Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


#CES21: Màn hình LG sử dụng tấm nền OLED in phun từ JOLED Nhật Bản

AmbitiousMan
14/1/2021 15:16Phản hồi: 80
#CES21: Màn hình LG sử dụng tấm nền OLED in phun từ JOLED Nhật Bản
Cách đây vài ngày, LG đã ra mắt mẫu màn hình đồ họa 32EP950 kích thước 32 inch, 4K, tấm nền OLED. Lúc đó, trang công nghệ FlatpanelsHD đã tiết lộ một thông tin rằng, tấm nền OLED của màn hình không phải do LG Display sản xuất như trên các TV OLED mà LG đang bán. Bởi cả Samsung Display lẫn LG Display hiện tại đều chưa thể sản xuất hàng loạt tấm nền OLED ở kích cỡ này. FlatpanelsHD tin rằng công ty Hàn Quốc đã liên hệ với JOLED để mua tấm nền, dù chỉ là phỏng đoán.

Và giờ thì chúng ta đã có thông tin chính thức xác nhận đơn vị cung ứng cho LG. Không nằm ngoài dự đoán của FlatpanelsHD - JOLED. Đây là công ty Nhật Bản kế thừa công nghệ của SonyPanasonic, "chạy" bằng tiền chính phủ. Hãng vừa đăng thông báo trên trang chủ nói rằng màn hình UltraFine 32 inch mới của LG đang sử dụng tấm nền OLED của mình. Công nghệ chế tạo mà JOLED áp dụng là in phun, khác biệt với lắng đọng chân không của Samsung và LG.

LG OLED 32EP950 2.jpg
Xác nhận xài panel RGB OLED in phun made by JOLED nhé anh em!​

Công nghệ của LG là White OLED còn Samsung là RGB OLED, một phục vụ cho phân khúc cỡ lớn và một dùng cho cỡ nhỏ. Gần đây, Samsung đã tăng kích thước tấm nền để phục vụ thêm phân khúc laptop, từ 13 cho tới dưới 17 inch. Còn LG thì đang cố thu nhỏ xuống, mới nhất đã ra đến tấm nền TV 42 inch. Cả hai đều dùng quy trình lắng đọng chân không vốn rất khó sản xuất RGB OLED cỡ lớn. Còn LG thì dùng White OLED được xem là "chiếu dưới" của RGB OLED nên mới làm được.

Đối với JOLED, tấm nền của họ là RGB OLED nhưng được sản xuất bằng quy trình in phun. Nhờ vậy mà vượt qua được rào cản kỹ thuật của lắng đọng chân không, có thể sản xuất hàng loạt RGB OLED ở kích cỡ mà Samsung chưa làm được, còn LG thì chưa nghĩ đến - nếu họ theo đuổi RGB OLED thì còn bỏ tiền mua White OLED của Kodak về làm gì? Nói về LGD, thực tế họ cũng đang sản xuất tấm nền RGB OLED di động, nhưng trình độ vẫn xếp sau SDC nên không thể có chuyện đi trước mà làm panel lớn được.


Tóm lại, so với RGB OLED của SDC và White OLED của LGD đều sản xuất bằng lắng đọng chân không, tấm nền RGB OLED in phun của JOLED có ba ưu điểm chính:
  1. Loại bỏ mặt nạ bóng (FMM hoặc Open Mask), hạ thấp chi phí đầu tư (mấy cái máy CVD của Canon đắt lắm), tiết kiệm vật liệu đầu vào và chế tạo được RGB OLED cỡ 20 inch trở lên.
  2. Thiết kế phát sáng đỉnh (top emission) tối ưu hiệu suất chiếu sáng tốt hơn phát sáng đáy (bottom emission) mà LGD đang dùng trên tấm nền TV.
  3. Ma trận điểm ảnh RGB Stripe chính tông, không chơi Pentile RGBG/RBGB như tấm nền di động. Lại càng nói không với điểm ảnh White và bộ lọc màu trên tấm nền TV (TV OLED dùng ma trận RGBW vẫn tính là RGB Stripe nhé, không phải Pentile RG-BW).

JOLED Nomi plant.jpg
JOLED là công ty đầu tiên và duy nhất hiện nay thương mại tấm nền OLED bằng quy trình in phun​

Họ hướng tới cấp phép công nghệ và chuyển giao quy trình ra bên ngoài để OLED in phun thành tiêu chuẩn mới của ngành, đã có AUO và TCL ủng hộ tư tưởng này. Hy vọng những năm tới, sẽ có thêm nhiều tấm nền RGB OLED in phun xuất hiện trên các sản phẩm thương mại. Theo lộ trình, JOLED hướng tới phân khúc 20-30 inch trước, còn 55 inch (cho TV) tuy khả thi nhưng là chuyện rất xa. AUO có vẻ thích thú chuyện làm màn hình máy tính và laptop, còn TCL thì đương nhiên hướng tới TV.

