Câu chuyện nhiếp ảnh: Đạo ảnh & Đạo đức

kevin_pump
4/4/2018 5:5Phản hồi: 47
Câu chuyện nhiếp ảnh:  Đạo ảnh  &  Đạo đức
Những bức ảnh đẹp, những khung hình đầy ý nghĩa đều để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Thế nhưng buồn thay, không ít trong số đó lại không mang ý nghĩa “một bức ảnh không hề nói dối" và chúng lại gây tranh cãi rất nhiều.
Để có cái nhìn tổng quát về Đạo ảnh - Đạo đức, mình xin có loạt bài về vấn đề đạo đức trong ảnh.


Đàng sau danh vọng


Cách đây không lâu, trong giới nhiếp ảnh Việt Nam nổi lên một vụ việc gây nhiều phẫn nộ là việc một tay viết sách khoa học về chim, lặng lẽ lấy hình ảnh của rất nhiều nhiếp ảnh gia trên mạng cho vào sách mà không hề có tiền bản quyền, ghi danh hay thậm chí gọi điện xin ảnh. Và tác giả cuốn sách cũng chả buồn xin lỗi thành tâm với lời giải thích quanh co. Có lẽ việc sử dụng ảnh không xin phép là “chuyện thường ngày ở huyện" tại Việt Nam. Nhưng việc “ăn cắp" công sức người khác hay “độ" lại ảnh để đi thi để lấy danh vọng đã và đang xảy ra trên bình diện nhiếp ảnh toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam.


Còn nhớ, vào khoảng tháng 1 năm 2016, hãng máy ảnh Nikon đã phải đau đầu khi trao giải cho Chay Yu Wei trong cuộc thi Nikon Award với hình ảnh chiếc máy bay được cắt ghép vào trong khung ảnh. Nhanh chóng thôi, vụ việc được phanh phui và trở thành đề tài đàm tiếu rất nóng trên mạng với rất nhiều ảnh chế vui nhộn. Sau đó, Yu Wei cũng đã đăng đàn với lời xin lỗi trên instagram của mình. May mắn thay, anh lời xin lỗi của anh nhận được tha thứ khá nhiều, và anh vẫn còn đam mê nhiếp ảnh, vẫn chụp ảnh. Nhưng sự nhiệp thì...hạ hồi sẽ biết.

nikonprize.jpg
Bức ảnh được trao giải của Yu Wei với phần ghép chiếc máy bay trên trang web của Nikon

Screen Shot 2018-04-03 at 3.55.46 PM.png
Lời xin lỗi của Yu Wei được một số người chấp nhận.
jdarm880: Tôi tin vào cơ hôi làm lại lần nữa, chúng ta sống và học đến lúc chết

Một vài “cây đa, cây đề" trong làng nhiếp ảnh cũng không thoát khỏi những vụ lùm xùm, đơn cử như vụ của huyền thoại Steve McCurry với loạt bức ảnh được chỉnh sửa, xoá bớt chi tiết cũng tốn không ít giấy mực của các báo. Nhưng vụ việc đã dịu xuống ngay, khi mọi người nhận ra Steve McCurry chẳng nộp những bức ảnh đó cho báo chí để đưa tin. Như ông đã từng bộc bạch ông là người kể chuyện bằng hình ảnh (visual storyteller) chứ không phải phóng viên ảnh (photojounalist). Nhưng nếu tính bức ảnh theo câu nói “một bức ảnh trị giá ngàn lời nói" thì có lẽ, ảnh của Steve McCurry được liệt vào sách tiểu thuyết dựa trên câu chuyện có thật. Và có lẽ vì thế, Steve McCurry vẫn mãi là tượng đài nhiếp ảnh thế giới với cách kể chuyện ảnh tiểu thuyết của mình về các số phận.

