Câu chuyện xung quanh về nguồn gốc ra đời Tết Việt, Tết của người Việt Nam (Tết âm lịch)

CuBeCungan
5/12/2022 11:55Phản hồi: 175
Câu chuyện xung quanh về nguồn gốc ra đời Tết Việt, Tết của người Việt Nam (Tết âm lịch)
Bài viết này không cổ vũ việc bỏ Tết âm lịch, mà ủng hộ việc tìm hiểu cội nguồn, giữ được hoặc khôi khục được bản thể đã mất của mình trong khi hội nhập với thế giới…
Có lẽ trong nhiều năm tới, câu hỏi này sẽ còn là đề tài nóng mỗi dịp Tết của người Việt Nam.


Mỗi người đều biết là khi tham gia vào cuộc tranh luận này, dù là đứng về phía nào, họ có thể bị nghĩ là mất gốc, là chưa trọn hiếu với tổ tiên, hoặc ngược lại là thủ cựu, u mê v.v. và v.v…
Cũng như trong rất nhiều vấn đề khác, như không ít người nhận xét, một bộ phận người Việt có lẽ hơi quá dễ dãi trong việc chấp nhận ngay một thái độ cực đoan và thường gặp khó khăn để lắng nghe những ý kiến khác biệt.
Ý kiến của tôi có thể còn những điều chưa chính xác, nhưng chỉ cần bạn kiên nhẫn đọc đến hết là tôi đã rất biết ơn.

Nguồn gốc ba chữ “Tết Nguyên Đán”
Đa số người Việt hiện nay, kể cả trên báo chí chính thống, đều nói và viết “Tết Nguyên Đán” mà có thể chưa hiểu nguồn gốc của mấy chữ này.

Nhiều người giải thích chữ Tết trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Tiết trong âm lịch; Tiết 節 trong tiếng Hán trung cổ phát âm là “Tset”. Nguyên Đán cũng là từ gốc Hán: “nguyên” 元= sơ khai, “đán” 旦= ngày.
Nói như vậy, cụm từ “Tết Nguyên Đán” đang củng cố sự hiểu lầm rằng người Việt đang sao chép một nét của văn minh phương Bắc.
Tại sao lại là hiểu lầm thì tôi sẽ phân tích trong phần kế tiếp. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng lời đề nghị rằng người Việt muốn tìm về nguồn cội của mình thì không thể không tìm hiểu lịch sử Trung Quốc (China).
Điều thú vị là trong khi người Trung Quốc gọi đất nước của họ là “Zhong Guo” (中国, Trung Quốc) thì hầu hết thế giới không chấp nhận phiên âm từ tiếng Hoa, mà gọi nước này là “China” (Anh, Đức, Mỹ, Australia…), “la Chine” (Pháp) , “Kitai” (Nga) v.v… China/Chine/Sino có gốc từ Qin (đọc là Chin, dịch sang Hán-Việt là Tần): Vương triều nhà Tần khét tiếng với Tần Thủy Hoàng.
Người China từ cổ tự gọi mình là quốc gia ở giữa, xung quanh là người Man, Di, Rợ, Khương…
Thời cổ đại trên vùng đất bây giờ là China có nhiều quốc gia nhỏ, có thể gồm hai chủng tộc chủ yếu, là người Hán, và các tộc Bách Việt. Người Hán ở phía Bắc, Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang).

Hán Khẩu là một địa danh cổ bây giờ đã nhập vào thành phố Vũ Hán, vốn ở nơi sông Hán Giang nhập vào sông Dương Tử.
Cư dân Bách Việt vốn gốc trồng lúa, không giỏi kiếm cung cưỡi ngựa như người Hán gốc du mục/săn bắn, nên dần dần đã bị người Hán chinh phục gần hết và đồng hóa thành ra người China bây giờ.
Trong sự đồng hóa ấy thì rất nhiều nét văn hóa của Bách Việt, kể cả Việt Nam, đã hòa lẫn vào văn hóa China, kể cả âm lịch và Tết cổ truyền nguồn gốc văn minh lúa nước.
Năm Âm lịch gồm các tháng Dần (Giêng), Mão (Hai), Thìn (Ba), Tỵ (Tư), Ngọ (Năm), Mùi (Sáu), Thân (Bảy), Dậu (Tám), Tuất (Chín), Hợi (Mười), Tý (Một), Sửu (Chạp). Một ngày cũng được chia thành 12 giờ theo tên gọi các con giáp như vậy.
Sử China chép rằng việc chọn ngày bắt đầu của một năm đã từng thay đổi nhiều lần qua các triều đại: Triều Hạ thì chọn vào tháng Dần, triều Thương thì chọn tháng Sửu, triều Chu thì chọn tháng Tý, triều Tần thì chọn tháng Thìn, triều Hán đổi lại về tháng Dần [Wiki tiếng Việt, mục từ “Tết Nguyên Đán”].
Kể từ triều Hán, Tết Nguyên Đán, nghĩa là tiết đầu năm mới âm lịch, trở nên cố định vào ngày đầu tiên của tháng Dần (tháng Giêng).
Nước Việt bắt đầu bị China đô hộ từ đời nhà Hán. Có thể là trước đó tổ tiên chúng ta ăn Tết vào đầu tháng Tý chứ không phải tháng Dần, nhưng rồi trải qua suốt một nghìn năm bị cưỡng bức đồng hóa, ký ức về Tết nguồn cội cũng như nhiều nét văn hóa khác đã bị kẻ đô hộ tìm cách gột bỏ.

