Anh em dường như có đang nhận ra rằng cộng đồng nhiếp ảnh người sử dụng Fuji đang trở thành một trong những cộng đồng phát triển nhanh, mạnh và cho lại nhiều bức ảnh ấn tượng nhất ở nước ta? Bật mí nhé, không chỉ ở Việt Nam, Fujifilm đang được tin dùng khắp nơi trên thế giới.
Ai thích đường phố thì X100 Series, ai thích nhỏ gọn mà thay được lens thì dùng X-E, ai cần chất lượng quay phim tốt thì chọn X-H, ai thích các dòng chuyên nghiệp kiểu dáng cổ điển thì X-Pro. Mình thấy rất rất nhiều anh em sử dụng cho mục đích thương mại, chụp ảnh, chụp tạp chí sử dụng các dòng GFX (Medium Format) và @Khắc Tên cũng vậy. Câu hỏi được đặt ra là vì sao trong khoảng từ ba đến năm trở lại đây, các dòng máy ảnh của Fuji được người dùng đón nhận nồng nhiệt như vậy?
Những người chụp film đang than vãn rằng các cuộn phim đang ngày càng quá đắt. Nếu như anh em để ý thị trường thì những cuộn âm bản giờ đây đã tăng giá gần 40% so với tầm 3 năm trước. Và giờ đây, đối với những anh em chơi film không dư giả, anh em chắc hẳn sẽ nghĩ tới ít nhất 1 lần trong đời rằng: "Mình chụp tấm này chắc "bay mẹ" dĩa cơm tối!"
Ai thích đường phố thì X100 Series, ai thích nhỏ gọn mà thay được lens thì dùng X-E, ai cần chất lượng quay phim tốt thì chọn X-H, ai thích các dòng chuyên nghiệp kiểu dáng cổ điển thì X-Pro. Mình thấy rất rất nhiều anh em sử dụng cho mục đích thương mại, chụp ảnh, chụp tạp chí sử dụng các dòng GFX (Medium Format) và @Khắc Tên cũng vậy. Câu hỏi được đặt ra là vì sao trong khoảng từ ba đến năm trở lại đây, các dòng máy ảnh của Fuji được người dùng đón nhận nồng nhiệt như vậy?

Màu sắc khác biệt và cộng đồng thích sự hoài cổ
Những người chụp film đang than vãn rằng các cuộn phim đang ngày càng quá đắt. Nếu như anh em để ý thị trường thì những cuộn âm bản giờ đây đã tăng giá gần 40% so với tầm 3 năm trước. Và giờ đây, đối với những anh em chơi film không dư giả, anh em chắc hẳn sẽ nghĩ tới ít nhất 1 lần trong đời rằng: "Mình chụp tấm này chắc "bay mẹ" dĩa cơm tối!"

Ắt hẳn nếu anh em có tìm hiểu thì đã nghe qua một trong vài cái tên thuộc hệ màu độc đáo của Fujifilm như Classic Neg, Classic Chrome, Provia, Astia… chúng giả lập lại các màu film nổi tiếng của hãng. Và đây rồi, đây hoàn toàn là một lựa chọn sáng suốt để thay thế những chiếc máy film. Đừng hiểu nhầm ý mình, ý mình là anh em có thể cho ra bức ảnh với màu sắc tương đương, chụp tùy ý mà không cần cân đo đong đếm giá cả từng “cú bấm”, chứ hoàn toàn không thể nào thay thế được cảm xúc của máy film được.
Bên cạnh đó, anh em hoàn toàn có thể tùy chỉnh được rất nhiều các thông số để cho ra một bức ảnh giống màu film, độ sắc nét, clarity, nhiễu hạt,… Hơn nữa, sự bùng nổ các nền tảng xã hội (Instagram, 500px và Youtube) về hình ảnh và xu hướng lặp lại (ví dụ như thời trang hay kiến trúc cũng có tính chất tương tự) thì có rất nhiều cộng đồng tạo ra những bức ảnh hơi hướng hoài cổ. Anh em lên mạng tìm các cách chỉnh màu film, preset màu film thì dễ dàng nhận ra cộng đồng "màu sắc" Fuji là một trong những cộng đồng mạnh nhất.