BANGLADESH-10006_1.jpg
Bức ảnh chụp các cậu bé đang chơi bóng đá ở Bangladesh của Steve McCurry được đưa ra công chúng

bangladesh-10006play.jpg
Bức ảnh gốc chưa chỉnh sửa do Steve McCurry chụp- còn nguyên cậu bé phía sau bên trái hình

Quảng cáo




Thêm bớt chi tiết trong ảnh để đi thi có thể coi là “trọng tội" về mặt đạo đức trong giới Nhiếp Ảnh. Nhưng có những điều nhỏ, rất nhỏ như tăng nhẹ độ tương phản cũng khiến một phóng viên ảnh mất việc như chơi. Adnan Hajj, một phóng viên ảnh tự do chuyên bán ảnh cho Reuters đã chụp một bức ảnh cột khói cao ngất tại Beirut, Lebanon và đã làm đậm lên để “làm quá sự thật" một chút. Sau đó, một bức ảnh máy chiến đấu khác của Adnan Hajj bị phát hiện có hiện tượng “clone" thêm tên lửa vào. Kết quả, Reuters dừng hợp tác, tháo toàn bộ 920 ảnh của anh xuống. Sự nghiệp “làm đậm” hình ảnh của anh chấm dứt hoàn toàn chứ không may mắn như hai Nhiếp Ảnh gia ở trên, vì anh là PHÓNG VIÊN ẢNH.

untitled-1.jpg
Bức ảnh gốc và đã bị chỉnh sửa bởi Adnan. Bức ảnh đã huỷ hoại sự nghiệp của anh


Photojournalist, phóng viên ảnh, một cụm từ dường như chỉ dùng để miêu tả những con người dấn thân, trung thực để mang những hình ảnh chính xác nhất tới bạn đọc. Thế nhưng, sự việc cắt ghép thêm ảnh những tưởng chỉ tồn tại trong giới nhiếp ảnh Nghệ Thuật để thi vị cuộc sống lại xảy với Brian Walski một phóng viên ảnh của Los Angeles Times. Anh bị sa thải vì đã đi quá xa trong việc chỉnh sửa bức ảnh mang tính thời sự báo chí. Brian đã vượt quá làn ranh đạo đức trong ảnh báo chí, cơ hội đã hết, dù cho hai bức ảnh anh ghép lại, tất cả đều rất ý nghĩa và rất đẹp. Sự uổng phí một tài năng vì đạo đức.

brian-walski-del-conflicto-de-irak-del-31-de-marzo-del-2003.jpg
Hai bức ảnh gốc và bức ảnh được ghép lại bở Brian Wolski, tất cả đều đẹp, trừ đạo đức

Quảng cáo




Những tưởng vụ Photographygate của Adnan và Brian Wolski là hồi chuông gióng lên báo động về đạo đức trong giới phóng viên ảnh. Nhưng dường như danh vọng làm mờ mắt tất cả, những cú click chuột trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh vẫn xảy ra trong giới phóng viên ảnh. Souvid Datta, một cựu sinh viên luật và chính trị hẳn hoi, công tác với hàng loạt các tạp chí lớn như NatGeo, TIME, New York Times… đoạt cả các giải thương danh giá như Pulitzer Center , Magnum under 30….lại đi vào vết xe đổ của các bậc đàn anh. Trong bộ ảnh “Bóng tối ở Kolkata” ghi lại hình ảnh các cô gái bán hoa và nạn bạo lực tình dục anh đã đăng một bức ảnh chấm dứt hoàn toàn sự nghiệp đang thăng hoa của mình. Anh đã lấy hình ảnh của cố nhiếp ảnh gia Mary Ellen Mark chụp dự án về mại dâm tại Bombay năm 1978 cắt hình một nhân vật nữ trong đó và ghép vào ảnh của mình. Bên cạnh đó anh còn chú thích rất rõ ràng từng người trong ảnh như thật. Nhưng một bài báo trên Petapixel vào tháng 5 năm 2017 đã lật tẩy. Toàn bộ giải thưởng đã bị tước, toàn bộ ảnh đã bị rút như lời cảnh cáo về đạo đức phóng viên ảnh.

