Xác nhận với Thanh Niên Online, đại diện của FPT Telecom vừa cho biết tuyến cáp quang biển AAG lại tiếp tục bị đứt vào trưa 26/5.
Hiện tại, vị trí đứt cáp quang biển AAG chưa được xác định. Đây là lần thứ 3 trong năm 2015, tuyến cáp quang biển này bị đứt.
Trước đó, vào ngày 23/4 qua, tuyến cáp quang AAG bị đứt dẫn tới lưu lượng internet đi quốc tế bị ảnh hưởng hơn 2 tuần.
Việt Nam có tổng cộng bốn tuyến cáp quang biển, trong đó tuyến AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, có dung lượng truyền tải lớn nhất; còn các tuyến SE-ME-WE-3, TVH có dung lượng thấp và đã được sử dụng 10 - 15 năm nay. Tuyến cáp IA tuy mới được xây dựng nhưng dung lượng không bằng AAG.
Theo khuyến cáo của FPT Telecom, người dùng chỉ nên sử dụng internet kết nối đi quốc tế cho các dịch vụ quan trọng, các dịch vụ khác nên chuyển sang các trang trong nước để tối ưu hóa dung lượng truyền tải.
Theo Thanh Niên Online
Hiện tại, vị trí đứt cáp quang biển AAG chưa được xác định. Đây là lần thứ 3 trong năm 2015, tuyến cáp quang biển này bị đứt.
Trước đó, vào ngày 23/4 qua, tuyến cáp quang AAG bị đứt dẫn tới lưu lượng internet đi quốc tế bị ảnh hưởng hơn 2 tuần.
Việt Nam có tổng cộng bốn tuyến cáp quang biển, trong đó tuyến AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, có dung lượng truyền tải lớn nhất; còn các tuyến SE-ME-WE-3, TVH có dung lượng thấp và đã được sử dụng 10 - 15 năm nay. Tuyến cáp IA tuy mới được xây dựng nhưng dung lượng không bằng AAG.
Theo khuyến cáo của FPT Telecom, người dùng chỉ nên sử dụng internet kết nối đi quốc tế cho các dịch vụ quan trọng, các dịch vụ khác nên chuyển sang các trang trong nước để tối ưu hóa dung lượng truyền tải.
Theo Thanh Niên Online