Tất cả những điều này dẫn đến chuyện, nếu bạn yêu thích màu sắc cổ điển, không muốn mất quá nhiều tiền cho từng bức ảnh, cộng đồng hỗ trợ lớn, chụp ảnh số dễ dàng chia sẻ lên các mạng xã hội thì Fujifilm đương nhiên là một lựa chọn quá sáng giá.
Thiết kế và chất lượng hoàn thiện
Điều này chắc có lẽ mình nên mang lên làm tiêu chí hàng đầu thì đúng hơn. Thực sự là những chiếc máy Fujifilm luôn có thiết kế hút mắt người dùng. Từ những chiếc Range-Finder như X-Pro 2, X-Pro 3, X-E3, X-E4 đến những chiếc X-T4, X-T5, X-H2S luôn hấp dẫn từ mọi góc độ, không chỉ anh em mà còn là chị em nữa. Mình có một cô bạn, muốn tìm máy ảnh để tập tành chụp và nâng cao chất lượng ảnh khi đi du lịch và cô ấy chỉ thích chiếc X-A7 vào thời điểm đó, đơn giản là vì ngoại hình nó đẹp.

Quảng cáo
Những chiếc Fujifilm có kiểu dáng hoài cổ luôn rất đẹp
Chất lượng hoàn thiện cũng là một ưu điểm khác của các sản phẩm Fujifilm. Ví dụ như một chiếc X100V, mình thiết lập khẩu độ, tốc độ, ISO cho nó thông qua các vòng xoay trên máy và lens. Và mình thực sự, thực sự rất thích cách mà Fuji đã cân chỉnh từng nấc nhỏ bên trong mỗi “cú xoay”. Ngoài ra, cách chia nhỏ và làm kỹ lưỡng từng nấc như vậy dễ dàng giúp cho anh em biết được liệu mình có vô tình chạm vào nó, khiến nó lệch đi thông số mà mình thiết lập ban đầu hay không.

Bên cạnh các nút bấm thì từ cảm giác cầm, các phần nhựa, cao su, kim loại mát lạnh trên những chiếc máy Fujifilm đều cho cảm giác về một sản phẩm cao cấp trong lòng bàn tay. Trừ những chiếc X-A dòng cấp thấp ra thì từ thời X-E3, chất lượng hoàn thiện sản phẩm của Fujifilm thực sự tăng dần đều theo hàng năm. Trước đây, mình cầm thử chiếc X70, cảm giác đó không thể nào quên, dù đó không phải là một chiếc máy quá chăm chút về mặt hoàn thiện, nhưng ngay từ thời điểm đó, mình đã có ý nghĩ nếu Fujifilm cải tiến mức độ hoàn thiện và giữ nguyên các triết lý hãng theo đuổi, thành công sớm muộn gì cũng đến với họ.
Hướng đi khác biệt về cảm biến
Mình nghĩ có lẽ Fujifilm là một trong những nhà sản xuất có hướng đi khôn ngoan và khác biệt nhất trong khoảng 5-7 năm trở lại đây ở thị trường máy ảnh. Khác với một ông lớn Nhật Bản (Sony) đấu tay đôi với 2 ông lớn Nhật bản khác (Nikon và Canon, Panasonic nhỏ nên thôi bỏ qua nhé anh em) ở phân khúc full-frame thì Fuji lại chọn con đường Crop APS-C và Medium Format (hay chính xác hơn là Crop Medium Format).
Full-frame có 2 vấn đề quan trọng mà anh em cần lưu tâm. Một là nó đắt, anh em có thể dễ dàng so sánh một chiếc Full-frame Sony/Nikon (không gương lật) với một chiếc máy của Fujifilm sử dụng cảm biến Crop với các tính năng tương đương nhau thì giá những chiếc “máy lớn” luôn cao hơn. Từ đó dẫn đến việc hệ thống ống kính phải đắt đỏ hơn khi chúng phải “gánh” bề mặt cảm biến lớn.
Quảng cáo
Ngoài ra, các phụ kiện đi kèm, túi/balo, grip,… đều có giá cao hơn (về mặt lý thuyết) nếu bạn đầu tư vào một chiếc máy full-frame thay vì một chiếc Crop. Số tiền dư giả, anh em có thể sắp thêm một con lens chất lượng, đầu tư thêm vài cái filter để phơi sáng. Mình đã nói đến vẫn đề này khá kỹ trong bài viết bên dưới, anh em có thể xem qua.

2023: Liệu kích thước cảm biến còn quan trọng cho một thiết bị ghi hình?
Sẽ có nhiều nguyên nhân đưa một người dùng cơ bản hay một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đi đến quyết định mua một chiếc máy ảnh. Đó có thể là hệ thống ống kính, kích thước, các tính năng đi kèm, độ quen tay khi sử dụng, chất màu ảnh, thương hiệu…
tinhte.vn
Vấn đề tiếp theo là câu chuyện muôn thuở, liệu tới thời điểm này, cảm biến Crop APS-C có còn thua Full-frame quá xa hay không. Câu trả lời của mình là thua, nhưng không còn quá xa nữa, khác biệt có chăng chỉ ở chụp đêm. Ở Tinh Tế, để chụp sản phẩm, tụi mình vẫn ưu tiên những chiếc Nikon Z6 hay Z7 nhưng tụi mình sử dụng rất nhiều những chiếc crop (như đã chia sẻ bên trên).
Mình cũng thấy rất nhiều anh em vẫn hoàn toàn chụp ảnh, quay phim thương mại, kiếm tiềm từ các TVC, tiệc cưới, studio sử dụng những chiếc máy Crop của Fujifilm hoàn toàn bình thường. Đồng ý là full-frame tốt hơn một chút đó, nhưng liệu anh em có “mạnh tay” để chi trả số tiền cao hơn 1/3 hay thậm chí là một nửa để sở hữu “một chút” đó không.

