Những tuyên bố đã được đưa ra trong cuộc phỏng vấn mới giữa CEO của ASML Hà Lan, ông Christophe Fouquet với tờ báo Đức Handelsblatt. Theo ông Fouquet, thị trường gia công bán dẫn Trung Quốc vẫn rất quan trọng đối với toàn bộ ngành sản xuất thiết bị và công nghệ bán dẫn toàn cầu, bất chấp việc công nghệ bán dẫn của Trung Quốc đang tụt hậu cỡ khoảng 10 năm so với toàn thế giới.
Trước đó, những tuyên bố được ASML đưa ra đều có nội dung theo kiểu cố gắng bảo vệ quyền lợi của tập đoàn, cũng như bảo vệ doanh thu, khi cho rằng tình trạng thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc ở thời điểm hiện tại thực sự chỉ do ý thức hệ giữa hai quốc gia khác nhau chứ không hề có nguyên nhân thực tiễn. Chính vì những bất đồng không có căn cứ này, những quy chế cấm vận từ cả hai phía đã được đưa ra trong những năm vừa qua.
Còn trong khi đó, trong cuộc phỏng vấn với Handelsblatt, CEO Fouquet cho rằng, cả thế giới vẫn cần tới những con chip xử lý công nghệ và tiến trình cũ được sản xuất với chi phí thấp ở Trung Quốc. Những con chip này sẽ chính là thứ đảm bảo giải quyết vấn đề cung cầu về chip bán dẫn ở châu Âu.
Bất chấp những biện pháp cải thiện tình hình thị trường bán dẫn châu Âu, trong đó bao gồm cả đạo luật EU CHIPS, tình hình tăng trưởng của ngành bán dẫn tại lục địa già vẫn đang thấp kỷ lục. Những dự án lớn, chẳng hạn như fab gia công chip xử lý của Intel ở Đức đã phải tạm dừng xây dựng vì vấn đề tài chính. Điều này chứng minh rằng, không phải cứ muốn là sẽ có thể tự chủ ngành bán dẫn. Ông Fouquet cho biết, châu Âu hiện tại đang chưa đáp ứng được nhu cầu chip xử lý. Những con chip được sản xuất trong khu vực lãnh thổ thuộc liên minh châu Âu mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của toàn bộ khu vực. Rồi ông Fouquet đưa ra tuyên bố như thế này khi nói về ngành bán dẫn Trung Quốc:
“Sẽ là vô lý khi cố gắng ngăn cản ai đó sản xuất thứ bạn thực sự cần. Với khí đốt đến từ Nga, mọi người đều đã hiểu là có những giải pháp khác thay thế. Còn chip bán dẫn thì chưa có nguồn cung nào khác thay thế được.”
Dự báo doanh số tiêu thụ chip bán dẫn tại châu Âu được cho là sẽ tăng trưởng mạnh, nhưng đi kèm với đó là những lo ngại về nguồn cung. Ông Fouquet cho rằng, nếu những cường quốc trên thế giới tiếp tục áp dụng những quy định cấm vận mới đối với Trung Quốc, cùng lúc chính phủ các nước cũng sẽ cần có kế hoạch tự sản xuất bán dẫn trong nước, vì nếu không có những kế hoạch như vậy, sẽ rất khó để chuỗi cung ứng đáp ứng được nhu cầu.
Trong năm 2024, thị trường gia công bán dẫn Trung Quốc đã có những đột phá vượt bậc, với SMIC vừa tuyên bố đã hoàn tất quá trình nghiên cứu tiến trình gia công bán dẫn 5nm của riêng họ, sử dụng những cỗ máy quang khắc tia cực tím DUV.
Ông Fouquet cho biết thêm: “Nếu nhìn vào những con chip được sản xuất trên những tiến trình cao cấp nhất ra mắt thị trường, điều hầu hết mọi người đều đồng tính là công nghệ của Trung Quốc đang thua kém 10 năm so với Mỹ. CEO của Intel, ông Pat Gelsinger cũng đã bày tỏ quan điểm ấy rất rõ ràng trước công chúng. Đó là lý do vì sao Trung Quốc đang tập trung mạnh nhất cho những công nghệ chip thế hệ cũ.”
CEO của ASML cho rằng, dù tụt hậu công nghệ là có thật, nhưng với hiệu quả gia công những tiến trình bán dẫn cũ, Trung Quốc lại đang có lợi thế trong việc sản xuất chip dựa trên những tiến trình như vậy. Và bản thân ông cũng bày tỏ quan điểm rằng, quy trình phát triển thiết bị gia công bán dẫn EUV giờ đã quá phức tạp, với đầy đủ những quy chế cấm vận được phía Mỹ đưa ra, nên gần như không có khả năng Trung Quốc tự sản xuất được thiết bị quang khắc bán dẫn EUV trong tương lai gần được.
