Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Câu chuyện về cái bàn chải đánh răng: từ phát minh vĩ đại đến mối nguy của nhân loại

MinhTriND
6/2/2020 20:12Phản hồi: 115
Câu chuyện về cái bàn chải đánh răng: từ phát minh vĩ đại đến mối nguy của nhân loại
Kể từ khi được ra đời vào những năm 1930, đến nay, số lượng bàn chải nhựa được sản xuất, tiêu dùng và vứt đi mỗi năm đã gia tăng một cách đều đặn. Trong nhiều thế kỷ, bàn chải đánh răng về cơ bản được làm tự các loại vật liệu tự nhiên. Nhưng từ những năm đầu của thế kỷ 20, những ngày đầu của ngành công nghiệp đồ dùng nhựa, các nhà sản xuất mới bắt đầu dùng loại vật liệu này để làm ra chiếc bàn chải như chúng ta hiện thấy ngày nay.

Tốn hàng trăm, thậm chí hàng ngăn năm để nhựa có thể phân hủy, điều đó có nghĩa là gần như tất cả bàn chải đánh răng được tạo ra từ năm 1930 đến nay đều đang ở đâu đó trên địa cầu này, có thể là trong các bãi rác khổng lồ trôi nổi trên đại dương. Giờ đây, một số nhà thiết kế muốn định nghĩa lại bàn chải theo cái cách nó đã từng, ít nhất là thân thiện hơn với môi trường. Nhưng để làm được điều đó, chúng ta có lẽ cần phải ngược dòng thời gian để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với bàn chải đánh răng.

Một phát minh vĩ đại?

ban_chai_tinhte (2).jpg


Mọi người ai cũng thích có một hàm răng trắng sáng và sạch sẽ, điều này cũng đúng đối với loài người cách đây hàng trăm năm. Năm 2003, một khảo sát thực hiện bởi viện MIT (Mỹ) cho thấy bàn chải được đánh giá cao hơn cả ô tô, laptop hay điện thoại di động trong danh sách những món đồ không thể sống mà không có nó. Con người đã cảm thấy như vậy suốt một thời gian dài.


Các nhà khảo cổ học từng tìm thấy một dạng "tăm xỉa răng" trong các ngôi mộ cổ ở Ai Cập. Đức Phật được cho là đã nhai cành của một loại cây đặc biệt cho đến lúc phần đầu của nó đủ mịn để đóng vai trò là những chiếc lông bàn chải như hiện nay, sau đó dùng để làm sạch răng. Lông nhím lại là thứ được người La Mã chọn để đánh răng vào mỗi buổi sáng.

Chăm sóc răng là vấn đề dường như khắc sâu vào đầu của Minh Hiếu Tông, vị hoàng đế thứ 10 của triểu đại nhà Minh ở Trung Quốc. Ông là người đã thiết kế ra chiếc bàn chải đánh răng có hình dáng gần giống nhất với bàn chải của chúng ta ngày nay. Bộ phận làm sạch răng của mẫu bàn chải này là một búi lông lợn rừng ngắn được cố định vào một cái xương hoặc que gỗ để cầm.

Thiết kế đơn giản đó về cơ bản đã không thay đổi và tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng dường như nó không dành cho số đông. Lông lợn rừng và tay cầm làm từ xương từng là những thứ vật liệu đắt tiền và lạ mắt, điều đó nghĩa là chỉ những ai giàu có mới có tiền mua bàn chải để mà đánh răng. Số còn lại đã phải nhai các que làm từ cành cây, dùng mảnh vải, ngón tay,...hoặc đơn giản là không làm gì. Ở giai đoạn cuối những năm 1920, cứ 4 người Mỹ mới có 1 người sở hữu bàn chải đánh răng.

Chiến tranh đã thay đổi mọi thứ

JAG - Civil War.jpg


Mãi đến cuối thế kỷ 19, khái niệm về chăm sóc sức khỏe răng miệng dành cho mọi người, bất kể giàu nghèo mới bắt đầu được lan truyền trong cộng đồng. Và một trong những động lực thúc đẩy cho ý tưởng này đến từ chiến tranh. Giữa những năm 1800, Nội chiến Mỹ nổ ra, súng chỉ có thể lên đạn 1 viên 1 lần, thuốc súng và đạn được bọc trong nhiều lớp giấy. Khi sử dụng, những người lính cần phải xé các lớp giấy xoắn vào nhau này bằng răng của họ, nhưng không phải răng của ai cũng đủ khỏe để làm chuyện này.

