"Chuyến tàu Titanic" của Intel sau cùng cũng đã chìm hẳn dưới biển sâu khi bản kernel mới nhất của Linux đã bỏ bớt 65,000 dòng lệnh hỗ trợ cho kiến trúc này. Hồi cuối tháng 7 vừa qua, Intel cũng khai tử Itanium khi ngừng giao các đơn đặt hàng Itanium cho máy chủ.
Là kết quả hợp tác giữa HP và Intel, Itanium (IA-64) là dòng vi xử lý được những người sáng lập ra kỳ vọng sẽ "bủa vây lấy PowerPC" và "tiêu diệt x86". Nhưng trớ trêu thay, sau hơn 20 năm ra đời, x86 không những vẫn sống tốt, PowerPC vẫn còn tồn tại mà chính là Itanium mới là kẻ bị lãng quên. Trong bản nhật kernel 6.7 mới nhất của Linux, các dòng lệnh hỗ trợ Itanium đã được gỡ bỏ. Như vậy, Linux 6.6 LTS sẽ là bản OS cuối cùng mà các CPU Itanium còn có thể hoạt động được.
Động thái trên của các nhà phát triển Linux là có thể hiểu được, khi mà mẫu chip Itanium 9700 (Kittson) cuối cùng ra mắt từ 2017 vốn dựa trên tiến trình 32 nm. Thực chất Kittson chỉ là bản nâng cấp nhẹ của Itanium 9500 (Poulson) vốn đã ra mắt từ 5 năm trước đó, cũng trên 32 nm. Ban đầu, Kittson được dự tính dựa trên tiến trình 22 nm, tuy nhiên sau đó Intel vẫn ở 32 nm và không có kế hoạch phát triển sản phẩm mới nào nữa. Trên thực tế từ sau Kittson, khách hàng duy nhất còn đặt mua Itanium là HP (HPE).
Ban đầu IA-64 được phát triển nhằm để thay thế hoàn toàn x86 (32-bit trở về trước). Nhưng IA-64 không tương thích với các ứng dụng nền tảng x86 cũ nên các nhà phát triển rất ngại chuyển qua nó. Thêm vào việc AMD tung ra kiến trúc x86-64 (64-bit) không lâu sau đó đã xoay chuyển cục diện 180 độ, đến mức chính Intel cũng phải tích hợp x86-64 lên các sản phẩm của hãng sau này. IA-64 từ chỗ "con cưng" trở thành "con ghẻ" và dần bị lãng quên…
Phoronix
Là kết quả hợp tác giữa HP và Intel, Itanium (IA-64) là dòng vi xử lý được những người sáng lập ra kỳ vọng sẽ "bủa vây lấy PowerPC" và "tiêu diệt x86". Nhưng trớ trêu thay, sau hơn 20 năm ra đời, x86 không những vẫn sống tốt, PowerPC vẫn còn tồn tại mà chính là Itanium mới là kẻ bị lãng quên. Trong bản nhật kernel 6.7 mới nhất của Linux, các dòng lệnh hỗ trợ Itanium đã được gỡ bỏ. Như vậy, Linux 6.6 LTS sẽ là bản OS cuối cùng mà các CPU Itanium còn có thể hoạt động được.
Động thái trên của các nhà phát triển Linux là có thể hiểu được, khi mà mẫu chip Itanium 9700 (Kittson) cuối cùng ra mắt từ 2017 vốn dựa trên tiến trình 32 nm. Thực chất Kittson chỉ là bản nâng cấp nhẹ của Itanium 9500 (Poulson) vốn đã ra mắt từ 5 năm trước đó, cũng trên 32 nm. Ban đầu, Kittson được dự tính dựa trên tiến trình 22 nm, tuy nhiên sau đó Intel vẫn ở 32 nm và không có kế hoạch phát triển sản phẩm mới nào nữa. Trên thực tế từ sau Kittson, khách hàng duy nhất còn đặt mua Itanium là HP (HPE).
Ban đầu IA-64 được phát triển nhằm để thay thế hoàn toàn x86 (32-bit trở về trước). Nhưng IA-64 không tương thích với các ứng dụng nền tảng x86 cũ nên các nhà phát triển rất ngại chuyển qua nó. Thêm vào việc AMD tung ra kiến trúc x86-64 (64-bit) không lâu sau đó đã xoay chuyển cục diện 180 độ, đến mức chính Intel cũng phải tích hợp x86-64 lên các sản phẩm của hãng sau này. IA-64 từ chỗ "con cưng" trở thành "con ghẻ" và dần bị lãng quên…
Phoronix