Tết âm lịch Việt Nam trong sử sách China

Quảng cáo


Sách Kinh Lễ (禮記) trong bộ Ngũ Kinh chép rằng lời Khổng Tử rằng: “Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó là tên của một lễ hội lớn của người Man (cách người Hán gọi người Bách Việt, TBH).
Họ nhảy múa như điên uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi ngày đó là: Tế Sạ. Tế Sạ rất có thể là phát âm Hán Việt từ chữ “Thêts”, tên lễ hội năm mới của người Thái đất Phong Châu.

Sách “Giao Chỉ Chí” (发布分配) thì chép rằng: “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới.
Họ gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy. Bên ta không có sự quân thần điên đảo như thế”.
Ngay cả lịch sử China còn chép như vậy về Tết của người Việt cổ. Vậy đến lượt mình, phải chăng các nhà sử học Việt Nam còn nợ đất nước một câu hỏi lớn về cội nguồn Tết?

Tết Bách Việt cổ đại là vào lúc nào, và tại sao?
Theo một số nguồn nghiên cứu gần đây, người Bách Việt cổ đã từng ăn Tết (Thêts) vào khoảng thời gian tương đương với đầu năm mới dương lịch bây giờ. [Nguyễn Ngọc Thơ: “Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011].
Ngày tôi còn nhỏ, ông nội tôi là thầy lang biết chữ nho, dậy tôi học tên các con giáp là Tý-Sửu-Dần-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi. Tôi chỉ biết thuộc lòng thứ tự 12 con giáp, nhưng chưa bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao chúng lại bắt đầu từ con chuột (Tý).
Giờ Tý, tức là nửa đêm, là bắt đầu của ngày mới, đó là khi âm khí đạt tới cực tận và dương khí thì đến lúc sinh ra. Tháng Tý là tháng có ngày Đông Chí (giữa Đông), sau khi trời đạt đến lạnh nhất thì trời hẳn sẽ phải ấm lên. Cái cũ đã đến tận cùng thì hẳn phải là bắt đầu của cái mới.
Có lẽ do vậy mà người Bách Việt cổ đã chọn tháng Tý là tháng đầu năm. Và có lẽ cũng không phải là ngẫu nhiên mà tháng Tý lại có tên gọi là tháng Một, nhưng tiếc thay bây giờ nhiều người Việt vẫn vô tư gọi tháng Tý là tháng Mười Một!

Quảng cáo


Như vậy, có thể Tết Âm lịch ở Bách Việt cổ cũng gần trùng với Tết Dương lịch bây giờ, sang đến đời Hán bị đô hộ, Tết của người Bách Việt mới bị chuyển sang tháng Dần?

Tết âm lịch ở Australia
Tết của người Hoa là Tết âm lịch, nhưng ở Australia mà nói ngược lại rằng Tết âm lịch là Tết Trung Quốc thì rất sai.
Trong một đất nước dân chủ và đa sắc tộc như Australia, các chính khách muốn giành được phiếu của các cử tri và các nhà kinh doanh không muốn mất khách hàng thì sẽ không được lầm lẫn và phải biết phân biệt rằng “Lunar New Year” thì bao gồm Chinese New Year của người Hoa, Tết của người Việt, Losar của người Tây Tạng, Bhutan, Nepal…, Chaul Chnam Thmey của người Campuchia…
Cho dù “Chinese New Year” bao giờ cũng là quan trọng nhất!