SouvidDuttaphoto-800x533.jpg
Bức ảnh đã chỉnh sửa của Souvid, với chú thích rất chi tiết rõ ràng về các thân phận trong ảnh -


maryellenmarkphoto.jpg
Bức ảnh của Mary Ellen Mark chụp năm 1978 tại Bombay có nhân vật nữ góc trái bị lấy bởi Souvid

plagiarisedfeat-800x420.jpg
Hình ảnh phóng to để phân tích bức ảnh của Souvid

Scandal của Nhiếp ảnh gia người Iran


Tệ hại hơn, không có những cú click chuột để cắt ghép, những bức ảnh ghi lại chuyện có diễn ra, nhưng….không thật. Không thật một chút nào, nhưng câu chuyện này lại có thật. Ngày 8/1/2018, Ramin Talaie, một tay chuyên viết về nhiếp ảnh, phim, truyền thông đã đăng một câu chuyện nực cười.

Đạo diễn Mehrdad Oskouei lừng danh người Iran đã cất công khó nhọc xin giấy phép đặc biệt để được quay phim tại các cơ sở giáo dưỡng nữ tại nước hồi giáo này. Ông mất 6 tháng để quay nên bộ phim tài liệu Starless Dreams được công chiếu rộng rãi trên toàn thế giới và được đánh giá rất cao. Làm phim tài liệu, dĩ nhiên có chút ít sự sắp đặt để mạch chuyện được hay và dĩ nhiên là phải có quay phim. Sadegh Souri đã được Oskouei nhận để quay bộ phim này. Nhưng chỉ 3 ngày trước khi bấm máy, Oskouei đã nhận ra Souri không thể quay tốt phim này vì không có những kĩ năng cần thiết, nhưng ông vẫn cho cậu cựu sinh viên của mình làm nhiếp ảnh gia chụp hậu kì. Và thế là ngày Oskouei mang phim đi dự liên hoan phim thì câu cựu học trò cũng có cho riêng mình bộ ảnh essay với cái tên rất kêu: Chờ đợi án tử hình (Waiting for Capital Punishment). Mở đầu tập ảnh là hình cô gái che mặt với ghi chú là Masha đã giết cha mình khi cha bắt ép gả bán cô.

Nhưng người trong hình chẳng phải là Masha mà là Katereh, còn cô gái tên Masha thì không bị tội chết. Oskouei biết rõ và chỉ ra điều đó vì đó là những cảnh hoàn toàn nằm trong bộ phim của ông. Souri là kẻ đáng bị lên án kịch liệt. Vì vụ án phim Starless Dreams bị phát hiện vì nó được chiếu rộng rãi. Trước đó, Souri còn chụp hậu trường cho phim Fuel Smuggler (Kẻ buôn dầu lậu) của đạo diễn Mohammad-Amin Shahnavazi. Và Fuel Smuggler đến giờ vẫn chưa hoàn thành vì âm thanh của phim bị dính tiếng màn trập quá lớn của Souri. Và đến giờ, anh chàng láu cá này đã có bộ ảnh Fuel Smuggling (Buôn dầu lậu). Vì phim chưa hoàn thành, nên Souri vẫn lọt qua và bị phanh phui bởi Starless Dreams.

ritratto_Souri.jpg
Chân dung kẻ láu cá Souri

FFE2016_Souri_Sadegh_001_HR.jpg
Bức ảnh chụp Katereh mà Souri lại bịa một lời ghi chú dài ngoằn là Masha phạm tội giết cha mình, đang chờ án tử hình

1_ymH25IPFgT732PpqAKV5MA.jpeg
Bên trái là bức ảnh trong bộ ảnh của Souri - bên phải là ảnh chụp màn hình từ phim Starless Dreams. Nó hoàn toàn giống nhau, vì nó là một

