Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Câu chuyện về những con tàu lửa lắp động cơ phản lực, đạt tốc độ đến 300 km/h

bk9sw
11/4/2017 9:59Phản hồi: 59
Câu chuyện về những con tàu lửa lắp động cơ phản lực, đạt tốc độ đến 300 km/h
Trước khi Hyperloop được Elon Musk khởi xướng thì cả người Nga và Mỹ đã nghĩ đến chuyện tăng tốc độ cho tàu lửa bằng cách … lắp động cơ phản lực! Những đầu tàu như vậy đã được cả 2 cường quốc thử nghiệm gần như cùng thời, cuối thập niên 60 và một vài trong số chúng vẫn được giữ lại như một minh chứng về tham vọng tốc độ và sự sáng tạo không giới hạn của con người.

Black Beetle (1).jpg
Tàu phản lực (jet train) là một con tàu chạy bằng động cơ phản lực - cũng giống như động cơ phản lực dùng trên máy bay. Thế nhưng cơ chế hoạt động rất khác với đầu tàu chạy bằng động cơ turbin khí, tức là cả đoàn tàu sẽ được đẩy đi bởi dòng phản lực từ động cơ thay vì hệ thống truyền động trên bánh xe. Chỉ một số ít những đầu tàu như vậy được chế tạo, chủ yếu dành cho mục đích thử nghiệm trên đường ray cao tốc. Động cơ phản lực được tích hợp vào đầu tàu và đầu tàu này đóng cả 2 vai trò - vừa là đầu tàu, vừa là toa xe chở khách thay vì một đầu tàu kéo hàng tá toa xe rồng rắn. Các động cơ phản lực vận hành hiệu quả nhất ở các ngưỡng tốc độ cao, do đó nó phù hợp để khai thác trên các phương tiện chở khách hơn thay vì hàng hóa.

Những thử nghiệm đầu tiên nhằm tạo ra một đầu tàu tốc độ cao bắt đầu được Liên Xô thực hiện vào thập niên 30 của thế kỷ trước nhằm kết nối Omsk - thành phố nằm phía tây nam Siberia, cách Moscow hơn 2200 cây số và Tomsk - gần sông Tom, một trong những đô thị cổ nhất tại Siberia . Năm 1934, những thiết kế đầu tiên của đầu tàu cao tốc đã được thực hiện tại một xưởng ở Kolomna.

Black Beetle (6).jpg
Thế nhưng Mỹ mới là quốc gia đầu tiên đưa tàu phản lực lên đường ray với một dự án được công ty đường sắt New York Central Railroad khởi xướng vào năm 1966. Chiếc đầu kéo mang tên M-497 biệt danh "Bọ đen" (Black Beetle) được chế lại dựa trên khung sườn của đầu kéo diesel Budd Rail (RDC-3), mang hình dáng khí động học và được trang bị 2 động cơ GE J47-19 lấy từ máy bay ném bomb Convair B-36 Peacemaker.

Black Beetle (7).jpg
Nó đã được thử nghiệm trên tuyến đường ray nối giữa thành phố Butler, bang Indiana và Stryker, bang Ohio - một tuyến đường ray thẳng tắp, còn tốt. Vào ngày 23 tháng 7 năm 1966, Black Beetle đã lập kỷ lục về tốc độ chạy tàu với 296,60 km/h và đây cũng là kỷ lục tốc độ tàu lửa nhanh nhất tại Mỹ tính đến hiện tại.



Mặc dù đạt hiệu năng cực kỳ ấn tượng, chi phí chế tạo thấp do sử dụng lại khung sườn, vật liệu sẵn có nhưng dự án này vẫn không được xem là khả thi về khía cạnh thương mại. New York Central Railroad đã thu thập nhiều dữ liệu thử nghiệm, bao gồm cả dữ liệu về áp lực do tàu tạo ra khi chạy ở tốc độ cao lên đường ray thông thương và hạ tầng đường ray sẵn có tại Mỹ.


Phần lớn dữ liệu đều bị bác bỏ và cuối cùng New York Central Railroad đã sáp nhập với công ty đối thủ là Pennsylvania Railroad. Đầu máy M-497 sau này bị loại bỏ động cơ phản lực, tiếp tục được Penn Central sử dụng trong vài năm sau đó. Các động cơ phản lực được sử dụng lại cho một hệ thống máy thổi tuyết thử nghiệm có tên X29493.