Người Việt sống ở Australia hay các nước ngoài khác chắc đều thấm thía cái sự vắng Tết. Mặc dù bạn hoàn toàn vẫn có thể “ăn Tết” tại nhà mình, hoặc ra chợ Tết ở khu phố Tàu hay khu phố Việt.
Năm ngoái vào dịp nghỉ Giáng sinh và Tết Dương lịch chúng tôi lên Melbourne thăm con trai và cũng đi chợ Tết Việt ở khu Richmond gần nơi con ở.
Khu Richmond có một cái cổng chào mang hình cách điệu chim Lạc và nón Việt, như lời giới thiệu về mình một cách tự hào của cộng đồng người Việt ở đây. Nhưng chẳng ở đâu có Tết thực sự như là Tết ở Việt Nam!
Chúng tôi cũng muốn ăn Tết lắm chứ, về quê ăn Tết thì khỏi nói. Nhưng mà phần lớn các ngày Mùng Một Tết Việt đều rơi vào ngày còn phải đi làm bên này, không thể vô duyên xin nghỉ việc giữa chừng.
Tết con Gà năm nay còn khá, rơi vào 28/1 dương lịch, là Thứ Bảy, lại có thêm 26/1 là Quốc khánh Australia cũng là ngày nghỉ. Nhờ vậy mà con trai mới thu xếp được về ăn Tết với gia đình, để rồi sáng Mồng Hai lại tất tả ra đi.Giả sử, vâng, chỉ là giả sử thôi, nước mình không bị một nghìn năm Bắc thuộc, thì Tết Việt vẫn như thời tổ tiên Bách Việt là vào tháng Tý. Nếu vậy thì hàng triệu người Việt đang là công dân toàn cầu có thể dùng kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm Mới dương lịch mà về quê ăn Tết Việt.

Liệu mơ ước ấy có thể trở thành hiện thực theo một cách khác, khi người Việt được chủ động trở lại với Tết Bách Việt cội nguồn của mình ?