Chụp sản phẩm, đồ ăn hay thương mại nói chung không hề khó khăn với Fujifilm
Có một chi tiết nữa trong chuyện phân cấp sản phẩm khá hay của Fujifilm là chuyện nhà sản xuất này đều sử dụng 1 kích thước cảm biến cho toàn bộ dải sản phẩm của họ. Và câu chuyện chọn lựa của anh em chỉ là, tính năng, cấu hình X-trans nào, sản xuất ở Nhật hay Indo, ISO bao nhiêu, kiểu dáng ra sao,… còn gần như anh em sẽ không lăn tăn đến chuyện chiếc máy của mình có thực sự thua thiệt qúa nhiều nếu đem điều này so sánh như câu chuyện của các hãng khác.
Medium Format
Hay nói đúng hơn là Crop Medium Format thì Fujifilm cũng đang là “ông kẹ”. Fujifilm Việt Nam đưa toàn bộ các dòng sản phẩm này về bán chính hãng và mình đã gặp khá nhiều nhiếp ảnh gia chụp thời trang, chụp báo, tạp chí lớn chuyện in ấn, họ dần chuyển sang và sử dụng các dòng sản phẩm này của Fujifilm. Nhìn qua các đối thủ, chỉ có mỗi Leica dòng S được Leica bán chính hãng và Hasseblad được phân phối bởi BHAsia đấy nhưng thật khó để anh em thấy chúng ngoài đường chứ dừng nói gì đến chuyện làm nghề. Pentax 645Z thì thôi bỏ qua nhé anh em.

Hình chụp từ Fujifilm GFX 100S
Nếu để so sánh, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, hầu như anh em ở tất cả các thị trường, anh em đều thấy những chiếc máy ảnh số Medium Format của Fuji hoàn toàn vượt trội về doanh số, hệ thống ống kính của họ không phải thuộc vào loại “đồ sộ nhất”, nhưng nó dễ dàng để anh em “tiếp cận nhất”. Một chiếc ống kính cùng tiêu cự chỉ có giá khoảng 50-80 triệu của Fujifilm thì lại có giá tầm 150-250 triệu trên các dòng Leica S, thực sự là quá khó dù cho chất lượng là điều chúng ta chưa cần bàn tới.

Vì sao mình chọn Fujifilm GFX 100s: cảm biến lớn, máy nhỏ, đẹp, màu ảnh
Xin chia sẻ với anh em những lý do mà mình đã chọn Fujifilm GFX 100s. Mục đích dùng của mình với chiếc máy ảnh này là chụp ảnh và mình quan tâm nhiều đến chất lượng ảnh. Mình cũng thích mang máy ảnh trong balo để có thể dùng hàng ngày nên việc một…
tinhte.vn
Quan điểm rất cá nhân: X100 Series và X-E Series
Đối với mình, cuộc chơi của Fujifilm thực sự sang trang khi Fujifilm giới thiệu X100F và X-E3. Chúng đều là những chiếc máy phù hợp với thị hiếu người dùng vào thời điểm đó, thời điểm mà những chiếc DSLR đã đạt đến giới hạn của thành công, bước vào giai đoạn thoái trào và các chiếc máy mirrorless lên ngôi. Lúc đó, người ta săn tìm một chiếc máy nhỏ, gọn, giá tốt, lens ngon, chất ảnh khác biệt, thiết kế đẹp, ấn tượng và một thương hiệu lâu đời. Fujifilm X100 Series và X-E Series cho họ được điều đó.

