi tennis, golf, bowling cảm giác nó ra sao (Chơi Punch Out í) =))

Vào đây xem đồ chơi tham khảo này bác, cứ vác ra tương vào không khí, chả cần mặt phẳng tương tác gì đâu, nó mô phỏng chuyển động thực tế rồi
http://www.haloshop.vn/index.php?module=product&cat=11&subcat=49

Dao búa kiếm súng ống, gậy golf, tập nhảy, yoga, đàn điện, micro ,DJ mixing đủ cả... kể cả đồ dùng nấu ăn haha. giá cũng fix luôn.

Bây giờ bác chủ topic lại cho tớ xem một cái concept cảm ứng mặt phẳng "tiến bộ mới" vào kỷ nguyên 3D mới đau chứ zz, người ta đi trước từ lâu lắm rồi, vượt rất xa rất rất xa nhé.
trunkz
TÍCH CỰC
14 năm
Mấy cái đó em chơi cả rồi bác à. Hôm bữa tậu nguyên 1 dàn về cài cho nhà ông sếp, em vác về nhà chơi thử mấy bữa rồi.
Cái Wii là nó cảm ứng khoảng cách, còn cái điện thoại tí xíu mà cảm ứng kiều đó thì còn thấy gì nữa bác? Giờ mình chưa nghĩ ra chứ chắc nó cũng tính toán vài thứ rồi, nếu không phí 1,4 triệu sao 😁
Ai cũng hiểu chỉ mình em..không hiểu, hix... e nghĩ chắc nó không đơn giản như bài viết để có thể nhận được bằng sáng chế, tắt giúp e cái quạt, em chém xong rùi
sonyclie
TÍCH CỰC
14 năm
hic,khó hiểu quá,......................................

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019