1_s0SEX0gu2s9W3wMJHcdquQ.jpeg
Bức ảnh bên trái trong bộ Fuel Smuggling - Bức ảnh bên phải trong phim Fuel Smuggler vẫn phải đang hậu kì phần âm thanh

Screen Shot 2018-04-03 at 1.14.28 PM.png
Trên trang web chính thức của Unicef, bức ảnh của Sadegh Souri vẫn còn trưng bày y nguyên

Cậu chuyện ăn cắp câu chuyện của người khác đã đi quá xa về mặt đạo đức trong chụp ảnh. Còn đâu đó những cảnh nhiếp ảnh gia bàn bạc ý tưởng, dắt mẫu ra phố ông đồ bị chụp bởi những nhiếp ảnh gia khác, chỉ thiếu là có câu chuyện và “caption" diễn ra nhan nhản. Đâu đó vẫn còn những người tự cho mình là nhà báo, chụp ảnh “làm đậm" và đổi màu hình ảnh, bẻ dư luận sang hướng khác. Và còn nhiều, còn nhiều các tay máy phóng viên ảnh dùng chiếc máy ảnh trở thành các công cụ cho những mục đích ngoài sự thật.



Phần tiếp: Lằn ranh của chỉnh sửa ảnh



Nguồn: Medium - Ramin Talaie
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bức ảnh gốc những đứa trẻ đá bóng của Steve McCurry thật ra đã rất đẹp ,thật đáng tiếc .
Có lẽ ông ấy đã quá khao khát sự hoàn hảo
Ăn trộm ý tưởng có bị coi là đạo ảnh không ad, ví dụ concept chụp ảnh cưới, ảnh sự kiện, ảnh quảng cáo, ảnh nghệ thuật.?!
w810i
CAO CẤP
6 năm
@dangvietdung Mấy cái đó chụp về treo trong nhà, cùng lắm đăng FB thôi chứ có thương mại đâu mà bác lo, cảm thấy ổn thì cứ "học hỏi" thôi, đừng vơ concept là của mình dc rồi 😁
conb
TÍCH CỰC
6 năm
@dangvietdung Việc ăn trộm ý tưởng là việc làm từ xưa đến nay của các nghệ nhân bác ạ, ai cũng ăn trộm phong cách, kỹ thuật, ý tưởng của thầy giáo, hay người mình thần tượng. Cơ mà lấy cái tinh hoa biến thành của mình là việc làm đáng hoan nghênh, còn bê nguyên xi từ A đến Z là thằng ăn cắp bác ạ.
x_chien
TÍCH CỰC
6 năm
@dangvietdung Chắc chắn là ko bị, vì ý tưởng để tham khảo mà, ko có các bậc tiền nhân đi trước thì lấy đâu ra kỹ thuật nhiếp ảnh mà show, đừng bê nguyên show hàng của người ta rồi nhận vơ là của mình là dc, nên trích dẫn là lời của ông này, ảnh của ông kia....vv
OxJade
TÍCH CỰC
6 năm
có 1 loại ăn cắp nữa trên fb đó là đồng nghiệp làm chung,đã save hết ảnh bên fb mình rồi đăng fb nó để câu like mà ko ghi tên nguồn :v
Đây là ảnh chụp máy test main điện thoại SAMSUNG . không biết đăng lên đây có bị còng không nhỷ? FB_IMG_1522845264402.jpg
@[HD]YêU cÔnG NgHệ đăng luôn hardware, schematic, software 😁
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Người đâu, còng đầu ông này lại cho anh.:mad:
haimap87
TÍCH CỰC
6 năm
Đối với Steve McCurry thì chẳng có gì để mà lên án ông ấy. Vì ông ta chỉ muốn kể chuyện theo cách của ông ta, chứ ko phải là phóng viên báo chí phải cần tuyệt đối tôn trọng sự thật.