Vài nha sĩ phục vụ cho quân liên bang của miền Bắc bày tỏ sự tuyệt vọng về tình trạng răng của những người xung quanh họ, nhưng thời điểm ấy, chăm sóc nha khoa không phải là vấn đề được chú trọng hàng đầu tại đây. Trái lại, ở miền Nam, quân Liên minh rất coi trọng sức khỏe răng miệng. Một nha sĩ quân y đã thành công trong việc truyền tải thông điệp đến mức mỗi người lính trong đơn vị của ông ta đều nhét 1 chiếc bàn chải đánh răng nhỏ vào túi áo để luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.

Trải qua 1 cuộc chiến dường như chưa đủ để bàn chải đánh răng được chú trọng đến mức buộc phải có mặt trong mọi phòng tắm của tất cả ngôi nhà. Thế chiến thứ 1 bùng nổ, quân đội Hoa Kỳ nhận thấy họ có một vấn đề vốn chưa được khắc phục triệt để từ lúc Nội chiến - sức khỏe răng miệng của người lính. Những thanh niên khỏe mạnh được tuyển dụng vào quân đội cần có đủ 6 chiếc răng, trong đó bao gồm răng hàm trên / dưới đủ tốt để có thể ăn những khẩu phần ăn vốn khô khan và khó nuốt.

Quảng cáo



Nhiều thanh niên trai tráng bị đánh rớt ở bài kiểm tra này. Đến Chiến tranh thế giới thứ II, các binh sĩ lúc này mới được hướng dẫn cách chăm sóc và giữ cho răng khỏe. Nha sĩ trở thành cái tên cần phải có trong mỗi tiểu đoàn và bàn chải đánh răng bắt đầu được cấp cho quân đội. Chiến tranh kết thúc, họ trở về nhà và cũng mang theo thói quen chăm sóc răng miệng đó.



Không chỉ quân đội, ý thức về việc giữ gìn sức khỏe răng miệng có lẽ cũng thay đổi trên khắp cả nước. Các nha sĩ tin rằng hàm răng tệ là dấu hiệu của bệnh tật, dinh dưỡng kém và xem thường việc vệ sinh cá nhân. Các chuyên gia về nha khoa bắt đầu đặt ra những câu hỏi về chăm sóc răng như 1 vấn đề xã hội, đạo đức và thậm chí là lòng yêu nước. Những chiến dịch tuyên truyền về lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe răng lan rộng trên toàn quốc. Đa phần, các chiến dịch đó hướng đến người nghèo, những người nhập cư hoặc phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Nhựa bắt đầu bước vào cuộc chơi

ban_chai_tinhte.gif


Khi nhu cầu bàn chải đánh răng tăng cao, sản xuất cũng được đẩy mạnh và một trong những nhân tố đắc lực nhất hỗ trợ cho quá trình này chính là các loại vật liệu mới, trong đó có nhựa. Vào đầu những năm 1900, các nhà hóa học phát hiện họ có thể tạo ra một loại vật liệu bền, bóng bẩy, thỉnh thoảng lại có thể nổ...Chúng được làm từ hỗn hợp của nitrocellulose và long não - một chất nhờn có mùi thơm từ cây nguyệt quế.

Quảng cáo



Loại vật liệu mới này có tên là celluloid, thích hợp để tạo hình thành nhiều vật dụng khác nhau, rẻ tiền và thật tuyệt để dùng làm bàn chải đánh răng. Năm 1938, phòng thí nghiệm quốc gia Nhật Bản lần đầu giới thiệu với công chúng một loại sợi mịn và mượt mà, với tiềm năng ứng dụng vào việc may những chiếc dù bền bỉ hơn cho quân đội. Cùng lúc đó, công ty hóa nhất DuPont có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng tung ra vật liệu gần tương tự: nylon.

Với đặc tính mềm mượt, cứng cáp nhưng cũng linh hoạt, vật liệu mới này ngay lập tức được cho là sự thay thế hoàn hảo cho lông lợn rừng vốn đắt tiền và có tính giòn, dễ dẫn đến gãy. Đến năm 1938, công ty Dr.West's bắt đầu sản xuất những chiếc bàn chải đánh răng đầu tiên làm từ nhựa và sợi nylon, vốn được quảng cáo là "kháng nước, khả năng chải răng sạch hơn và tuổi thọ cao hơn so với các loại bàn chải dùng lông tự nhiên".

