Kênh YouTube Iskandar Souza và kỹ thuật viên máy tính Paulo Gomes vừa phát hiện thêm chiêu thức “tẩy trắng” mới, “công nghệ” mà các nhà bán lẻ Trung Quốc đang áp dụng cho card màn hình trâu cày. Anh em khi mua card màn hình được quảng cáo là hàng gamer cũ, đổi trả bảo hành, hay xuất xứ từ Trung Quốc... thì cần phải cẩn thận hơn nữa, tránh trường hợp bị lừa.
Thị trường card màn hình đang trên đà giảm, và các chủ “chuồng trâu” tìm mọi cách để xả hàng càng nhanh càng tốt. Từ phù phép ốc vít, tem void đến thay mới back I/O panel... đều được áp dụng triệt để, cốt yếu bán được hàng cho người mua - chủ yếu là game thủ. Gần đây, các pháp sư Trung Hoa lại có thêm công nghệ tẩy trắng “hiện đại” hơn - sơn lại bề mặt chip nhớ để trông cho nó có vẻ mới. Nếu anh em chưa biết thì khi tiến hành đóng lại (hàn lại) chip nhớ thì sẽ để dấu vết, dễ nhận thấy nhất là 1 lớp ánh vàng trên mặt chip. Ngoài ra, khi GPU và chip nhớ hoạt động ở cường độ, nhiệt độ cao trong thời gian dài, vết ánh vàng này cũng sẽ hình thành. Lớp sơn của pháp sư sẽ tạo ra vẻ ngoài như mới cho chip nhớ, đánh lừa người mua. Dĩ nhiên, họ chưa thể sơn được GPU, dù vậy chắc không nhiều anh em mua card đồ họa lại mở ra đến tận GPU để kiểm tra.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mua card cũ, nếu điều kiện cho phép, anh em có thể kiểm tra màu sắc bề mặt của chip nhớ. Nếu nó chuyển sang vàng thay vì đen, hoặc nó mới 1 cách bất thường, hãy cẩn thận. Ngoài ra, nếu có thể tháo gỡ đến được GPU, hãy nhìn xem phần đế chip có ánh vàng hay không, đây cũng là điểm giúp phân biệt GPU gốc hay GPU đã qua đóng chip, hoặc chạy hết công suất trong thời gian dài. Cẩn thận hơn nữa, anh em hãy xem lớp epoxy xung quanh GPU, nếu nó có màu quá lạ (quá vàng, nâu) thay vì xám đen thì gần như phải tránh xa ngay lập tức. Những thứ đơn giản hơn có thể nhận biết ngay từ lúc cầm card là quan sát tem void trên 1 trong 4 ốc xung quanh GPU, tem của nhà phân phối, xem đầu ốc vít có còn nguyên vẹn hay đã có dấu vết mở rồi...
Trong 1 số trường hợp nếu anh em mua card cũ từ chính hãng, hoặc card mới nhưng thấy có dấu ánh vàng trên GPU thì cũng không cần quá lo lắng. Việc đóng lại GPU trên những mẫu card cao cấp là bình thường, do nhà sản xuất muốn tiết kiệm chi phí cho những thành phần linh kiện khác, vốn cũng có giá đắt đỏ, điển hình như trong video dưới đây.


Thị trường card màn hình đang trên đà giảm, và các chủ “chuồng trâu” tìm mọi cách để xả hàng càng nhanh càng tốt. Từ phù phép ốc vít, tem void đến thay mới back I/O panel... đều được áp dụng triệt để, cốt yếu bán được hàng cho người mua - chủ yếu là game thủ. Gần đây, các pháp sư Trung Hoa lại có thêm công nghệ tẩy trắng “hiện đại” hơn - sơn lại bề mặt chip nhớ để trông cho nó có vẻ mới. Nếu anh em chưa biết thì khi tiến hành đóng lại (hàn lại) chip nhớ thì sẽ để dấu vết, dễ nhận thấy nhất là 1 lớp ánh vàng trên mặt chip. Ngoài ra, khi GPU và chip nhớ hoạt động ở cường độ, nhiệt độ cao trong thời gian dài, vết ánh vàng này cũng sẽ hình thành. Lớp sơn của pháp sư sẽ tạo ra vẻ ngoài như mới cho chip nhớ, đánh lừa người mua. Dĩ nhiên, họ chưa thể sơn được GPU, dù vậy chắc không nhiều anh em mua card đồ họa lại mở ra đến tận GPU để kiểm tra.


Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mua card cũ, nếu điều kiện cho phép, anh em có thể kiểm tra màu sắc bề mặt của chip nhớ. Nếu nó chuyển sang vàng thay vì đen, hoặc nó mới 1 cách bất thường, hãy cẩn thận. Ngoài ra, nếu có thể tháo gỡ đến được GPU, hãy nhìn xem phần đế chip có ánh vàng hay không, đây cũng là điểm giúp phân biệt GPU gốc hay GPU đã qua đóng chip, hoặc chạy hết công suất trong thời gian dài. Cẩn thận hơn nữa, anh em hãy xem lớp epoxy xung quanh GPU, nếu nó có màu quá lạ (quá vàng, nâu) thay vì xám đen thì gần như phải tránh xa ngay lập tức. Những thứ đơn giản hơn có thể nhận biết ngay từ lúc cầm card là quan sát tem void trên 1 trong 4 ốc xung quanh GPU, tem của nhà phân phối, xem đầu ốc vít có còn nguyên vẹn hay đã có dấu vết mở rồi...


Trong 1 số trường hợp nếu anh em mua card cũ từ chính hãng, hoặc card mới nhưng thấy có dấu ánh vàng trên GPU thì cũng không cần quá lo lắng. Việc đóng lại GPU trên những mẫu card cao cấp là bình thường, do nhà sản xuất muốn tiết kiệm chi phí cho những thành phần linh kiện khác, vốn cũng có giá đắt đỏ, điển hình như trong video dưới đây.