SVL (8).jpg
3 năm sau, công ty chế tạo tàu hỏa của Liên Xô - Kalininsky đã thành lập một bộ phận có tên Speed Wagon Laboratory. Học theo New York Central Railroad, phòng thí nghiệm này cũng đã sử dụng một đầu tàu có sẵn là ER22 (hình trên) và chế lại vỏ khí động học trông na ná thiết kế đầu tiên của tàu Shinkansen - tàu cao tốc nổi tiếng của Nhật vốn đã bắt đầu được khai thác từ năm 1964 với vận tốc thời điểm đó đã là 210 km/h.

SVL (7).jpg
Họ đã gắn thêm 2 động cơ turbin phản lực luồng (turbojet) AI-25 ở trước đầu tàu và 2 động cơ này cũng được lấy ra từ máy bay phản lực nhưng là phản lực cơ thương mại Yakolev YAK-40. Con tàu có tên gọi SVL (viết tắt từ tiếng Nga có nghĩa là Toa xe tốc độ cao thử nghiệm) được chế tạo hoàn tất tại nhà máy của Kalininsky tại thành phố Tver, dài 28 m, nặng đến 59,4 tấn trong đó có 7,2 tấn nhiên liệu.

SVL (10).jpg
Lý do khiến Liên Xô tạo ra một con tàu phản lực và hơn thế nữa là nhằm định hình một loại hình dịch vụ vận tải cao tốc cũng như khai thác tiềm năng của động cơ phản lực AI-25, không chỉ trên không mà còn là trên mặt đất. Sở dĩ động cơ AI-25 được chọn bởi nó rất phổ biến, được sử dụng khá rộng rãi và giá thành sản xuất thâp hơn nhiều so với động cơ phản lực dùng cho máy bay chiến đấu MiG-15 theo kế hoạch ban đầu.

SVL (9).jpg
Kể từ năm 1971 đến 1975, SLV liên tục được thử nghiệm. Lần thử nghiệm đầu tiên trên tuyến đường ray nối giữa thành phố Golutvin và Ozery, SVL đạt vận tốc 187 km/h nhưng tốc độ cứ thế tăng dần qua những lần thử nghiệm tiếp theo và đến năm 1972, nó đã đạt vận tốc đến 250 km/h trên đường ray khổ 1,52 m. Liên Xô muốn đưa tàu phản lực đạt đến tốc độ 360 km/h và trên đường ray tiêu chuẩn thời đó mức vận tốc này không thể đạt được vì nhiều lý do kỹ thuật và an toàn.

Quảng cáo



Dự án này đã nhanh chóng bị hủy bỏ sau đó, một phần là do mức tiêu thụ nhiên liệu quá cao của động cơ phản lực trên con tàu so với động cơ của máy bay. Thêm vào đó, vào năm 1975 sau khi chiếc tàu điện cao tốc ER200 được Kalininsky ra mắt thì SVL cũng chìm vào quên lãng. Phần còn lại của con tàu này đã được tìm thấy gần đây, nó nằm chỏng chơ trên đường ray tại Tver, đổ nát và ghỉ sét, nhiều bộ phận của tàu còn bị lấy cắp. Cũng tại thành phố Tver, người ta đã xây dựng một đài tưởng niệm với một phần được cắt ra từ đầu tàu SVL.



Phóng sự do Reuter thực hiện về Black Bettle và SVL:


59 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

degiadaosi
TÍCH CỰC
7 năm
Huyền thoại "tàu nhanh" đây rồi 😁
@degiadaosi phải like ngay cho bác, fast and furious 😕
Giờ mới biết
hien.ct
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tàu của nó 60 năm rồi mà nhìn vẫn giống đoàn tàu Thống Nhất
@hien.ct Nói chính xác hơn là tàu TN bay giờ nhìn vẫn giống tàu người ta cách đây 60 năm. 😁
Theo dõi & so sánh tình hình ngành đường sắt hiện tại mà ngán ngẩm. Riêng vụ đường ray đơn khổ hẹp 1m vẫn được gìn giữ & duy trì hơn 100 năm là đủ hiểu. :p
Vừa rồi thấy có 1 vài cải tiến như chế tạo & nâng cấp toa xe. Tuy nhiên, nhà cấp 4 thì không thể cải tạo thành nhà lầu được.
@hien.ct Thì thống nhất cũng đã 42 năm rồi mà bạn
huytrungbh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@LRA nếu vậy thì chắc chắn họ nhái theo kiểu dáng tàu thồng nhất nhé vì tàu của ta được sx theo mẫu tàu pháp hơn 100 năm rùi mà cũng có khi đó là tàu cũ của pháp để lại nữa
02TaJQY.gif
shinichi294
ĐẠI BÀNG
7 năm
những ý kiến này vào thời đó chắc nhiều người sẽ cho là điên rồ. nhưng nhờ những ý tưởng tưởng chừng như không tưởng mà chúng ta có cuộc sống hiện đại như ngày này
Phát minh đỉnh thật
nhanma154
ĐẠI BÀNG
7 năm
Vãi bao nhiêu năm rồi tàu mình vẫn chưa bằng tàu nào của nó, đất nước tụt nhanh quá ngẫm mà buồn
phuongdh5s
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Galaxy..Star Đầu tư cả chục tỉ đô làm tàu cao tốc ra HN thì tư nhân không dám làm vì biết chắc là lỗ. Vì giá cao ngang máy bay mà lại chậm hơn. Nhà nước đầu tư thì cũng thì cũng từ tiền thuế, lỗ thì lại nói quản lý kém. Tiền này đầu tư cao tốc bắc nam hợp lý hơn.
@phuongdh5s nếu mà đã tham nhũng thì đầu tư vào cái gì mà chả tham nhũng được, nhưng đang nói đến vấn đề cần hay không và đáng hay không của tàu điện. Bác ra nước ngoài thì sẽ thấy tàu hỏa ko bao giờ người ta bỏ, bên Âu với Nhật còn là ngành giao thông quan trọng đó. Đơn giản vì nó vừa chờ hàng, chở người tốt, giao thương giữa các vùng xa nhau tiện hơn máy bay nhiều.
@huck23 Nghe có vẻ hợp lí, nhưng thực tế thì bác nghĩ sai hoàn toàn.
Nếu bác nói đúng, vậy tại sao các nước phát triển như Nhật và các nước Châu Âu họ không bỏ tàu hỏa & tàu điện?
Tàu hỏa nếu đầu tư tốt để có chất lượng & chi phí hợp lý thì sẽ phục vụ rất tốt cho việc đi lại của người dân, có thể sẽ không cạnh tranh lại việc vận tải hàng hóa với đường bộ & đường biển, nhưng phục vụ rất tốt cho việc vận chuyển hành khách. Như bác nào đã nói, ở TP HCM có thể đi về Tây Ninh, Đồng Nai.. trong ngày để đi làm, rất tiện, vừa tránh được việc sử dụng quá nhiều phương tiện cá nhân ( 1 đường tàu chỉ có bề rộng vài mét, nhưng khả năng chở rất nhiều người, nên không tốn quá nhiều diện tích như đường bộ ), và vừa tránh tập trung dân quá đông ở các thành phố lớn. quá tiện !
cho dù vé máy bay có rẻ hơn nữa, nhưng nó không thể có chuyện bác đặt vé đi đi về về trong ngày được, còn nếu phát triển hệ thống đường sắt như các nước phát triển đã làm thì hoàn toàn có thể.
@phuongdh5s vậy là k nên than?
ví dụ như ngành than( đang lỗ hàng trăm nghìn tỷ đồng) mình cũng k nên than?
hãy hỏi rằng tại sao hệ thống đường sắt mà Pháp để lại hàng trăm năm nay, nước mình đã có sẵn mà bao nhiêu năm không thể cải tiến?
Công nghệ Nga Xô là vô đối. Nhờ Nga xô mà công nhân và nông dân được lãnh đạo. Em đi lãnh đạo tiếp đây. Em tăng ca. Em là công nhân.
Quá tuyệt vời, đúng là liên xô
mà tại sao động cơ phản lực gắn ở đầu tàu chứ ko phải ở đuôi tàu như máy bay ta
@bestofstrongman Vì Tàu hoả là tàu kéo, chứ không phải tàu đẩy, bạn cứ thử đẩy 1 vật đứng yên với vận tốc cao xem, phần đầu chắc chắn sẽ bị nhấc bổng lên trên.
@bestofstrongman Vì kéo đoàn rồng rắn ổn định hơn là đẩy 😁
KHOI82TT
ĐẠI BÀNG
7 năm
@chongao2k5 .Máy bay thương mại cuối cùng của McDonnell Douglas được sản xuất năm 1988.
chongao2k5
TÍCH CỰC
7 năm
@KHOI82TT Mình không hiểu bạn lấy đâu thông tin đó, nhưng theo mình tra trên wikipedia thì vẫn thấy MD giao 2 chiếc MD11 vào năm 2001. Mà kể cả bạn đúng thì nó cũng không chứng minh mệnh đề "Tất cả máy bay dân dụng đều gắn ở cánh, ở đuôi nếu có chỉ là động cơ phụ thứ 3 thôi như MD DC 10 đầy lổi bị cấm chở khách" mà bạn đã nói.
Nguồn wiki: https://en.m.wikipedia.org/wiki/McDonnell_Douglas
fireantd2d
ĐẠI BÀNG
7 năm
Jet Car bây giờ chạy 300 dặm/giờ :p