Giá bán cho mỗi chiếc bàn chải như vậy vào khoảng 50 xu thời ấy, tương đương với khoảng 8 đô la Mỹ hiện tại. Và kể từ đó, phần tay cầm làm từ cũng được thay bằng các loại nhựa mới, phần lông cũng được cải tiến với cấu trúc phức tạp hơn nhằm cho hiệu suất chải tốt hơn.

ban_chai_tinhte.jpg

Nhựa chứng minh được nó hiệu quả trong việc thay thế các vật liệu tự nhiên, cả về chi phí lẫn độ bền trong quá trình sử dụng. Và cũng chính vì vậy, thiết kế bàn chải không thay đổi qua nhiều năm, đồng thời, vật liệu dùng để tạo thành cũng không thay đổi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, mỗi người nên thay bàn chải sau 3 hoặc 4 tháng một lần.

Và với tốc độ như vậy, chỉ tính riêng đất Mỹ, mỗi năm, lượng bàn chải thải ra môi trường đã hơn 1 tỷ cái. Và nếu tất cả mọi người trên thế giới đều có thói quen này, khoảng 23 tỷ chiếc bàn chải đánh răng sẽ bị vứt đi hàng năm. Ngoài bàn chải truyền thống, bàn chải điện cũng dần trở nên phổ biến, nghĩa là sau khi kết thúc dòng đời, không chỉ nhựa và còn có pin bị thải ra các bãi phế liệu.