Bất cứ ai đam mê nhiếp ảnh, đều biết cảm giác thôi thúc theo đuổi sự hoàn hảo đến tột cùng trong từng tấm hình của mình.
kr_13
ĐẠI BÀNG
6 năm
@haimap87 Tấm trẻ em đá bóng nếu là mình thì mình chắc chắn cũng sửa như vậy. Với lại chắc còn tuỳ mục đích của tấm ảnh để làm gì nữa. Làm ảnh phóng sự thì phạm quy thật, nhưng chỉ để story teller thì vô tư 😁
@haimap87 Nếu thế ông ấy nên chuyển qua hội họa. Sẽ thành tựu lớn
kr_13
ĐẠI BÀNG
6 năm
@misamainguyen Hic, bác ở đâu đi xuống đây vậy 😔
@kr_13 Ý em là nếu ông ấy muốn sự hoàn hảo tột cùng của tác phẩm đến mức thôi thúc phải touch thì làm họa sỹ sẽ hợp lắm í ☺
Bài viết rất hay, cảm ơn bạn
Mong chờ phần tiếp theo. 😁
Ethanol
TÍCH CỰC
6 năm
Lại nhớ quả ảnh Kền kền đợi mồi, ám ảnh vãi nôi.
kr_13
ĐẠI BÀNG
6 năm
Phóng viên ảnh giả sử không chỉnh sửa gì mà chỉ crop bức ảnh để lấy nội dung chính không thôi có được không nhỉ ? Hoặc giả ảnh tối quá chỉnh cho sáng lên chút thì thế nào ?
@kr_13 Được bác ạ
-[L]C[K]-
TÍCH CỰC
6 năm
@kr_13 có những nguyên tắc riêng của nó, ko làm trong đó thì cũng ko nói hết đx đâu. Có hẳn cả một nhóm (hoặc cty) chuyên để "chỉnh sửa ảnh" theo kiểu báo chí luôn mà. Còn crop chút xíu thì ko sao, chứ crop mà làm thay đổi sự thật là khác nữa
kevin_pump
TÍCH CỰC
6 năm
Crop được nhé bạn. Sáng tối thì chẳng đặng đừng mới làm
Những cây đại thụ bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo

các bác đừng lấy mấy chuyện kiếm cơm hàng ngày của ảnh dịch vụ ra để so sánh
Ảnh cột khói rõ ràng là có copy thêm khói ra chứ ko chỉ tăng tương phản. Nhìn đám khói của ảnh sau chỉnh sửa khác và nhiều khói hơn ảnh gốc
Chụp ảnh không được thì đi ăn cắp và đạo!?? 😁
Sao không dùng Adobe Ilustrator tạo ra hình ảnh 2D 3D đi :D
Và Dựng vIDEOS 3D bằng Maya đi :D
em thấy có vấn đề này khá mâu thuẫn.
nhiều ng nhẩy dựng lên khi thấy ảnh mình thiết kế bị ng khác xâm phạm , ok vấn đề này cần phải làm căng 😁 chém nó, nó k tôn trọng chất xám của mình, cơ mà bác ấy lại sài win lâu, phần mềm độ họa k bản quyền, e nghĩ mấy cái đó cũng là chất xám của ng ta mà....
kr_13
ĐẠI BÀNG
6 năm
@bán gạo ạo Hai cái đấy không liên quan bác ạ. chẳng hạn bác đi đường sai luật, may mắn không bị CAGT thổi phạt. Nhưng bác bắt được thằng ăn trộm xe của bác, thì bác vẫn có quyền kiện cho nó đi tù.
@kr_13 đều là thằng sài chất xám của người khác bác ơi 😁
topol1990
TÍCH CỰC
6 năm
Với nhiều người, việc photoshop với ảnh là bình thường, mặc định với ảnh cưới, studio. Với mình, dù cầm máy ảnh được 2 năm nhưng không hề xấu hổ hay buồn vì ko biết photoshop hay lightroom là gì cả, vì ảnh càng sắc nét, càng chân thật và cho màu chính xác thì càng tốt.
@topol1990 Thực ra từ thời ảnh film. Thuật ngữ darkroom cũng là một dạng hậu kỳ bác ạ, ví dụ như người ta dùng thuốc để làm ảnh sáng lên, hay độ tương phản đậm nhạt theo ý mình, rồi chưa kể là còn chấm màu vào ảnh nữa cơ. Công cụ Lightroom ra đời là một kiểu chơi chữ lại với Darkroom của nhiếp ảnh film bác ạ. Mình nắm quyền lực với bức ảnh trong tay, nên việc sử dụng công cụ chỉnh sửa như thế nào nó thể hiện được trình độ về nhận thức, về kỹ thuật và thẩm mỹ bác ạ. Đôi lúc là vì khách hàng nữa 😆. Quan điểm của e nhiếp ảnh là môn nghệ thuật với ánh sáng, các công cụ hậu kỳ chỉ chiếm 10% trong bức ảnh là vừa đủ rồi.
kr_13
ĐẠI BÀNG
6 năm
@topol1990 Không phải cứ pts hay lr là ko chân thật bác ạ. Vì bản thân cái máy chụp ra hình digital nó đã có sai số một mớ rồi. Chẳng hạn như chọn wb không đúng, hoặc dr không đủ, ... Với mình pts lr như đồ trang điểm của phụ nữ vậy. Cô gái trang điểm tinh tế vừa đủ, đẹp lên biết bao nhiêu lần, còn quá lòe loẹt lại lố, kiểu vậy.
longaya
ĐẠI BÀNG
6 năm
các bác xem coi có bị kết vào loại khung nào và thuộc loại ăn cắp nào ạ
Ảnh em chụp và chỉ cúng facebook. cái phong tranh vẽ bán ngon lành cả triệu.không hề hỏi hay liên hệ chi luôn.em phong xe ngang phát hiện hỏi cái nó chối ngay và lẩn. Đường tranh ở Saigon
29467994_10155487718914226_1755728265515863167_n.jpg 29472178_10155487721784226_428925593926170041_n.jpg
phat_83
ĐẠI BÀNG
6 năm
@longaya bác cho mình xin fb của bác nha, hình đẹp lắm. Hội An hả bác
@longaya Bác đã đăng ký quyền tác giả tác quyền chưa? Chưa đăng thì nếu thuần pháp luật (ko tính bất kì yếu tố tiêu cực nào) thì bác cũng khó thắng. Về nguyên tắc thì nếu bác kia mến mộ bác chép lại treo trong nhà thì thôi. Còn bán mà không được cho phép thì phải tiêu huỷ tịch thu hoặc chịu phạt với bác.
Thien Quoc
TÍCH CỰC
6 năm
@longaya Về mặt quyền sở hữu trí tuệ thì giả sử bác chứng minh được bức ảnh là bác chụp và chứng minh được rằng họa sĩ vẽ theo bức ảnh của bác thì suy ra bức tranh kia là "tác phẩm phát sinh". Tức là tác phẩm được thực hiện từ một tác phẩm khác và nếu tác phẩm gốc còn quyền tác giả thì bắt buộc tác phẩm phát sinh phải được sự cho phép.
longaya
ĐẠI BÀNG
6 năm
@phat_83 www.facebook.com/ho.s.long.3
1 tuần nữa sẽ auto reactivate trở lại ạ
có ai tag được "Nguyễn Tử Quảng và những người bạn" vào đây không?
Cám ơn bạn về bài viết 😃

"Đâu đó vẫn còn những người tự cho mình là nhà báo, chụp ảnh “làm đậm" và đổi màu hình ảnh, bẻ dư luận sang hướng khác." Ở xứ mình từng có sự kiện như vậy. Vì mục đích, lợi ích cá nhân mà họ sẵn sàng đánh đổ cả đạo đức, bóp méo sự thật.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019