Ở kỳ công bố báo cáo tài chính quý IV năm 2022 vừa được tổ chức cuối tuần vừa rồi, CEO Alphabet Sundar Pichai xác nhận nhiều dịch vụ của Google, trong đó có dịch vụ tìm kiếm trực tuyến phổ biến nhất hành tinh, cũng sẽ được tích hợp công nghệ từ thuật toán machine learning Google tự phát triển. Tuyên bố của ông Pichai là, người dùng sẽ sớm được tương tác với mô hình ngôn ngữ mới nhất và hiệu quả nhất, kết hợp với việc tìm kiếm trực tuyến một cách sáng tạo.
Rất có thể, công cụ này sẽ được ra mắt ngay giữa tuần này, khi The Verge nhận được lời mời tham dự một sự kiện của Google vào ngày 8/2, tức là thứ 4 tuần này. Google nói tại sự kiện này, thông tin về những tính năng mới của những giải pháp “tìm kiếm, bản đồ và nhiều thứ nữa” sẽ được họ công bố. Sự kiện này sẽ được chiếu trực tiếp trên YouTube vào lúc 8 giờ rưỡi tối 8/2 theo giờ Việt Nam.
Sau công cụ trực tuyến, sẽ đến lượt Gmail và Google Docs được tích hợp chatbot phục vụ tăng năng suất làm việc của mọi người.
Động thái này cũng không có gì bất ngờ, khi cuộc đua thương mại hoá thuật toán machine learning đã bắt đầu bùng nổ vào tuần trước, khi OpenAI công bố phiên bản ChatGPT Plus thu phí, người dùng không phải chờ đợi để được nói chuyện với AI. Còn Microsoft cũng cho ra mắt Teams Premium đóng phí 7 USD một tháng với những tính năng làm việc và họp trực tuyến dựa trên sức mạnh của GPT-3.5.
Cụ thể hơn, mô hình ngôn ngữ mà các kỹ sư Google đang phát triển có tên LaMDA (Language Model for Dialogue Applications), và dự kiến chatbot dựa trên mô hình ngôn ngữ này sẽ được cập nhật vào dịch vụ tìm kiếm Google “trong những tuần và tháng tới.” Những thông tin không chính thức nói, Google đang thử nghiệm giải pháp chatbot đặg tên là “Apprentice Bard” trong phòng lab của bộ phận nghiên cứu phát triển.
Hồi năm 2021 tại sự kiện Google I/O, Alphabet đã trình diễn sức mạnh của thuật toán mô hình ngôn ngữ LaMDA thế hệ thứ nhất, nhưng ngay sau đó, nếu anh em còn nhớ, một kỹ sư phần mềm đã lên tiếng nói rằng AI của Google “có ý thức”, với những ý tưởng trò chuyện cũng như cảm xúc giống hệt như một đứa trẻ.
Cùng lúc, Google cũng đang có một mô hình ngôn ngữ đang trong quá trình phát triển, đặt tên là PaLM.
Quay lại với thực tại, CEO Pichai trong thời gian qua đã liên tục đề cập đến khả năng của AI, cũng như cách mà vị giám đốc này nghĩ thế giới nên chuẩn bị để chấp nhận công nghệ AI trong mọi ngành nghề, với bằng chứng chính là phản hồi đầy tích cực của mọi người với ChatGPT, ra mắt từ tháng 11 năm ngoái. Một ứng dụng khác của thuật toán machine learning chính là DeepMind, công ty con của chính Alphabet. CEO Pichai nói hiện tại đã có khoảng 1 triệu nhà khoa học trên toàn thế giới đã tận dụng thư viện 200 triệu chuỗi protein xoắn đã được giải mã nhờ vào thuật toán của DeepMind.
Theo Techspot
Rất có thể, công cụ này sẽ được ra mắt ngay giữa tuần này, khi The Verge nhận được lời mời tham dự một sự kiện của Google vào ngày 8/2, tức là thứ 4 tuần này. Google nói tại sự kiện này, thông tin về những tính năng mới của những giải pháp “tìm kiếm, bản đồ và nhiều thứ nữa” sẽ được họ công bố. Sự kiện này sẽ được chiếu trực tiếp trên YouTube vào lúc 8 giờ rưỡi tối 8/2 theo giờ Việt Nam.
Sau công cụ trực tuyến, sẽ đến lượt Gmail và Google Docs được tích hợp chatbot phục vụ tăng năng suất làm việc của mọi người.
Động thái này cũng không có gì bất ngờ, khi cuộc đua thương mại hoá thuật toán machine learning đã bắt đầu bùng nổ vào tuần trước, khi OpenAI công bố phiên bản ChatGPT Plus thu phí, người dùng không phải chờ đợi để được nói chuyện với AI. Còn Microsoft cũng cho ra mắt Teams Premium đóng phí 7 USD một tháng với những tính năng làm việc và họp trực tuyến dựa trên sức mạnh của GPT-3.5.
Cụ thể hơn, mô hình ngôn ngữ mà các kỹ sư Google đang phát triển có tên LaMDA (Language Model for Dialogue Applications), và dự kiến chatbot dựa trên mô hình ngôn ngữ này sẽ được cập nhật vào dịch vụ tìm kiếm Google “trong những tuần và tháng tới.” Những thông tin không chính thức nói, Google đang thử nghiệm giải pháp chatbot đặg tên là “Apprentice Bard” trong phòng lab của bộ phận nghiên cứu phát triển.
Hồi năm 2021 tại sự kiện Google I/O, Alphabet đã trình diễn sức mạnh của thuật toán mô hình ngôn ngữ LaMDA thế hệ thứ nhất, nhưng ngay sau đó, nếu anh em còn nhớ, một kỹ sư phần mềm đã lên tiếng nói rằng AI của Google “có ý thức”, với những ý tưởng trò chuyện cũng như cảm xúc giống hệt như một đứa trẻ.
Cùng lúc, Google cũng đang có một mô hình ngôn ngữ đang trong quá trình phát triển, đặt tên là PaLM.
Quay lại với thực tại, CEO Pichai trong thời gian qua đã liên tục đề cập đến khả năng của AI, cũng như cách mà vị giám đốc này nghĩ thế giới nên chuẩn bị để chấp nhận công nghệ AI trong mọi ngành nghề, với bằng chứng chính là phản hồi đầy tích cực của mọi người với ChatGPT, ra mắt từ tháng 11 năm ngoái. Một ứng dụng khác của thuật toán machine learning chính là DeepMind, công ty con của chính Alphabet. CEO Pichai nói hiện tại đã có khoảng 1 triệu nhà khoa học trên toàn thế giới đã tận dụng thư viện 200 triệu chuỗi protein xoắn đã được giải mã nhờ vào thuật toán của DeepMind.
Theo Techspot