Nguồn: tạp chí đáng nhớ

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

175 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bạn Tuat là mình nôn Tết lắm luôn 😝
@mig29f ÁI chà mig để anh dại diện nhìn ngon nghẻ quá !
@PVTuat Cám ơn người anh em quá khen. Dùng app chỉnh ảnh để lừa tình gái xinh thôi người anh em ơi 😝
@mig29f Như trai 18 + còn rin😁😁
Vụ tết tiết này mình cũng đọc khá lâu rồi từ thời tạp chí Kiến thức ngày nay, Tài hoa trẻ của những năm 90 thế kỷ trước. Nói chung lịch sử đã quá lâu, sách sử Việt cũng thất lạc nhiều do chiến tranh loạn lạc nên giờ đa số là suy luận thôi. Nhưng cá nhân mình nghĩ ngày xưa tết âm lịch vào tháng giêng là hợp lý vì thời tiết nắng ấm Xuân sang. Chứ thời điểm đông chí còn khá lạnh rồi qua tiết tiểu hàn, đại hàn mới tới lập xuân.
@duchaitp Thực tế vẫn còn nhiều hoạt động liên quan đến suy luận như vậy. Để đi tìm cái gốc rất có thể chúng ta không có câu trả lời chính xác nào. Chúng ta có thể suy luận đơn giản như sau:
Các lễ hội của con người thường được tổ chức với 2 lý do là chào mừng (Tết, lễ xuống đồng) hoặc ăn mừng thành quả (lễ cơm mới, lúa mới...). Từ đó ta có thể suy luận ra Tết sơ khai cũng là một trong 2 lý do trên. Tiếp theo chúng ta phải công nhận là Tết hiện nay là bắt nguồn theo lịch sử của vùng đất phía Bắc VN bây giờ, có thời tiết khô, lạnh về mùa đông. Và như hiện tại sau khi kết thúc vụ hè-thu thì thường đất đai mùa vụ thu-đông sẽ bỏ, như vậy thì theo suy luận trên Tết sẽ bắt đầu chào mừng vụ mùa mới hoặc là ăn mừng thành quả của vụ mùa mới.
Nếu Tết là chào mừng vụ mùa mới thì thời gian vào khoảng tháng Giêng như hiện tại là hợp lý, hiện vẫn còn nhiều lễ hội ở các vùng, dân tộc chào đón vụ mới vào tháng Giêng.
Nếu Tết là ăn mừng thành quả thì nó phải rơi tầm tháng Tư (âm lịch), cách khá xa so với Tết hiện tại.
@caothudeche Mình thấy giờ truy tìm nguồn gốc ngày tết dân tộc không có nhiều ý nghĩa nữa. Việt Nam chịu ảnh hưởng TQ quá lâu và quá nhiều nên có xem tết nguyên đán của TQ thành tết VN cũng là bình thường. Như tết đoan ngọ và tết diệt sâu bọ thôi. Cũng như Nhật Bản giờ theo tết dương họ cũng ko bận tâm là tết tây nữa. Dù sao tết cũng chỉ là ngày lễ từ mấy ngàn năm qua đã thấm sâu vào mỗi chúng ta rồi. Có thể tương lai VN sẽ theo tết dương nhưng thời điểm hiện tại thì chưa phù hợp.
@duchaitp "Mình thấy giờ truy tìm nguồn gốc ngày tết dân tộc không có nhiều ý nghĩa nữa.": Vẫn có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, tự tôn dân tộc chứ bạn. Nó chỉ không còn quá quan trọng đối với kinh tế - xã hội hiện tại thôi.
@duchaitp Tại sao tự nhiên chúng ta lại đi truy tìm nguồn gốc, ngày trước đâu có lùm xùm như thế? Nó xuất phát từ 2 lý do chính là sự tranh chấp văn hóa (tự tôn) và đề xuất đổi thời gian ăn Tết.
- Thứ nhất là đề xuất đổi thời gian ăn Tết được đưa ra thì nhóm phản bác bắt đầu truy lùng nguồn gốc để đưa ra sự hợp lý của Tết hiện tại và nói đó là di sản của tổ tiên là nét văn hóa cần giữ gìn. Tôi theo nhóm quan điểm giữ gìn Tết, nó là đặc sắc nó là Việt Nam, nếu nó hòa chung với thế giới thì văn hóa VN còn gì nổi trội. Tiền đâu phải tất cả mà phải theo thế giới để tránh mất các hợp đồng làm ăn béo bở, ai bắt họ ngày Tết phải ở nhà ăn Tết, không đi làm ký hợp đồng. TQ họ ăn Tết cả tháng thì chắc họ nghèo.
Còn việc Tết nó còn hay mất hay nó di chuyển sang thời gian khác nó sẽ diễn biến theo một cách tự nhiên do các thế hệ con người điều chỉnh dần dần phù hợp.
- Thứ 2 là sự chanh chấp văn hóa hay đó chính là sự sự tôn dân tộc. Phải công nhận là VN chịu ảnh hưởng quá nhiều từ người TQ nhưng có một điều là người Việt không bao giờ chấp nhận được quan điểm cho rằng VN có gốc từ TQ. Chính vì vậy chúng ta mới đi tìm cái gốc của mình. Có nhiều thứ là gốc của TQ nhưng cũng có nhiều thứ chắc chắn là gốc từ VN (hoặc chí ít là gốc từ Bách Việt) mà người TQ đã hội nhập nó và tự nhận của mình. Ví dụ như Tết (âm lịch) không thể nào có nguồn gốc từ phương Bắc. Vẫn theo cách phân tích như bình luận trước thì dân tộc nào cũng có các lễ hội đặc trưng riêng, chúng ta chỉ cần phân tích sơ qua đặc điểm sinh hoạt của dân tộc đó là biết lễ hội của họ sẽ tổ chức như thế nào. Người phương Bắc sống ở xứ lạnh đặc thù với cuộc sống săn bắn, chăn nuôi du canh du cư trên thảo nguyên thì làm sao có được Tết âm lịch như ngày nay, họ sẽ phải ăn mừng theo cách khác, thời điểm khác.
@hungtrumno Nó thực sự ý nghĩa khi có bằng chứng khoa học thôi, mà điều này phải nói là khá khó. Còn dựa vào suy luận thì không thuyết phục được. Nhiều người dẫn chứng từ Hà đồ, Lạc thư, Bát quái v.v.... mà quên rằng những khái niệm đó cũng từ TQ mà ra. Đọc Đại việt sử ký toàn thư mới thấy những gì từ thời Bách việt hầu như không còn mấy từ xa xưa rồi.
Gần Tết rồi.
Trông thế gian đang vui mừng đón Xuân
Chắc nàng Xuân năm nay đẹp bội phần
Ngắm rừng hoa mai đua nở tuyệt trần
Đổi hương thay phấn giữa đêm chờ tin báo Xuân.