https://tinhte.vn/thread/lai-thu-fujifilm-x100-lan-nay-la-x100v.3567434/

Lại thử Fujifilm X100..., lần này là X100v
Ngày xưa từng không thể nào chấp nhận được X100
12 năm trước, anh @binhpt đến gặp mình cafe sáng, thấy ảnh cầm chiếc X100 của Fujifilm vừa đẹp vừa gọn thì mình gạ mượn để thử trải nghiệm một buổi xem sao.
tinhte.vn
Dòng X100 Series có thể được coi là “một mình một ngựa” trên đường đua của mình mà không gặp bấy kỳ sự kháng cự nào quá lớn. Trong khi Sony với các dòng RX100 Series hay ZV, ZF đều tập trung vào câu chuyện tiêu cực zoom hay Canon, Leica (D-Lux, C-Lux) cũng vậy thì hầu như không có nhà sản xuất nào đánh vào phân khúc của X100 Series (Leica Q và Sony RX1 là những câu chuyện khác).
Nên nếu anh em muốn mua một chiếc máy "street life" thì hầu như chỉ có X100F hay X100V là các lựa chọn sáng giá. Có thể nhiều anh em sẽ nhắc mình quên Ricoh GR3 hay GR3X nhưng thực sự câu chuyện phân phối, cộng đồng chơi, khả năng mua đi bán lại, thương hiệu khiến cho sản phẩm này khó mà "phất" lên tại thị trường như Việt Nam được.

20 ngày đầu tiên với Fujifilm X-E3 vs ống 23mmf2
Mời anh em xem qua hình ảnh mình chụp bằng bộ máy Fujifilm X-E3 và ống 23mm f2 (một vài tấm bằng 23mm f1.4). Mình đã quyết định mua bộ này khi được cầm thử bộ máy sau khi nó ra mắt ở Việt Nam. Mục đích dùng máy hình của mình rất đơn giản…
tinhte.vn
X-E4 là một trong những chiếc máy cho chất lượng, hiệu năng sử dụng trên giá thành tốt nhất mà anh em có thể mua được. Ở Tinh Tế, ngoài @cuhiep thì các mod @thanhtung6868 hay anh @Trần Hoàng Long. đều sử dụng chiếc máy này cho công việc và cuộc sống. Bên cạnh nguyên nhân là nhỏ gọn, đi kèm lens “kit” 27mm (quy đổi 40mm full-frame) chất lượng thì đẹp, tinh tế là những từ ngữ chính xác để miêu tả chiếc máy này. Thậm chí anh Hiệp còn cầm nó đi Tây Ban Nha và hầu hết những hình ảnh anh em thấy tạ MWC23 vừa qua đều chụp từ "combo" này. Hay mod @Pnghuy đang sử dụng X100V và X-T4.


Ảnh chụp từ X-E3 (2019)
Hệ thống ống kính bên thứ 3 hỗ trợ rất nhiều
Fujifilm và Sony là 2 nhà sản xuất dường như chịu khó nhất để cho các hãng bên thứ 3 sản xuất ống kính cho mình. Mình có đề cập đến vấn đề này trong bài viết bên dưới. Và nếu như anh em thấy những chiếc lens “chính chủ” chưa đủ làm hài lòng anh em, ta hoàn toàn có thể chọn các dòng lens bên thứ 3 hỗ trợ ngàm X. Từ những chiếc lens giá rẻ “quay tay” của "anh bạn hàng xóm" Trung Quốc như TTartisan hay 7Artisan cho đến Sigma, Tamron, Zeiss, tất cả tạo nên một hệ sinh thái ống kính không lồ mà anh em không hề lăn tăn thiếu tiêu cự, thiếu kiểu dáng, thiếu giá thành khi mua máy ảnh Fujifilm.


Canon sẽ ra mắt ít nhất 7 ống kính ngàm RF mỗi năm
Mới đây, trong một buổi phỏng vấn với Newswitch, giám đốc điều hành của Canon - Tsuyoshi Tokura đã chia sẻ rằng kể từ khi những chiếc máy EOS R được ra mắt thì nhà sản xuất hàng đầu Nhật Bản đã đều đặn ra mắt 7-8 chiếc ống kính mỗi năm.
tinhte.vn
Các nguyên nhân khác
Có một nguyên nhân hơi kỳ quặc mà thậm chí là vô lý mà bản thân mình gặp phải đó chính là việc: “liệu anh em có bao giờ thích sở hữu hay nghĩ về một sản phẩm đắt tiền và xịn xò nhất chưa?”. Mình có, và đó là Leica. Nhưng mình không đủ khả năng kinh tế để sở hữu một chiếc Leica ngàm M và các ống kính đắt đỏ ấy, nên Fuji sẽ là câu trả lời. Có lẽ nhiều anh em cũng có cùng suy nghĩ giống mình nên đây cũng có thể xem là một lý do chủ quan khác.
Kết luận
Một bài viết rất dài và hi vọng anh em có thể hiểu được nội dung mà mình muốn truyền tải. Con đường mà Fujifilm đang đi là hoàn toàn đúng đắn và những thành công mà hãng có được ở thời điểm hiện tại là xứng đáng. Nếu anh em đang sử dụng Fujifilm thì hãy chia sẻ thêm với mình nhé!
Mời anh em xem một vài hình khác từ Fujifilm X-T4:
Trên tay TTArtisan AF 27mm f/2.8 cho Fujifilm.