và đây là anh Supercar Hits: 714m/h (1149Km/h) 😁

mickey2750
ĐẠI BÀNG
7 năm
@fireantd2d mấy con này giống như mấy con F1 thôi. trọng lượng quá nhẹ so với 1 toa tàu.
mrsouth.hp
TÍCH CỰC
7 năm
VietNam đến năm 2017 thời gian đi từ Hn-Hp bằng tàu hỏa là hơn 2h15p:p
datvn
TÍCH CỰC
7 năm
Thời đó là thời kỳ của động cơ phản lực,cái gì người ta cũng muốn đưa động cơ phản lực vào.
baothangnd
ĐẠI BÀNG
7 năm
Những người dám ngồi lên điều khiển toa tàu chạy với tốc độ đó mới thật đáng khâm phục, chỉ cần đường ray có một lỗi nnỏ hoặc biến dạng do thời tiết là con tàu mấy trăm km/h bay khỏi đường ray luôn
gắn ở đuôi có mà tàu lộn nhào hả bác :p
tminhnam
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hồi xưa, người ta muốn chế tạo ra tàu trên 300 km/h nhìn thật là vĩ đại và quá khác thường, trong khi bây giờ những chiếc tàu hoả nhìn bên ngoài bình thường nhưng lại dễ dàng vượt qua tốc độ trên. Vì mình từng ở châu Âu nên mới thấy tàu hoả rất quan trọng, thậm chí nó thay thế cả máy bay. Trong những loại tàu mình đi mình thích nhất là tàu Thalys đi từ ga Amsterdam đến ga Bắc Paris, chuyến tàu đi xuyên qua 3 nước Hà Lan-Bỉ-Pháp nhưng chỉ mất hơn 3 giờ để đi, nhờ có chuyến tàu này mà người dân ở thủ đô Bỉ ko cần ngồi chờ vật vờ ở sân bay quốc tế Brussel để qua Paris nữa, chỉ cần lên tàu thì 1 giờ sau sẽ đến Paris, quá tiện lợi và kinh tế đến mức AirFrance phải huỷ chuyến bay từ Brussel đến Paris luôn. Nhân viên tàu rất dễ thương, mà mình bất ngờ nhất là họ người Pháp nhưng lại chào mình bằng tiếng Việt càng làm mình bất ngờ hơn nữa và mình muốn có dịp được đi trên câc chuyến tàu này lần nữa. Đặc biệt, ở châu Âu những chuyến tàu xuyên quốc gia, nếu bạn ko đặt trước thì giá vé rất cao thậm chí hơn cả vé máy bay, đi tàu được nhìn nhiều cảnh đẹp và ghế ngồi thoải mái hơn mặc dù đang chạy hơn 300 km/h.
Thế nào cũng phải tổ lái về VN để chê bai mới hả lòng hả dạ.
JNG
TÍCH CỰC
7 năm
@lanhdiendiemla đáng chê mà bác, sự thật phũ phàng thôi
@lanhdiendiemla Trước hết thì cần phải tự hỏi là chê những cái đó có đúng hay không? có "oan ức" hay không?
Nếu như rõ ràng là có nhiều cái bất cập, thế thì phải chê, phải cất tiếng nói nhiều hơn nữa, lý do là vì còn những người như bạn. vì bạn chưa hiểu chê để làm cái gì, mục đích của nó là gì.
Khi mà những người comment kiểu như bạn ít đi, những người chịu mở mồm ra chê bai những cái xấu, cái yếu kém, cái k tốt nhiều hơn thì xã hội sẽ phát triển nhiều hơn 1 chút.
Tàu siêu tốc Nhật Bản chạy với tốc độ 603 km/h
Loại tàu chạy trên đệm từ trường như bay cách đường ray khoảng 10 cm đạt tốc độ tối đa 603 km/h.

