Trào lưu bàn phím cơ switch mỏng, hay thậm chí là siêu mỏng đã có từ vài năm nay. Kailh, Gateron, Choc và chính bản thân Cherry cũng đều đã có những phiên bản switch mỏng, hành trình kích hoạt phím cỡ 1 đến 1.5mm tùy phiên bản và tùy hãng.
Chính ra mình đã được thử nghiệm cả hai dạng switch mỏng và siêu mỏng của Cherry. Năm ngoái là Corsair K100 Air Wireless với switch siêu mỏng thiết kế giống hệt như những nút bấm cơ chế cánh bướm, tạo ra một chiếc bàn phím vừa có cảm giác thực sự phản hồi từng thao tác nhấn của người dùng như những chiếc bàn phím cơ thông thường về cả lực nảy lẫn âm thanh, mà phím lại vừa mỏng.
Rồi đến giờ, mình được trải nghiệm tiếp mẫu switch Cherry MX Low Profile, phiên bản Red switch (bản còn lại là Speed, hành trình phím ngắn hơn, gõ nhanh hơn). Chiếc bàn phím được trang bị mẫu switch mỏng này lại là chính chủ của Cherry, tên đầy đủ là MX-LP 2.1 Compact Wireless. Cách đây mấy ngày, mình được dùng thử Lofree Flow của mod Long, dùng switch Kailh Pom, ứng dụng chất liệu nhựa có khả năng tự bôi trơn cho toàn bộ hệ thống cơ học bên trong.

Chính ra mình đã được thử nghiệm cả hai dạng switch mỏng và siêu mỏng của Cherry. Năm ngoái là Corsair K100 Air Wireless với switch siêu mỏng thiết kế giống hệt như những nút bấm cơ chế cánh bướm, tạo ra một chiếc bàn phím vừa có cảm giác thực sự phản hồi từng thao tác nhấn của người dùng như những chiếc bàn phím cơ thông thường về cả lực nảy lẫn âm thanh, mà phím lại vừa mỏng.

Corsair K100 Air Wireless: Bàn phím cơ butterfly siêu mỏng, switch "chính chủ" từ Cherry MX
Lấy tấm hình chụp mình đang dùng bàn phím, thay vì chụp toàn cảnh ngoại hình của cả chiếc bàn phím để làm hình đại diện cho bài viết là để chứng minh, Corsair không nói điêu khi mô tả độ dày, hay đúng hơn là độ mỏng của switch cơ học trang bị…
tinhte.vn
Rồi đến giờ, mình được trải nghiệm tiếp mẫu switch Cherry MX Low Profile, phiên bản Red switch (bản còn lại là Speed, hành trình phím ngắn hơn, gõ nhanh hơn). Chiếc bàn phím được trang bị mẫu switch mỏng này lại là chính chủ của Cherry, tên đầy đủ là MX-LP 2.1 Compact Wireless. Cách đây mấy ngày, mình được dùng thử Lofree Flow của mod Long, dùng switch Kailh Pom, ứng dụng chất liệu nhựa có khả năng tự bôi trơn cho toàn bộ hệ thống cơ học bên trong.

Sau khi dùng cái bàn phím vỏ nhôm của mod Long, rồi chuyển qua dùng MX-LP 2.1 Compact Wireless, mình phải thừa nhận cái điều mà chính bản thân mình cũng thấy quái dị và ngược đời: Mình thích chiếc bàn phím nhựa làm việc hàng ngày hơn, dù trải nghiệm gõ switch MX-LP hoàn toàn không vượt trội hơn hẳn so với Kailh Pom Phantom.
Với cái kích thước 65%, anh em vẫn sẽ có cụm phím 4 chiều và mấy nút Insert, Delete kiêm luôn nút điều khiển âm lượng khi kết hợp với nút Fn. Tương tự như vậy, trên bề mặt các keycap của bàn phím, phía dưới các ký tự chính đều là những tính năng điều khiển, khi kết hợp chúng với nút Fn. Trong số đó, có lẽ quan trọng nhất chính là ba nút Q, W, E để chuyển đổi 1 trong 3 profile kết nối với ba thiết bị khác nhau nhờ Bluetooth, rồi ở dưới là ba nút Z, X, C để đổi cách kết nối, bằng dongle 2.4 GHz, kết nối USB-C hay Bluetooth 5.2.