Tham khảo: NatGeo
115 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ko ngờ vật dụng đơn giản được sử dụng mỗi ngày như chiếc bàn chải đánh răng lại có 1 quá trình hình thành & phát triển hào hùng từ cuộc nội chiến ở Mỹ đến vậy!
@crazysexycool1981 "Tái chế
Bàn chải đánh răng không thể tái chế vì các bộ phận nhỏ sẽ bị kẹt trong máy móc."
Lý do quá nhảm!
nhatthuongkt
ĐẠI BÀNG
4 năm
@crazysexycool1981 Bác tìm hiểu về kem đánh răng cũng vậy
thinhpham_nt
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thay bằng cán gỗ thì đỡ đc nhiều việc dùng nhựa
Vmemory
CAO CẤP
4 năm
@vuarch84 Bàn chải tre chứ không ai lấy gỗ làm bàn chải cho phí
CpT
TÍCH CỰC
4 năm
@Nhựt đây Bây giờ đã có các loại bàn chải dùng thân tre làm cán nhưng lông chải vẫn bằng nhựa thì phải. Tuy nhiên, tre lâu ngày sẽ mốc, ko mốc thì chắc đã qua xử lý mà xử lý ntn có độc ko nên mình vẫn ko dám xài
@thinhpham_nt Tốt nhất là khi nào bàn chảy mòn thì rút ra, thay cái khác vào, như vậy có thể dùng cái cán rất lâu.
@CpT Mốc thì chắc chắn mốc rồi, giống mấy cái đũa tre. Còn việc xử lý thì có những loại sơn và các phương pháp xử lý áp dụng cho dụng cụ nhà bếp ấy.
bhuubao
CAO CẤP
4 năm
Bàn chải điện thì khi thay chỉ cần thay cái đầu bàn chải nhỏ thôi. Tiết kiệm nhựa hơn nhiều
mEnO 22
TÍCH CỰC
4 năm
@bhuubao bàn chải điện lại dùng pin 😆
@bhuubao Ít nhựa hơn 1 chút ở phần cán còn thấy vẫn sử dụng nhựa như bình thường mà, cơ bản đã là bàn chải thì loại nào cũng không khác biệt ... mà công nhận dùng bàn chải siêu âm xong sướng quen rồi không dùng loại thường dc nữa bác ạ.
@bhuubao Chắc việc thay đầu bàn chải điện đỡ hao hơn bàn chải thường nhưng lại đẻ ra thải pin sợ ảnh hưởng hơn bác nhỉ 😃
Egoistar
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tôi dùng bàn chải điện, k dùng bàn chải cơm.. Cơ bản tác hại khi hỏng còn thêm quả pin. Nhưng chưa có phương án nào thay thế thì vẫn phải dùng thôi.
Mình dùng bản chải điện cách đây phải 15 năm là ít rồi. Mỗi năm chỉ phải thay cái đầu bàn chải 1-2 lần, đỡ thải nhựa đi nhiều
Knightmare
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dac Ông dùng cái kiểu gì mà 1 năm thay 1-2 lần. Dùng cỡ 3 tháng là cái đầu nó toè loe rồi, ko thay đánh thế hỏng hết lợi.
À chắc tại ông tiết kiệm 😃 Đùa thôi thường mình nhìn cái vạch màu, nó còn gần 1-2 thì thay. Và mình chưa đánh cái nào mà nó toè loe ra được cả
tkientn
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ngày xưa mà không đánh răng mỗi lần xxx thì mùi vị thế nào nhỉ ? Thú vị lắm đây
@tkientn Ngày xưa ko đánh răng nhưng có cách để làm sạch và thơm miệng riêng
@tkientn đã yêu rồi thì bỏ qua hết, cái gì cũng thấy ngon và bổ, mình nghĩ thấy ghê nhưng người trong cuộc lại thấy bt. bác chưa nghe câu "không có gì ngọt bằng nước bọt của người yêu" à =)))
tavuong2101
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tkientn Ngày xưa chắc mấy cụ không dám hôn hít quá. Răng thì đen, miệng thì có đánh răng đâu. Nghĩ mà kinh.
@tavuong2101 Đàn bà ăn trầu, đàn ông điêu cày điếu bát còn hôi hơn.
Omron 600k còn xiaomi thì 800k.
Fan tàu đâu, cánh tay các bạn đâu r
Shine.shin
TÍCH CỰC
4 năm
@TYA Xiaomi chải gãi ngứa nó chỉ rung thôi oral b nó rung xoay vòng cảm biến khỏi chảy máu nứu ngon hơn
Yung Nguyen
ĐẠI BÀNG
4 năm
@TYA giá vậy thì xiaomi càng ngon hơn 😁
@TYA Fan Tàu tinh thần thôi, chứ mấy chú ấy toàn xài đồ Tây, Nhật, Hàn, Mỹ. Chuyện tình báo mà các chú ấy cứ đòi công khai bằng chứng thì tôi cũng lạy.
oooJKooo
ĐẠI BÀNG
4 năm
chuyển về dùng gỗ hay vật liệu dễ tái chế. cái chính là ở chúng ta.
@oooJKooo Vật liệu chuẩn nhất của các cụ xưa là vỏ cau, xỉa siêu sạch, siêu bảo vệ môi trường
Vmemory
CAO CẤP
4 năm
@oooJKooo Các hãng lớn lại không bắt tay vào làm, toàn lẻ tẻ khó lựa chọn & sử dụng
@oooJKooo ai chả thích làm sp chất lượng và bảo vệ môi trường, nhưng vấn đề người dùng có chấp nhận bỏ ra số tiền lớn hơn để mua sp đó k hay lại nhảy dựng lên chê đắt. ví dụ bàn chải nhựa họ bán có 3-40k 1 cái nhưng bàn chải gỗ và vật liệu dễ tái chế họ bán 100-150k 1 cái cơ xem lúc đó bạn và mọi người có mua và còn nghĩ tới cái mà bạn cho là bảo vệ môi trường k nhé
mình không đánh răng mình ăn trầu thôi
@nhucongpro Còn giữ lại gu các cụ xưa, ăn trầu, xỉa trầu hoặc cau
@nhucongpro Nhớ khạc nhổ đúng nơi quy định nhé.
Dream82
ĐẠI BÀNG
4 năm
Các cụ quê mình răng nhuộm đen chả thấy đánh răng mà răng vẫn chắc khỏe
@Dream82 Nó phủ lên 1 lớp đó nghe nói chả có con sâu nào đục được??
@Dream82 Trầu, cau và vôi đã thay cho kem, bàn chải và nhai thay cho việc đánh răng. Các cụ cứ rãnh tay là nhai nên răng luôn sạch
"Plastic has joined the chat"
Giờ tới trend lôi đồ dùng nhựa ra kết tội hở? Hqua là đĩa than, hnay là bàn chải. Vậy mai sẽ tới tivi, mốt là điện thoại, v.v.