Các khách hàng mua tấm nền JOLED trước LG gồm có Sony (màn hình y tế), Asus (dòng ProArt chuyên đồ họa) và Eizo Foris Nova. Chưa rõ LG sẽ bán 32EP950 với giá bao nhiêu nhưng mình tin nó không thể rẻ được. Vì Asus ProArt PQ22UC đã là 4.000 USD còn Eizo Foris Nova thì cỡ 3.300 USD, cả hai đều dùng panel 21.6 inch thì LG dùng 32 inch lớn hơn lại càng khó mà rẻ nổi. Ngoài ra, công suất của JOLED cũng có hạn nên cũng không có chuyện hạ được chi phí nhờ sản lượng đầu ra lớn.

Một số hình ảnh về mẫu Eizo Foris Nova 3.300 USD, chỉ bán 500 chiếc trên toàn thế giới, được phóng viên AVWatch chụp lại hôm ra mắt:

Eizo FORIS NOVA 1.jpg
Eizo FORIS NOVA 4.jpg
Eizo FORIS NOVA 6.jpg
Eizo FORIS NOVA 7.jpg

Quảng cáo


P/s: Nhân tiện bài nói về sản phẩm mới của LG. Tại CES 2021 vừa qua, hãng có nhá hàng một cái smartphone màn hình cuộn. Theo báo cáo trong ngành công nghiệp, LG đang hợp tác với BOE (Trung Quốc) để phát triển sản phẩm dạng này. Chưa rõ nếu thương mại thì có dùng luôn panel OLED của BOE hay không.

Nguồn: ​
JOLED.
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ComAbu
ĐẠI BÀNG
3 năm
xịn xò quá. Hy vọng mang được công nghệ này lên TV với kích cỡ lớn.
Lạ ở chỗ.
LG sản xuất dc tấm nền OLED cỡ lớn và cỡ nhỏ cho điện thoại (Samsung cũng sản xuất được) mà lại ko sản xuất dc tấm nền OLED cỡ trung bình cho màn hình máy tính?
Cười ra nước mắt
@ThanhDo Az đúng rồi bác bởi vậy màn vi tính đắt gấp vài lần so với TV cao cấp cùng 1 kích thước, độ bức xạ và dot pitch của màn vi tính thấp hơn TV nhiều luôn, đó là lí do chả ai lấy 1 cái TV đi làm màn hình máy tính cả dù thông số rất ghê gớm.
Anonymox
TÍCH CỰC
3 năm
@vankhoadesign màn hình máy tính 1 pixel là 3 điểm ảnh RBG chồng lên nhau cho ra màu sắc, kích cỡ chính xác. Còn màn TV là 4 điểm ảnh với 4 màu xếp cạnh nhau nên màu ko chính xác như màn máy tính.
Nếu mà nhìn gần vào màn TV như khoảng cách ngồi máy tính sẽ thấy rõ điểm ảnh như vậy.
Mà OLED RGB thì SS, LG đều chưa sản xuất được nên mới ko có cho màn máy tính.
Màn máy tính mật độ điểm ảnh thấp chứ không cao như đt được nên bắt buộc phải dùng RGB.
Còn kiểu Pentile của đt cũng ko phóng to lên dc vì sẽ bị nhìn thấy điểm ảnh, mà làm mật độ cao để ko thấy điểm ảnh thì độ phân giải lại quá cao và quá đắt, ko khả thi về thương mại
Xperios
TÍCH CỰC
3 năm
@vankhoadesign Màn hình máy tính mà xài tấm nền OLED thì thường đó là những màn hình đòi hỏi độ chính xác màu cực kỳ cao dùng trong studio Holywood, thiết bị phẫu thuật y tế, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Trong khi Samsung và LG đi theo hướng đại trà nhắm vào thị trường tivi và điện thoại nơi có yêu cầu chất lượng thấp hơn. Mỗi thằng đánh vào một mảng riêng biệt, không phải là 2 thằng này không cung cấp được màn hình OLED chất lượng cao mà là thị trường ít khách hàng lợi nhuận thấp.
Mấy anh Nhật giờ quá nghèo để có thể tung tiền làm nhà máy bán sản phẩm rồi. Nên chỉ còn cách ngồi ngâm cứu thật nhiều công nghệ mới rồi mời chào Táo Tàu và Hàn Xẻng mua lại patent để làm sản phẩm thôi. Đơn cử cái thằng JOLED này mặc dù được rất nhiều hãng công nghệ Nhật chống lưng nhưng doanh thu quanh năm rất èo uột và mém phá sản mấy lần.
@Ghetbonbatluong Ý bác ấy là tất cả máy móc chế tạo các linh kiện trên là nhật làm ( trong khi chả ai chứng thực mấy cái máy đó từ nhật cả vì là bí mật công nghệ) nên bắc cầu là nhật tạo ra các linh kiện cho iphone, nếu chỉ là việc mua thiết bị của nhật để làm thì thắc mắc tại sao việc chế tạo màn LG kém hơn SS trong khi chỉ cần đặt hàng nhật là có sao.
nếu đã làm thiết bị xịn sò vậy nhẽ ra nhật phải đứng top sản xuất chip và màn chứ hay do trình độ kinh doanh kém, nói vậy thì đầu bếp làm bánh ngon chắc là do người bán máy nướng xịn rồi 😆)
ThanhDo Az
ĐẠI BÀNG
3 năm
@boyngo1988 Mình cũng nghĩ vậy, Nhật bảo thủ trong thiết kế và đã k theo kịp xu hướng thị hiếu. Nhìn các sp Nhật hiện tại thì thấy ngay nó k phải k chất lượng mà nó k phù hợp. Đơn cử như cái cảm biến hình ảnh của đt cho tới hiện tại nó vẫn rất chất lượng, nhưng sp của họ nào có cái nào ra gì hoặc chí ít là k pr nhấn mạnh nên chẳng ai biết ra sao.
Nói chung Nhật cần thay đổi tư duy và chấp nhận thay đổi mình nghĩ vs thực lực họ sẽ lại có những sp hàng top
@Wolfrain căn bản là làm ra thì bán cho ai?
Đến Tivi giờ người ta nghiên cứu giảm giá Oled xuống thấp nhất để nhiều người tiếp cận.
qwarl
TÍCH CỰC
3 năm
ko biết bao h phổ cập oled cho màn hình laptop các kiểu nhỉ, hay là miniled microled ra giành chỗ đây😁
Hoàn toàn nhất trí chỗ này.