Với những anh em sử dụng nhiều hàng nút Function, thì bàn phím kích thước 65% như Compact Wireless chắc chắn sẽ tạo ra vài cảm giác bất tiện, khi muốn chọn nút Function thì phải kèm thêm phím tắt với nút Fn. Nhưng với những người dùng chiếc bàn phím này để chơi game hay soạn thảo văn bản, thì cảm giác sử dụng hàng ngày, bao gồm cả thời lượng pin, trải nghiệm gõ, và tính cơ động đều rất ổn.
Dù thiết kế lớp vỏ ngoài bằng chất liệu nhựa, ấy vậy nhưng bàn phím vẫn mang lại cảm giác bền bỉ. Thử cầm chiếc bàn phím lên vặn để xem có biến dạng hay không, thì câu trả lời là không, rất đáng gửi lời khen tới Cherry.

Cái thiết kế với tông màu keycap trắng làm chủ đạo, với những nút xung quanh tông xanh lơ và đỏ thực sự phù hợp hơn với anh em gamer. Thực tế thì bản thân chiếc bàn phím này cũng được Cherry tạo ra hướng tới thị trường người chơi game, chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng văn phòng hàng ngày như vài mẫu bàn phím trang bị switch low profile khác đang có trên thị trường.
Quảng cáo
Vì định hướng ấy, Cherry MX-LP 2.1 Compact Wireless có thứ mà nhiều mẫu bàn phím cơ không dây giờ không hề có, đó là kết nối 2.4 GHz với dongle USB. Kết nối này chắc chắn khiến thời lượng pin bị ảnh hưởng, đặc biệt là lúc bật đèn nền RGB lên cho chiếc bàn phím thêm đẹp. Và quan trọng hơn cả, ở polling rate 1000Hz, độ trễ từ chiếc bàn phím không dây tới lệnh điều khiển nhân vật trong game là thấp hơn rất nhiều so với Bluetooth. Vẫn có, nhưng rất thấp.

Trải nghiệm cụ thể, với độ sáng tối đa của dàn đèn RGB, bàn phím chịu được cỡ 25 tiếng đồng hồ sử dụng liên tục thông qua kết nối 2.4 GHz. Con số này đương nhiên cao hơn nếu dùng bàn phím với kết nối Bluetooth. Nhưng bù lại, tính năng tự động tắt đèn nền, hay thậm chí là tắt luôn cả bàn phím, đưa nó về trạng thái chờ sau một khoảng thời gian không sử dụng là tính năng kéo dài thời lượng pin rất ổn.
Lấy ví dụ, với phần mềm Cherry Utility Software, sẽ có hai thanh trượt để điều chỉnh thời gian tắt đèn nền, tối thiểu 30 giây là đèn tắt. Thanh trượt thứ hai cho phép đặt thời gian trước khi bàn phím đi vào chế độ Deep sleep, tạm dừng vận hành, tới khi nào ấn một nút để kích hoạt lại bàn phím, nó lại tiếp tục kết nối và vận hành. Kết hợp hai tính năng ấy với việc điều chỉnh độ sáng đèn nền, anh em sẽ có thể tối ưu thời lượng pin của chiếc bàn phím.

Còn lại, mọi tính năng khác về mặt công năng đều ổn. Cổng USB-C khá “lộ thiên”, không dùng những cái cáp kết nối kỳ dị, như Razer chẳng hạn, cáp vừa mỏng vừa vuông, không phải muốn dùng cáp nào cũng được. Cũng chỉ cần thêm một cái công tắc ở cạnh trên bàn phím là có thể bật tắt, rồi những tổ hợp nút có ký hiệu rõ ràng trên bàn phím sẽ cho phép anh em chuyển đổi qua lại ba cách kết nối của Compact Wireless.
Quảng cáo

