Cân bằng giữa ánh sáng bóng đèn và đèn flash

24/3/2014 10:3Phản hồi: 0
Cân bằng giữa ánh sáng bóng đèn và đèn flash


Từ Jay P Morgan


Hôm nay The Lens Slanted sẽ dạy bạn cách cân bằng ánh sáng trong một căn phòng bằng phương pháp sử dụng đèn flash. Nguyên tắc này có thể hơi khó hiểu và khó áp dụng nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình chụp ảnh. Nếu bạn chụp với phương pháp này, bạn sẽ cần phải cân bằng chúng với một nguồn thứ hai một cách thường xuyên. Nguyên tắc được áp dụng như nhau dù là đèn phòng hay ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn. Bằng việc sử dụng mô hình “tam giác phơi sáng” chúng tôi sẽ dạy các bạn làm thế nào để cân bằng hai nguồn sáng khác nhau trong bài học dưới đây. Như tôi đã nói, phương pháp áp dụng với cả trường hợp giữa đèn flash với ánh sáng hoàng hôn hay giữa đèn flash với bóng đèn dây tóc. Nguồn ánh sáng chính thu từ đèn flash còn nguồn sáng phát liên tục trở thành nguồn thứ cấp. Một bức ảnh ở mức độ trung bình có thể trở nên thú vị và bắt mắt hơn nếu bạn biết cách phơi sáng riêng biệt với ánh sáng trong phòng. Giờ hãy xem phương pháp này như nào:



#1 Hãy nhìn vào tam giác phơi sáng để biết cách cân bằng hai nguồn sáng khác nhau. Nó gồm ba phần: ISO (độ nhạy sáng), tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. ISO chi phối hầu hết bối cảnh. Bằng việc tăng hay giảm nó, ta sẽ có bức ảnh sáng hay tối hơn. Nó tác động như nhau đến những chiếc bóng đèn trong ảnh cũng như đèn flash. Tốc độ màn trập đảm nhiệm chi phối các bóng đèn trong khi khẩu độ ống kính là với các đèn flash:




#2 Tốc độ màn trập nhanh hay chậm không ảnh hưởng đến các đèn flash trong điều kiện một căn phòng tối ít ánh sáng xung quanh. Ánh sáng phát ra từ các đèn flash quá nhanh để bị ảnh hưởng bởi tốc độ màn trập. Tuy nhiên, với tốc độ màn trập nhanh hơn 1/80 giây vẫn có thể bắt kịp các đèn flash và làm hình ảnh tối đi. Đây có lẽ không phải là một vấn đề vì hầu hết chúng ta thường muốn giảm hết mức có thể tốc độ màn trập để có được một quá trình phơi sáng đủ cho các bóng đèn.



#3 Vậy nếu tốc độ màn trập không kiểm soát các đèn flash thì khẩu độ sẽ đảm nhiệm trọng trách này. Giả sử nếu tôi bật đèn flash lên rồi thiết lập khẩu độ ở f8 và ảnh thu được cho thấy các bóng đèn trong bức ảnh quá tối => Tôi có thể tiếp tục giảm tốc độ màn trập cho đến khi tôi có được một bức ảnh với đúng sáng.



#4 Ví dụ: Để chụp các bóng đèn flash, tôi để khẩu độ ở f14, tốc độ màn trập ở 1/50 giây => phần mặt người mẫu đã đúng sáng nhưng các bóng đèn hơi bị tối. Tôi muốn các bóng đèn sáng hơn nhưng không ảnh hưởng đến phần mặt. Tôi sẽ giảm tốc độ màn trập để xem các bóng đèn như nào.



#5 Đây là bức ảnh thu được với tốc độ màn trập gấp đôi so với ảnh trước - ở 1/25 giây. Các bóng đèn đã sáng hơn một chút.

Quảng cáo





#6 Thử giảm xuống còn 1/13 giây, các bạn có thể thấy các bóng đèn đã sáng lên nhưng phần mặt mẫu vẫn không bị thay đổi => Để khẩu độ lớn khi cần phơi sáng được lâu hơn.



#7 Tốc độ màn trập 1/6 giây: Các bóng đèn bắt đầu rực lên.



#8. Mỗi người có cách nhìn nhận riêng, là tôi, tôi ưng nhất bức ảnh ở tốc độ 1/25 giây. Giờ hãy xem ví dụ kết hợp giữa cả bóng đèn thường và đèn flash:

Quảng cáo





#9 Để tạo hậu cảnh nhằm minh họa cho ví dụ, chúng tôi kéo dây treo 30 bóng đèn cũ lên như hình. Tôi muốn có đủ tất cả các yếu tố để có thể tạo ra một bức ảnh đen trắng (dây đen với đèn trắng và tóc đen với màu áo trắng). Trang phục có điểm nhấn màu đen.

Người mẫu đang đứng ở giữa những chiếc đèn, vì vậy tốc độ màn trập càng chậm thì phần mặt mẫu càng bị tối. Tôi chụp bằng ống 70-200mm Tamron, để tiêu cự ở 120mm. Tôi bắt đầu với khẩu F6.3 để làm mờ các bóng đèn nhờ độ sâu trường ảnh thấp, tốc màn trập ¼ giây và giảm dần cho đến khi có được kết quả tốt nhất. Dưới đây là kết quả với tốc 1/50 giây, ánh sáng từ các bóng đèn làm khuôn mặt mẫu nhìn quá sáng do tôi vẫn để tốc hơi chậm.



#10 Tôi bắt đầu cho thêm các bóng đèn flash vào hậu cảnh.



#11 Sau khi thêm các bóng đèn flash, tôi sử dụng 1 đèn softbox OctoDome cũng một thiết bị tản sáng hình lưới từ dưới lên để ánh sáng thu được trông giống như ánh sáng từ bóng đèn khi chiếu lên mặt mẫu.



#12. Sau đó tôi bố trí một nguồn ánh sáng ven trên tóc của người mẫu, đây cũng là nguồn sáng cuối cùng trong phần cài đặt ánh sáng. nguồn sáng này sử dụng một đèn tản sáng lưới chếch góc 40 độ và một tấm hắt sáng 7" đánh bù sáng.



#13 Tiếp theo, tôi tạo màu xanh cho ánh sáng nền. Tôi cho thêm một tấm hắt sáng để bù sáng.



#14 Ý tưởng này không khó để nắm bắt mà khó trong việc áp dụng nguyên tắc. Nguyên tắc áp dụng với mọi nguồn sáng từ hoàng hôn, ngoài trời, đèn hay các nguồn sáng phụ khác. Khẩu độ quyết định các bóng nháy còn tốc độ chịu trách nhiệm đối với nguồn sáng chính. Hãy thực hành thật nhiều và tiếp tục ủng hộ chúng tôi!

Nguồn Pop Photo
Dịch All Image
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019