năm nào cũng nghe Thiên Trang hát bản này
Cười vô mặt
roger
ĐẠI BÀNG
một năm
@nefertem bài này phải như quỳnh hát mới chuẩn bác ơi
@nefertem Nghe hương thủy mới phê
Chắc bạn PVTuat cũng lớn tuổi, xin cảm ơn công sức và tấm lòng tìm hiểu văn hóa nguồn cội của bạn.
Mình xin hiến mấy ý như sau ngõ hầu để vấn đề được sáng tỏ:
Sử Trung Quốc và Việt Nam đều chép cho đến nay đời Hạ, đời Hán đều chọn tháng có ngày Sóc (ngày đầu năm mới, Mặt Trời đi qua đường kinh tuyến xác định ngày đầu năm) nằm ở tháng Dần, tuy nhiên tại sao lại chọn như vậy và Tết Việt Nam thực sự tháng Tý hay tháng Dần, tháng nào khoa học hơn, thì không thấy ở đâu chép. Mình cũng tìm hiểu nhiều nguồn nhưng kết cuộc chẳng thấy đâu cả. Sau đây là những gì mình tìm hiểu được:
----------------------------------
Để hiểu được gốc vấn đề, thì đầu tiên xin trả lời câu hỏi bạn thắc mắc ngay trong bài viết: thập nhị địa chi khởi đầu từ Tý, nhưng tại sao lại ở đó? Bởi vì trước chi là Can, có 10 Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, xếp từ 1 đến 10.
số 10 chính là số Hà Đồ, đấy là khởi nguồn của Bát Quái, ngũ hành, nghĩa là của vạn vật. 10 số Hà Đồ, xếp theo thứ tự số âm là chẵn, số dương là lẻ, vì âm dương có 2 phần nên chính là hệ nhị phân, lượng âm và dương được đo đếm bằng số, và xác định trong bài quyết như sau:
Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi: Số 1 trước hết, thuộc hành thủy, hiện ra đầu tiên.
Địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi: số 2 hành hỏa, xếp thứ nhì, 2 là dương hỏa, 7 là âm hỏa.
Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi: số 3 dương mộc, số 8 âm mộc
Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi: số 4 âm kim, số 9 dương kim
Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi: số 5 dương thổ, số 10 âm thổ.
Theo bài quyết, thì số hành thủy xếp hàng đầu, địa chi sau thiên can, thứ tự phải theo như vậy. Tý là âm thủy, xếp số 1 nên trong 12 địa chi nó đứng trước hết. Âm dương sinh ngũ hành tức là vậy (10 số Hà đồ = 5 hành âm + 5 hành dương)
--------------------------------
Thế thì sao tháng Giêng lại ở Dần? Có 2 lẽ:
Vẫn là thứ tự Hà đồ ở trên, chứng nghiệm vào y học: con người có 12 đường kinh, ứng với 12 tháng. (Nếu chú ý ta sẽ thấy tất cả hệ đếm thiên văn đều là bội số của 6, 12: ngày 24 giờ, đường kinh tuyến, vĩ tuyến cũng đều là bội số của 12).

1. Quay lại về mặt Y học, khi con người sinh ra, 12 đường kinh vốn non yếu, phải chờ ngày tháng để khí trời đất tràn vào đặng lấp đầy. Khi đủ khí rồi, lại nhờ ăn uống, sinh ra huyết dịch trong mạch, tay chân mới cứng cáp đi đứng được, cứ theo kì hạn 64 ngày (số của quẻ) thành 1 kì, 64 ngày đầu tiên là tạng thuộc thủy (túc thái âm Thận kinh), 64 ngày x 2 sau đến là hỏa (thủ thiếu âm Tâm kinh), 64 ngày x 3: kế là mộc (túc quyết âm Can kinh), rồi tới kim (64 x 4) (thủ thái âm Phế kinh), cuối cùng là thổ (64 x 5) (túc thái âm Tỳ kinh). Khi sinh ra chưa có cảm xúc mừng giận, tạng Tâm thành mới biết mừng rỡ, Phế thành thì mới biết nói bập bẹ, Tỳ thành thì tự ăn uống được, không còn phải bú sữa. Tỳ sinh ra huyết dịch tay chân cứng cáp, mới đứng được rồi tập đi, vừa tròn gần 1 năm, đều theo thứ tự từ "thiên nhất sinh thủy..." ở trên. Bạn có thể xem trẻ sơ sinh mà kiểm chứng lại.
Nhưng sau khi 12 đường kinh mạch nhận đủ tinh khí trời đất, thì tạng phủ trong ngày không tuần hoàn theo trình tự như vậy. Bởi con người có hít thở mới sống sót được, và khí trời vào người chỉ có thể qua phổi, nên thứ tự tạng phủ làm việc trong ngày như sau: Phế giờ Dần (3 - 5g), Vị giờ Thìn (7 - 9g), Tỳ giờ Tỵ (9 - 11g), Tâm giờ Ngọ (11-13g), Thận giờ Dậu (17 - 19g), Can giờ Sửu (1 - 3g sáng).
Sách Nội kinh có nói: tự nhiên vũ trụ và con người liên hệ tương quan, thứ tự trong ngày cũng như bốn mùa quanh năm: buổi sáng như mùa xuân, buổi trưa như mùa hạ, buổi chiều như mùa thu, buổi tối như mùa đông. Nhà Hạ, nhà Hán lấy tháng Dần làm tháng Giêng là theo lẽ ấy.