Vòng đời smartphone bây giờ cực ngắn, vậy mỗi năm lượng rác điện tử thải ra môi trường là bao nhiêu?
mrkaokuong
TÍCH CỰC
4 năm
@chatnever Đúng thế . Kêu gào nhưng vẫn dùng và vất vô tội vạ . Có tâm thì đồ nhựa gom lại cho mấy người ve chai vừa giúp người vừa bảo vệ môi trường.
Longtiny
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hakuruno lo tìm cách xử lý đồ nhựa thì không lo, Nhật Bản và Sing ng ta có cahcs xử lý mà không làm ô nhiễm môit rường đó, k lo qua học hỏi r nhân rộng, nói y kiểu con nhỏ "how dare you" =))))
@Longtiny Ôi thật sự là ko cảm nổi con bé đó. Nghe nó nói xong chỉ có cảm giác khó chịu chứ ko thấy đc truyền cảm hứng xíu nào.
Longtiny
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hakuruno nó toàn chửi mà không đưa ra đc giải pháp, còn nhìn giấy chứ làm đc cc gì đâu, mặt thì như âm binh, nhìn muốn tán cho cái
vinandroid
ĐẠI BÀNG
4 năm
Chưa kể tuýp kem đánh răng cũng làm từ nhựa. Dầu gội sữa tắm, rồi các lọ kem trang điểm của phụ nữ. Đúng là thảm hoạ.
mrkaokuong
TÍCH CỰC
4 năm
@vinandroid Mấy cái đó bao nhiêu lâu mới thay thì ăn thua gì . Quan trọng là sáng trưa chiều vài cái ly vài cái nắp vài cái ống hút vài cái bọc đựng , vài hộp đồ ăn kìa . Tổng cộng mấy chục món đồ nhựa mỗi ngày. 1 năm chục ngàn món.
Chắc phải tái định nghĩa lại “cái bàn chải đánh răng”
voe
TÍCH CỰC
4 năm
rất quan ngại về tương lai của chúng ta! đặc. biệt là thế hệ con cháu chúng ta! công nhận nhựa kinh khủng thật mà không có nó cũng không đc! và rất khó để thay thế ! biết là ô nhiễm ngay cả máy bay xe tăng đầu đạn tên lửa đẩy vứt hết vào biển ;(
hungpham.plh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Các cụ súc miệng bằng muối răng còn trắng hơn các thanh niên đánh răng bây giờ (cả mình) :v
@hungpham.plh Cụ nào súc miệng bằng muối mà răng trắng đc?
Bảo vệ môi trường quá mức rồi, lúc nào cũng rác thải nhựa đau hết cả đầu, có giỏi thì không xài nhựa nữa xem có về thời kì đồ đồng không.
@Pentanol Hơi quá lố nếu ai ai cũng không sài đồ nhựa thử xem sài bằng vật liệu gì ở thời điểm này đúng không bạn?
vinhan73
TÍCH CỰC
4 năm
Hồi xưa nghèo không có tiền mua bàn chải đánh răng để thay thường xuyên nên mỗi lần ăn cơm xong, hay ăn vặt xong là ăn tiếp khúc mía ... nhai bã mía mãi cho đến khi sạch răng - sạch miệng mới nhả bả !!! Cho nên hồi xưa mía với lõi bắp được tận dụng để làm sạch răng miệng ghe lắm !!!
Hồi xưa là khoảng năm 79 ~ 88 !!! Bà ngoại vẫn còn răng đen ... nhai trầu
Còn bàn chải đánh răng dổm lắm: cọng nylon cứng ngắc, mòn đến gần gốc luôn ... làm mòn cổ chân răng
Trung197
TÍCH CỰC
4 năm
Sẵn các bác cho em tham khảo về bàn chải điện ạ.
Em đang tham khảo và muốn mua sử dụng 1 chiếc, thấy của xiaomi giá mềm dùng có tốt không các bác? Hay có chiếc nào dùng tốt tầm giá dưới 1 triệu không?
@Trung Deanly Xài của Philips là sướng nhất. Giá tầm $100-150 cho 1 cặp tuỳ loại. Mình đã xài Oral B và thấy ko sướng bằng. Nứu mình hơi yếu nên đánh Oral B bị chảy máu hoài còn Philips thì ko sao. Giá Philips mắc hơn Oral B.
@Trung Deanly Philips Sonicare là ổn nhất nhé 😁 giá tầm 1tr mấy là có 1 con ngon lành rồi.
Trung197
TÍCH CỰC
4 năm
@hoanganhkhoil Em cũng tham khảo thấy nhiều ng nói Oral B hay bị chảy máu chân răng lắm. Em cũng khoái dùng loại mềm mịn thôi
Trung197
TÍCH CỰC
4 năm
@deadknight_1412 Dạ em cảm ơn bác đã thông tin, em sẽ tham khảo tìm hiểu thêm hehe

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019