Còn LG thì dùng White OLED được xem là "chiếu dưới" của RGB OLED nên mới làm được.


Ở các TT ĐM Nhật, thì "Oled" hơn gì những mẫu LCD hạng top đâu!
Chẳng qua nó là "Oled" như bạn nói.

Hồi 2016 mua con C6 của LG xong tắt hoàn toàn đèn, che mọi thứ sáng vd nút đo đỏ của ổ điện Lioa.... nói chung là tắt hết, thì khi chụp macro lens và zoom đã thấy "đèn nền" và vách chia khoang kiểu tế bào.
Ko hề đen hoàn toàn như màn đt oled cùng thời 2016.
pikupi
TÍCH CỰC
3 năm
@TYA bạn làm màu chỉ để phát hiện ra chi tiết khó phân biệt, trong khi WOLED mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đáp ứng độ đen, contrast vẫn cao hơn LCD nhiều, nên công nghệ này phù hợp sản xuất quy mô lớn, phổ cập ưu điểm của OLED gần như hàng xịn. Đợi có công nghệ sx RGB OLED với giá thành hợp lý tự nhiên sẽ có OLED hàng xịn để phổ cập thôi.
@pikupi Nếu mà ko xem xét kĩ, chỉ nhìn thông thường khi đặt cạnh nhau thì LCD tv ví dụ Sharp made in Japan nó lại same với LG "Oled".
ronsirius123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TYA Bạn setting sai nên khi tắt đèn điểm ảnh trắng vẫn sáng lờ mờ nên vẫn nhìn thấy, chứ con WRGB oled thì màu đen nó vẫn là đen. Vấn đề con wrgb là nó bị điểm ảnh trắng này làm lệch màu sắc rất khó cân chỉnh màu. Các dòng mới có autocal khi bạn load một 3dlut chỉnh màu tối ưu cho nó rồi hạ độ sáng cái là trật lất hết, chứ nếu để nguyên xi sau khi cân chỉnh thì thì wrgb vẫn phủ gần hết gammut DCI-P3 (rgb rộng hơn). Năm nay mua lcd có miniled xài ổn định hơn oled.
Bạn có thể xem như này, tuy ko phải là mình. Nếu tv mình bị này sẽ trả lại đòi tiền về.
https://tinhte.vn/thread/van-de-cua-tv-lg-oled-e8-moi-tinh-da-co-loi.2843356/
Cách thức mình làm test tinh vi hơn bạn kia tí, nên kq đủ cho mình biết về bản chất màn "oled" LG, sau khi mình đã mua nó rồi test thấy.
Từ đó mới biết đó là white oled backlit filter RGB, nói sang mồm là oled.
Chỉ là dùng oled trắng làm nền.
Xét về công nghệ thì nó tinh vi hơn tv led array của Sony, vì có số bóng tắt bật nhiều hơn.
Ngay cả oled thực thụ vd như màn hình đt ss, giai đoạn galaxy note2 nó cũng lởm cái vụ loang lổ màu ko đen hẳn. Khi mua máy đều phải chọn từ 3 pcs (bằng cách bảo điện máy tắt bớt đèn và cho xin tờ báo quây làm màn đêm thử đt)
@TYA haiz, không biết ông nào đi tuyên truyền WOled của LG ko ngon nhỉ.
Về bản chất thì 1 subpixel ứng với 1 bóng đèn Transitor rồi qua lớp Fitter lọc màu để thành màu RGB hay WRGB. Nên thay làm 3 subpixel RGB gộp làm 1 Pixel thì LG nó làm thành 4 subpixel WRGB thành 1 Pixel chứ thích thì nó chuyển bóng White thành màu khác đc mà. Mục đích nó làm bóng White là để tăng độ sáng Pixel từ đó giảm độ sáng 3 sub RGB để nó bền hơn. Còn nó vẫn dùng thuật toán để phối 4 màu màu ra màu cần hiển thị, đều 10bit màu hết mà. Bản chất LG nó chọn WRGB vì chẳng ai xem Tivi dí sát 20cm để soi điểm subpixel. Trung bình xem là cách khoảng 50cm thì nhìn WRGB cũng thành RGB