Theo WCCFTech
Trước đó, những tuyên bố được ASML đưa ra đều có nội dung theo kiểu cố gắng bảo vệ quyền lợi của tập đoàn, cũng như bảo vệ doanh thu, khi cho rằng tình trạng thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc ở thời điểm hiện tại thực sự chỉ do ý thức hệ giữa hai quốc gia khác nhau chứ không hề có nguyên nhân thực tiễn. Chính vì những bất đồng không có căn cứ này, những quy chế cấm vận từ cả hai phía đã được đưa ra trong những năm vừa qua.
Còn trong khi đó, trong cuộc phỏng vấn với Handelsblatt, CEO Fouquet cho rằng, cả thế giới vẫn cần tới những con chip xử lý công nghệ và tiến trình cũ được sản xuất với chi phí thấp ở Trung Quốc. Những con chip này sẽ chính là thứ đảm bảo giải quyết vấn đề cung cầu về chip bán dẫn ở châu Âu.
Bất chấp những biện pháp cải thiện tình hình thị trường bán dẫn châu Âu, trong đó bao gồm cả đạo luật EU CHIPS, tình hình tăng trưởng của ngành bán dẫn tại lục địa già vẫn đang thấp kỷ lục. Những dự án lớn, chẳng hạn như fab gia công chip xử lý của Intel ở Đức đã phải tạm dừng xây dựng vì vấn đề tài chính. Điều này chứng minh rằng, không phải cứ muốn là sẽ có thể tự chủ ngành bán dẫn. Ông Fouquet cho biết, châu Âu hiện tại đang chưa đáp ứng được nhu cầu chip xử lý. Những con chip được sản xuất trong khu vực lãnh thổ thuộc liên minh châu Âu mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của toàn bộ khu vực. Rồi ông Fouquet đưa ra tuyên bố như thế này khi nói về ngành bán dẫn Trung Quốc:
“Sẽ là vô lý khi cố gắng ngăn cản ai đó sản xuất thứ bạn thực sự cần. Với khí đốt đến từ Nga, mọi người đều đã hiểu là có những giải pháp khác thay thế. Còn chip bán dẫn thì chưa có nguồn cung nào khác thay thế được.”
Dự báo doanh số tiêu thụ chip bán dẫn tại châu Âu được cho là sẽ tăng trưởng mạnh, nhưng đi kèm với đó là những lo ngại về nguồn cung. Ông Fouquet cho rằng, nếu những cường quốc trên thế giới tiếp tục áp dụng những quy định cấm vận mới đối với Trung Quốc, cùng lúc chính phủ các nước cũng sẽ cần có kế hoạch tự sản xuất bán dẫn trong nước, vì nếu không có những kế hoạch như vậy, sẽ rất khó để chuỗi cung ứng đáp ứng được nhu cầu.
Trong năm 2024, thị trường gia công bán dẫn Trung Quốc đã có những đột phá vượt bậc, với SMIC vừa tuyên bố đã hoàn tất quá trình nghiên cứu tiến trình gia công bán dẫn 5nm của riêng họ, sử dụng những cỗ máy quang khắc tia cực tím DUV.
Ông Fouquet cho biết thêm: “Nếu nhìn vào những con chip được sản xuất trên những tiến trình cao cấp nhất ra mắt thị trường, điều hầu hết mọi người đều đồng tính là công nghệ của Trung Quốc đang thua kém 10 năm so với Mỹ. CEO của Intel, ông Pat Gelsinger cũng đã bày tỏ quan điểm ấy rất rõ ràng trước công chúng. Đó là lý do vì sao Trung Quốc đang tập trung mạnh nhất cho những công nghệ chip thế hệ cũ.”
CEO của ASML cho rằng, dù tụt hậu công nghệ là có thật, nhưng với hiệu quả gia công những tiến trình bán dẫn cũ, Trung Quốc lại đang có lợi thế trong việc sản xuất chip dựa trên những tiến trình như vậy. Và bản thân ông cũng bày tỏ quan điểm rằng, quy trình phát triển thiết bị gia công bán dẫn EUV giờ đã quá phức tạp, với đầy đủ những quy chế cấm vận được phía Mỹ đưa ra, nên gần như không có khả năng Trung Quốc tự sản xuất được thiết bị quang khắc bán dẫn EUV trong tương lai gần được.
Theo WCCFTech