Khi Redmi Note 7 ra mắt, người ta chú ý nhiều tới cụm camera có độ phân giải lên tới 48MP trên một chiếc điện thoại tầm giá 4 triệu đồng. Xiaomi, hay đúng hơn là Redmi (sau khi đã tách thành thương hiệu con độc lập) đã dùng cảm biến ISOCELL GM1 của Samsung cho chiếc điện thoại này, nó được giới thiệu như là một cảm biến có độ phân giải 48MP nhưng trên thực tế, con số 48MP ở đây lại là một câu chuyện khác và dễ gây hiểu nhầm.
Cảm biến lớn cỡ 3-4 chục triệu điểm ảnh xuất hiện ít và chủ yếu là cho flagship nhưng Xiaomi cùng Honor đã khởi động cho trào lưu cảm biến ảnh cỡ lớn trên điện thoại tầm trung và thấp cấp với sự giúp sức của Sony và Samsung, hai nhà cung cấp cảm biến ảnh chính. Cả hai đều ra mắt giải pháp cảm biến 48MP cho điện thoại giá rẻ, Sony là IMX586 và Samsung là ISOCELL GM1, với cùng độ phân giải 48MP, cùng kích thước điểm ảnh nhưng khác biệt về công nghệ. Trong bài này mình tìm hiểu về ISOCELL GM1 với chiếc Redmi Note 7.
Trước khi đi sâu, cần phải nói thêm rằng cảm biến 48MP trên smartphone có cách tiếp cận rất khác với cảm biến cùng độ phân giải trên máy ảnh chuyên nghiệp, nó giống với cách Nokia làm 808 PureView hay Lumia 1020. Sự ra đời của cảm biến ảnh cực lớn không giúp tạo ra những bức ảnh độ phân giải siêu cao cho mục đích in ấn hay chuyên nghiệp, nó giúp tạo ra những tấm hình chụp với độ phân giải thấp hơn nhiều (so với con số 48MP) nhưng chất lượng cao hơn, mịn hơn, sáng hơn và ít nhiễu khi chụp thiếu sáng.
Sony ứng dụng công nghệ Quad Bayer vốn gộp 4 điểm ảnh làm 1 để giúp điểm ảnh đó có nhiều dữ liệu màu sắc, ánh sáng... hơn. Samsung thì họ dùng công nghệ pixel binning mà họ gọi là Tetracell để cho ra tính năng tương tự nhưng khác một chút. 4 điểm ảnh gộp lại theo kiểu 2x2 để tạo ra một siêu điểm ảnh, trong khi Quad Bayer sắp xếp các điểm ảnh đó để tạo ra ma trận RGB thì Tetracell trên cảm biến GM1 chỉ đơn thuần gấp 4 số điểm ảnh lên mà không sắp xếp kiểu ma trận như Quad Bayer. Do đó, sẽ cho ra ảnh với độ phân giải 48MP trong khi cảm biến là 12MP.

Sony ứng dụng công nghệ Quad Bayer vốn gộp 4 điểm ảnh làm 1 để giúp điểm ảnh đó có nhiều dữ liệu màu sắc, ánh sáng... hơn. Samsung thì họ dùng công nghệ pixel binning mà họ gọi là Tetracell để cho ra tính năng tương tự nhưng khác một chút. 4 điểm ảnh gộp lại theo kiểu 2x2 để tạo ra một siêu điểm ảnh, trong khi Quad Bayer sắp xếp các điểm ảnh đó để tạo ra ma trận RGB thì Tetracell trên cảm biến GM1 chỉ đơn thuần gấp 4 số điểm ảnh lên mà không sắp xếp kiểu ma trận như Quad Bayer. Do đó, sẽ cho ra ảnh với độ phân giải 48MP trong khi cảm biến là 12MP.

Samsung đã cố tạo ra cảm biến có độ phân giải siêu cao cho những mục đích khác nhau nhưng một ứng dụng rõ nhất là khi crop hình, bạn có thể thoải mái crop lại hình ảnh mà không bị vỡ, mất nét do độ phân giải của cảm biến này mang lại. Ngoài ra, chất lượng hình ảnh khi chụp thiếu sáng, chụp tối cũng được cải thiện, mình thấy là hình ảnh được chụp sáng và nét hơn, ít nhiễu. Máy cố gắng đẩy hình sáng hơn ở mức bình thường trong khi chi tiết vẫn tốt mà chúng ta không phải kéo sáng ở hậu kỳ nhiều. Cảm biến 48MP đã giúp những điện thoại giá rẻ như Redmi Note 7 chụp tối tốt hơn và ấn tượng hơn.
Trong tương lai sẽ có nhiều điện thoại mang cảm biến 48MP xuất hiện, đặc biệt các hãng sản xuất tới từ Trung Quốc. Huawei đã làm từ P20 Pro với cảm biến 40MP và chứng tỏ được sự khác biệt và có chỗ đứng riêng. Nay thì cảm biến siêu lớn được mở rộng và mang xuống những phân khúc thấp hơn với cùng một mục đích sử dụng.
Cảm ơn Hung Mobile đã cho mình mượn chiếc Redmi Note 7 trong bài viết này.
Hình chụp thử với Redmi Note 7 (không qua chỉnh sửa, chỉ resize bằng Lightroom để up lên web, chụp với chế độ AI tắt):