2. Tháng Giêng thuộc mùa Xuân, mùa Xuân nằm ở phương Đông, đón Mặt Trời, Xuân thuộc hành mộc, đến kì thì trăm hoa đua nở cây cối tốt tươi. Vì vậy tháng Xuân không thể thuộc hành Thủy mà phải xếp vào tháng Dần, Mão, lý luận tháng Giêng bắt đầu từ tháng Dần là như vậy.

Riêng về lịch kiến Tý, trên báo Thanh Niên có đăng một số bài viết khá hay của các học giả Việt Nam, chứng minh lịch kiến Tý chính là mặt trống đồng Ngọc Lũ, trên đó cũng thể hiện chính xác sơ đồ hệ mặt trời với đầy đủ 4 hành tinh, sắp xếp theo thứ tự sinh khắc của ngũ hành cùng với 64 quẻ Dịch, bạn có thể tham khảo tạm qua đường link bên dưới nhé, thân ái!
https://nghiencuulichsu.com/2016/10/13/lich-kien-ty-tren-mat-trong-dong-ngoc-lu/ https://luocsutocviet.com/2019/06/04/288-giai-ma-hinh-ve-trong-dong-ngoc-lu-bo-lich-cua-nguoi-viet-co/

Lịch Kiến Tý trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Viên Như   I. CƠ SỞ CĂN BẢN CỦA LỊCH ÂM HAY RUỘNG LỊCH. Hà đồ - TTBQ – Vô cực. Lịch Âm lấy căn bản từ Dịch học, cụ thể là Hà đồ và Lạc thư. Ở trên tôi đã trình bày cách người xưa ghi lại lý số Hà đồ thông qua hình…
nghiencuulichsu.com
@quant0o Kiến thức của tớ còn ít ỏi. Bác thử tìm đọc mấy cuốn sau đi: Kinh Dịch đại toàn, Chu Dịch với dự đoán học (Thiệu Vĩ Hoa), hào từ cụ thể thì xem Kinh Dịch của Ngô Tất Tố. Bác chú ý khi đọc Dịch hãy quan niệm đây là một trường phái khoa học cổ đại, cũng giống như khoa học ngày nay, có điều các từ ngữ chuyên môn, nguyên lý, và logic của nó khác đi 1 chút. Hãy bỏ qua các quan điểm thần thoại, mê tín của nó vì đa số là do đời sau thêm thắt vào mà thôi.
Ví dụ: quẻ dịch có 3 vạch, quẻ kép có 6 vạch. Tại sao là 3 và 6? Người đời sau ghi thần ghi quỷ, gán nhiều điểm linh dị, trên thực tế, nếu bạn tìm hiểu về vật lý lượng tử, bạn sẽ thấy vũ trụ cấu thành từ các hạt cơ bản, như là các hạt quark và lepton, trùng hợp thay chúng cũng có 6 loại. Các hạt lại có hạt và phản hạt, tương ứng với âm và dương của Dịch học.
Vật lý lượng tử cũng mô tả vũ trụ như một thế giới gồm các hạt là các ảo ảnh vật lý, hiển thị dưới trạng thái chồng chập. Nếu bác để ý 64 quẻ dịch cũng chính là sự xáo trộn có quy luật của các yếu tố âm và dương: chúng đổi chỗ cho nhau cũng tương tự cách các hạt chồng chập, tất nhiên là không khớp hẳn với lý thuyết hiện đại vì chúng thuộc 2 trường phái khác nhau.
Dịch ghi rõ: âm và dương là tương đối, âm có thể là dương, dương có thể là âm, trong âm có dương, trong dương có âm, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm... đều là các quy luật tự nhiên mà vật lý hiên đại đang chứng nghiệm.