Hiện tại tất cả các hãng Tivi sài Oled đều dùng màn của LGD và được sx tại nhà máy Hải Phòng, Việt Nam. Sony cũng dùng tấm nền WOled để sx Tivi thì họ cũng đâu phải chọn hàng lởm đâu
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
Ôi quả viền màn hình 😆
OEM là JOLED Nhật Bổn thì chất lượng sẽ OK rồi.
Lại thêm 1 bước tiến lớn về công nghệ hình ảnh.
llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
Thế theo thím thì tv giờ công nghệ xuất sắc nhất đang nằm ở em nào @AbsoluteMan?
@vanlinh2905 Bớt điên đi bạn =)) LCD xài bóng huỳnh quang, màn LED xài bóng LED bạn ạ.
Và bạn cũng nên học định nghĩa Organic LED (OLED) và Inorganic LED (QLED, MiniLED, MicroLED gì đấy) chứ ko lại bảo QLED hay LED là LCD thì tiêu cmn ngành công nghiệp chế tạo màn hình rồi.
WOLED thì cũng là bóng LED đằng sau chiếu lên tấm film (hay gì ấy) éo khác j QLED hay MiniLED cả bạn.
Còn thằng LED nào về cơ bản cũng inf:1 contrast ratio cả trước khi có backlight. Có backlight thì do màn LED (nói chung) với MiniLED bóng quá to dẫn đến có 1 vùng lớn bị bloom (theo như mình nói bên trên 2500 vùng có thể là 2500 bóng LED backlight), cái này có thể khắc phục = cách chế MicroLED (tức bóng Inorganic LED chỉ = 1 điểm ảnh) thì sẽ ko bị bloom, còn WOLED backlight của nó từ ban đầu chỉ cỡ 1 điểm ảnh nên ko bị bloom như QLED hay MiniLED.
Còn bạn éo chịu hiểu thì mình chịu 😃
313885_Qd8e6Jf.png
Xperios
TÍCH CỰC
3 năm
@llyllr Nhất hiện giờ là micro-LED sau đó là Dual LCD.
@max-20091 cơ bản bạn nói đúng. nhưng tên gọi cũng chỉ là 1 loại quy ước về mặt công nghệ
bản chất LED khác LCD ở cái đèn nền, còn cơ chế hoạt động là giống, tức qua 1 lớp filter lọc màu, sau này mới có thêm các công nghệ bổ sung như local dimming.

trên các thùng TV SONY vẫn ghi là LED LCD TV.

và do đó miniLED hoàn toàn xếp dưới WOLED của LG

còn OLED xịn và microLED như của SONY hiện tay là các điểm ảnh tự phát sáng mà không đi qua lớp lọc nào hết

còn bảo LCD đạt contrast inf:1 khi tắt hết đèn thì mình chịu rồi =)) nó vô nghĩa khi xem bạn hiểu không? không 1 nsx nào dám bảo LCD là inf:1 cả

https://www.rtings.com/monitor/tests/picture-quality/contrast-ratio
@vanlinh2905 TV miniLED giờ nó quản lí đèn backlight = phần mềm hết bạn à, phần nào mà đen thui là nó tắt hẳn đèn ở array đó luôn (tức inf:1 ở vùng đó) còn vùng vừa sáng vừa đen thì bị bloom => ko thể nào mà inf:1 (đó là lí do vì sao không thằng nào khẳng định miniLED contrast ratio inf:1 khi bị bloom mà chỉ để vài con số:1).