Còn về trải nghiệm gõ, cảm xúc của mình có phần trung lập. Mình thích cái hành trình phím của Cherry MX Low Profile Red, nghe đâu bản Speed gõ còn nhanh hơn vì hành trình phím ngắn hơn gấp rưỡi. Nhưng ngược lại, cái cảm giác keycap gõ xuống backplate trên bàn phím vẫn chưa đủ trầm và đục so với cái gu của mình khi chơi phím cơ. Đương nhiên vì không có tactile, không có “khấc” như cách nhiều anh em mô tả, nên âm thanh duy nhất khi bàn phím hoạt động là âm thanh keycap nhựa ABS gõ xuống backplate. Tính ra cảm giác gõ vẫn rất êm ái và trật tự, rất ổn nếu anh em muốn dùng nó ở nơi làm việc, không lo ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Nhưng xét về cái trải nghiệm gõ, thì nếu chỉ dùng soạn thảo văn bản hay trò chuyện với bạn bè qua mạng internet, thì có vài mẫu bàn phím switch mỏng tạo ra trải nghiệm gõ sướng tay hơn và âm thanh đầm hơn. So sánh như vậy đương nhiên không đồng nghĩa với việc khẳng định Compact Wireless không êm. Gõ bài và ngồi chat bằng phím “chính chủ" của Cherry vẫn đã tay, switch mỏng dạng linear tạo ra cảm giác như lướt ngón tay trên bàn phím. Nhưng nếu khó tính, thì trải nghiệm của Compact Wireless không phải dành cho tất cả mọi người.
Bù đắp cho cảm giác gõ còn hơi thiếu sướng tay, là keycap ABS phủ UV, ký tự khắc laser xuyên đèn LED. Font chữ thực sự rất nét và hiện đại, đúng chất dành cho gamer như mình. Chọn phiên bản tông màu trắng, điểm xuyết vài nút xanh lơ và đỏ, cảm giác gần đúng cái tông màu của Gundam, nhìn rất thích mắt. Tuy nhiên, vì là ABS, nên mình cũng hơi ngại độ bền về sau. Chắc cũng phải dùng bàn phím trong tình trạng sạch sẽ một chút, để mồ hôi tay không ăn mòn lớp phủ nhám UV sờ rất đã tay của chiếc bàn phím này.

Một nhược điểm nho nhỏ khác mà anh em cũng nên quan tâm, đó là Compact Wireless có layout phục vụ tối ưu nhất cho hệ điều hành Windows. Cũng không trách được vì bàn phím định hướng tới nhu cầu chơi game. Kết nối nó với máy MacBook của mình, phải ngồi chỉnh lại vị trí nút, nếu không thì phím Command sẽ nằm ngay ở phím Windows. Cũng không phải vấn đề vì chỉnh một lần là xong, nhưng cũng là thứ anh em nên cân nhắc.
Bản thân MX-LP 2.1 Compact Wireless không dành cho tất cả mọi người.

Nếu đang đi tìm một chiếc bàn phím cơ không dây, switch mỏng, mà thiết kế lại có phần hiện đại, phù hợp với mấy món đồ công nghệ anh em dùng hàng ngày, thì thiết kế của Compact Wireless sẽ không phù hợp lắm. Tương tự, nếu chỉ cần kết nối Bluetooth nhưng thời lượng pin ngon, trên thị trường cũng có nhiều lựa chọn khác. Rồi thì nhờ kinh tế quy mô lớn, những chiếc bàn phím ra mắt gần đây càng lúc càng rẻ, và khi nhìn vào thiết kế cũng như mức giá, rất khó để thuyết phục phần đông người dùng chọn chiếc bàn phím 65% của Cherry để thay cho những sản phẩm đến từ Trung Quốc, giá rẻ hơn rất nhiều so với cái giá 3.4 triệu Đồng mà MX-LP 2.1 Compact Wireless đang bán ở thị trường Việt Nam.

Nhưng nếu nói về câu chuyện độ bền, với switch cơ học 100 triệu lần nhấn, và kết nối 2.4 GHz độ trễ cực thấp để phục vụ nhu cầu chơi game hàng ngày của anh em, thì lại là chuyện khác. Đó là thứ Compact Wireless có, mà chưa chắc những đối thủ cùng phân khúc bàn phím cơ mini switch mỏng kết nối không dây được trang bị. Và một lợi thế nữa chính là trọng lượng chưa đầy 500 gram của chiếc bàn phím này, bỏ đâu cũng tiện, rất nhẹ nhàng.