Tham khảo thêm cho bác: NGƯỜI VIỆT – CHỦ NHÂN CỦA DỊCH HỌC VÀ CHỮ VUÔNG - Viên Như. Định Ninh tôi học mạch - Lương y Lê Đức Thiếp, Chủ tịch hội Đông y TP HCM. Hải Thượng y tông tâm lĩnh (bạn chỉ cần đọc mấy chương liên quan như Y hải cầu nguyên), Hoàng đế nội kinh (đọc thiên Tứ khí điều thần luận và Âm dương ứng tượng đại luận).
Riêng về thế giới quan sâu sắc, bác có thể thử đọc 2 quyển sau: Đạo đức kinh của Lão Tử và Âm phù kinh của Hoàng đế, tuy lời trong đó cao siêu súc tích nhưng hàm chứa ý rất sâu xa
bita95
TÍCH CỰC
một năm
@lenam098 Rất cảm ơn bác đã chia sẻ và khai mở thêm kiến thức cho các anh em.
JyNego
ĐẠI BÀNG
một năm
@lenam098 Rất hay, xin cảm ơn bác ạ, quanh năm đọc tinhte ko log-in mà nay phải log-in để comment cảm ơn 😁
@JyNego Cảm ơn bác. M rất vui vì mọi người thấy nội dung đó có ích 😁
Tết Vietnam là vui nhất ! Quan trọng là cảm nhận cái không khí Tết ! Rất chi là khó tả !
Tết hay không Tết. Lễ hay không lễ thấy chả khác gì nhau. Thậm chí Tết còn oải hơn.

Ngày thường:
- Mún off thì cứ off còn không thì làm việc
Ngày nghỉ / lễ / Tết
- Vẫn làm bình thường. Tối giao thừa vẫn meeting công việc bình thường. Thậm chí cãi lộn với CEO :v

Ngày thường
- Mún đi chơi . Uh thì xách balo lên và đi
Ngày nghỉ / lễ / Tết
- Muốn đi làm uh thì ... xách đít lên laptop

Nhưng oải
- Tết : Phải "giáo điều" với nhau. Phải làm "thủ tục" với nhau. Mệt !
@Non-IT Ủa tui gào mô :p
Non-IT
ĐẠI BÀNG
một năm
@SoulEvil Bác có gào hay ko thì cứ nhìn vô replies của bác với mấy bác khác thì biết thôi mà! Nhưng em thấy bác nói chuyện cũng lịch sự, hài hài nên thôi thì ai muốn ngày Tết của mình nó là gì thì cứ tùy theo suy nghĩ và hành động mà làm thôi! Còn ai muốn dời Tết hay bỏ Tết thì các bác hoàn toàn có thể gửi kiến nghị lên NN nhé, chỉ sợ toàn "miệng hùm gan sứa" với "anh hùng bàn phím" thôi! 😃
@Non-IT Gào là khi ... wooh woh.. :v
Còn tui đơn giản là đưa ra quan điểm tui :p

Tui cũng hem nói uh bỏ đi. Chỉ đơn giản nói : Same :v

Vụ submit lên gov thì ... hờ hờ ... cũng là ý hay. Nhưng cánh én k làm nên mùa xuân :3
Non-IT
ĐẠI BÀNG
một năm
@SoulEvil ok, em tôn trọng quan điểm và suy nghĩ của bác! Done! 😃
Từ 3 năm trở lại đây mình không còn hứng thú gì Tết nữa, trong năm mình hào hứng và thích giai đoàn mùa Noel nhất.
@tychuotpk Bác bên thiên chúa hay sao ha, chứ mình k theo đạo thấy noel cũng k có gì đặc biệt, nhất là khi có gia đình rồi. Có mấy bạn trẻ còn đang yêu đương thì chắc còn thấy vui thôi.
@jindowing chắc bác đó đạo thiên chúa rồi .
tết Việt vui nhất là dọn dẹp nhà cận ngày tết , trang hoàng bàn thờ tổ tiên , đêm 30 cúng giao thừa rồi đi chùa cầu may gia đạo .
bàn thờ lúc nào cũng nghi ngút khói nhang , linh thiêng vô cùng ấy.
còn Noel thì đúng là chỉ có các bạn còn trẻ thôi , ko có gì thú vị
@tychuotpk "trong năm mình hào hứng và thích giai đoàn mùa Noel nhất." Bạn nói được câu này chắc bạn ko ở VN mà ở trời Tây rồi.
BrioPc
TÍCH CỰC
một năm
tham ô, tham nhũng rất thích mấy ngày này...dĩ nhiên ngày thường cũng thích, nhưng Tết nó đa dạng, muôn hình muôn vẻ hơn và công khai hơn. Ai bảo mình toxic mình chịu, chứ mình cực ghét tết.