Cơ bản 2 thằng WOLED và MiniLED đấu đá nhau ở chỗ giá thành, màu sắc ra có chuẩn hay ko chứ contrast ratio chỉ xếp thứ 2 thôi vì đa phần ko bị dính cảnh tối khi coi phim bình thường và local dimming của miniLED làm khá tốt ngay cả khi dính cảnh tối https://www.rtings.com/tv/tests/picture-quality/color-accuracy
Hiển nhiên nếu tiền ko thiếu thì cứ hốt The Wall hoặc mấy cái TV OLED cao cấp mà xài, còn ở cấp thấp thì phải đắn đo suy nghĩ lắm (điển hình như mấy vụ hình đen mà đèn OLED vẫn sáng do quản lí đèn kém) chứ ko phải cứ mua TV OLED giá rẻ là auto ngon đâu.

Vẫn đang chờ review thực tế thằng miniLED local dimming có đc ko, đc thì nhảy qua luôn vì màu nó ra quá tốt, nhất là TV Sony 😃
hppl
TÍCH CỰC
3 năm
made in japan vẫn là số 1 châu Á nhỉ
Sao bằng màn hình Qled huyền thoại của Samsung được độ từ LCD và gắn chữ Q vào thương hiệu cho oách.
@archi-T QLED vẫn khá tốt so với LCD led ko có chấm lượng tử chứ, màu sắc thể hiện tốt hơn.
Nhưng vụ đặt tên thì công nhận thằng sam vẫn bẩn như cách nó làm seeding trước giờ.
Nhóc Bảo
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nono9x một cách marketing khôn quoan đấy chứ , giống như Apple đặt màn oled là super rentina
@Nhóc Bảo Khác xa nhe bạn, samsung đặt Qled để người ta tưởng nhầm là công nghệ Qled thật ra chỉ là LCD độ. Còn super retina chỉ tạo sự khác biệt chứ không có mạo nhận công nghệ gì hết.
@archi-T super retina không thực chất chỉ là 1 cái tên vô nghĩa để Apple quảng cáo vì nó chả có công nghệ gì cả =))
nvmnghia2
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đọc hết đoạn 2 là biết ai viết bài. Gì thì gì chứ cha cuồng điên này rất có uy tín trong mắt tui về mảng màn hình.

Không biết cuồng điên có fb hay kênh thông tin nào khác để ae thêm thông tin không?
@nvmnghia2 Lên hội thích dùng hàng sony là thấy ổng. Mod Hùng Vũ.
LG mà phải mua màn oled của BOA á ?
knbn55
TÍCH CỰC
3 năm
Bao giờ bán mình rinh một em.
Khang 5755
TÍCH CỰC
3 năm
Ngon hen!
Dùng màn LCD cho màu sắc chân thực nhất. Kết hợp công nghệ Retina sẽ nét căng.
ChipHero
TÍCH CỰC
3 năm
@from team b with love Công nghệ retina?
Tuanpht
TÍCH CỰC
3 năm
Bài viết rất chi tiết còn phun như nào thì ko ai rõ
32" 4k thì OLED gì cũng chẳng đáng để mua 😁
Cho nên giá không thể đắt được nếu không muốn bán.
ChipHero
TÍCH CỰC
3 năm
@cuhiep Lý do?
@ChipHero 32" mà 4K bạn có hình dung ra nó rỗ cỡ nào không? 32" thì ít nhất phải 6K thì mới đạt được nhìn không thấy điểm ảnh. Chứ giờ này còn 4K thì chỉ phù hợp với kích thướcn 21" thôi/
hoangtuechmo
ĐẠI BÀNG
3 năm
@cuhiep Mà sao người ta ko làm 6k hay 8k nhì. Do chi phí đắt hay do giới hạn công nghệ nhỉ ?
ChipHero
TÍCH CỰC
3 năm
@cuhiep Lại bài ca rỗ từ ngày xưa à
Im lặng đi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019