Nhật Bản thử nghiệm loại tàu siêu tốc từ khoảng cuối 2015, trong đó kỷ lục đạt được là 603 km/h và tàu chạy trên 600 km/h trong khoảng 11 giây.

Địa điểm thử nghiệm ở gần núi Phú Sĩ. Kỷ lục mà tàu siêu tốc này đạt được đã phá vỡ con số 590 km/h thử nghiệm trước đó vào năm 2003.
Thực tế đây không phải là loại tàu chạy trên đường ray bằng bánh như thông thường, mà nó chạy trên một loại đệm từ trường. Dưới gầm tàu và trên đường ray gắn những từ trường âm, dương liên tục, khiến loại tàu này bay trên đường ray ở khoảng cách 10 cm.

Loại tàu này như một máy bay trong khuôn khổ. Nhật dự định đưa tàu vào khai thác năm 2027, với tốc độ khoảng 500 km/h cho tuyến Tokyo-Nagoya dài khoảng 350 km.

Nhật Bản nổi tiếng với hệ thống tàu Shinkansen chạy trên 300 km/h, nhưng tốc độ kỷ lục thuộc vệ hệ thống tàu ở Thượng Hải (Trung Quốc) khoảng 431 km/h.
leon_1234
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tuyen_kientruc2013 Em hỏi ngu, nếu nó không tiếp xúc với đường ray thì làm cách nào để nó chạy được? 😁
@leon_1234 Tàu đệm từ hay xe điện đồng cực từ tính[1] (tiếng Anh: Magnetic levitation transport, rút ngắn thành maglev) là một phương tiện chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy tới bởi lực từ hoặc lực điện từ. Phương pháp này có thể nhanh và tiện nghi hơn các loại phương tiện công cộng sử dụng bánh xe, do giảm ma sát và loại bỏ các cấu trúc cơ khí. Tàu đệm từ có thể đạt đến tốc độ ngang với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt hay phản lực; tức là tới khoảng 500 đến 580 km/h. Tàu đệm từ đã được sử dụng trong thương mại từ 1984. Tuy nhiên, các giới hạn về khoa học và kinh tế đã cản trở sự phát triển của kỹ thuật mới này.

Kỹ thuật nâng bằng lực từ không có gì trùng lặp với kỹ thuật tàu sử dụng bánh xe và do vậy không tương thích với đường ray xe lửa truyền thống. Do không sử dụng chung các cơ sở hạ tầng đang hiện có, tàu đệm từ phải được thiết kế với một hệ thống giao thông hoàn toàn mới. Thuật ngữ "tàu đệm từ" không chỉ đơn thuần chỉ đến phương tiện chuyên chở mà còn bao gồm cả sự tương tác giữa tàu và đường ray; mỗi cái được thiết kế đặc biệt tương thích lẫn nhau để tạo ra lực nâng và điều khiển chính xác việc nâng lên và đẩy tới bằng lực điện từ.

Bởi vì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường ray và tàu, nên chỉ có lực ma sát giữa con tàu và không khí. Do đó, tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao, tiêu tốn ít năng lượng và có thể gây ra ít tiếng ồn.[2] Các hệ thống đã được đề nghị có thể hoạt động với vận tốc lên đến 650 km/h, nhanh hơn nhiều lần so với tàu hỏa truyền thống. Tốc độ rất cao của tàu đệm từ làm chúng có thể cạnh tranh với các đường bay dưới 1.000 kilômét.
JNG
TÍCH CỰC
7 năm
@leon_1234 nó trượt trên từ trường nên hầu như ko có ma sát. Nguyên lý hoạt động của tàu đệm từ trường giống như motor điện nhưng thay vì rotor và stator hình trụ lồng vào nhau để xoay thì phần rotor là con tàu, còn phần đường ray là stator, do nằm song song nhau nên thay vì nó xoay như motor điện thì nó trượt lên nhau. Nguyên lý là vậy như thực tế cực kì phức tạp.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019