Hồi nhỏ thì nôn đến Tết, càng lớn càng sợ và đâm ghét. Dù là truyền thống nhưng càng ngày càng bị cái bọn COCC làm biến chất.
norimo
TÍCH CỰC
một năm
@BrioPc Thế cơ à
@BrioPc uh t cũng thấy ghét ngày Halloween chỉ tổ dành cho mấy đứa đú đởn.
như bên Hàn đấy, toàn mấy thanh niên chưa làm đc gì cho cha mẹ đã thấy điểm danh đi trước rồi
bita95
TÍCH CỰC
một năm
@vanlinh2905 Bọn đấy mang về rồi biến tướng đi, chứ liên quan gì đến cái ngày đấy mà ông ghét? Khéo còn chưa biết Halloween nó có ý nghĩa gì đối với dân phương tây nữa là 😆 Nói như bác thì chắc bác ghét tất cả các ngày lễ ở Việt Nam! vì dù là dịp gì thì dân Việt cũng kéo nhau đi kẹt đường 😃)
norimo
TÍCH CỰC
một năm
Năm nay không thấy giáo sư tiến sĩ nào đề nghị bỏ tết âm lịch nhỉ
châu Âu văn minh đón năm mới chỉ 1-2 ngày là thôi; còn dân xứ vịt học đòi theo lối sống quái dị của bọn tàu, chờ đợi tết mỏi mòn để đc về quê, 30/4 cũng về quê, giỗ vua Hùng cũng về quê, Quốc Khánh cũng về quê --> thôi thì ở quê cmn cho rồi
@cúm tàu google có tính phí quái đâu?
trước trên này có 1 bài về tết, lập luận của những thằng ủng hộ bỏ tết nghe rất vớ vẩn, như thằng mặt bột, câu trước nói ủng hộ bỏ tết, câu sau thì nói tết chỉ cần ở bên gia đình. ủa ko có tết đc nghỉ dài ngày thì lấy cái qq gì mà ở bên gia đình? haizz
@bắc54 M đã làm giỗ ông bà bố mẹ theo lịch dương chưa mà đòi ăn tết nguyên đán theo lịch dương?
Trên TG thì thường gọi Tết Tàu thôi chứ không gọi Tết Việt
@Apple thần thánh Thế giới họ gọi chung là Lunar New Year mà bác, Tết mặt Trăng
@Sói Ca! đa phần gọi tết tàu chứ lunar đâu, chắc do xứ nọ yếu kém toàn tập và tệ hại luôn, toàn vẽ vời những chuyện tào lao, mục tiêu số tiến sĩ, mục tiêu số chuyên gia chém gió, còn mục tiêu xây bệnh viện, nhà máy rác, nhà máy xử lý nước thải thì ko thấy đâu hết
Càng ngày càng chán Tết! 😔
Lớn rồi phải lo TIỀN biếu bên nội, ngoại, lì xì cho các em, các cháu, v.v
Mua sắm, dọn dẹp nhà cửa nhọc mệt :(
Buồn ghê...
@Cuong Nb thì tết vui buồn chán hay háo hức là do nhiều tiền hay ko . nhiều tiền là lễ hội ít tiền thì sợ chán nản .
@Cuong Nb Thôi kệ năm 1 lần mà, cố lên 😃
@Cuong Nb Đó là thể hiện Trách nhiệm cao nhe bạn, chứ cà lơ phất phơ lúc nào chả Tết
@Cuong Nb Niềm vui mà. Làm được gì thì làm, sao lại phải áp lực thể hiện
@Cuong Nb Ngày m nhỏ ai lo cho m. Lớn r k thích cũng đâu ai ép =)) không muốn gặp ai thì ở phòng khoá trái cửa, khoá cổng nhà, đi du lịch hoặc đơn giản thì cứ cắt đứt quan hệ là xong.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019