Chia sẻ cách lên và xuống đèo với xe côn tay

su béo béo
1/6/2020 4:31Phản hồi: 155
Chia sẻ cách lên và xuống đèo với xe côn tay
Vừa rồi, mình có đi tour với những người anh em cùng với chiếc Honda CBR500R và có đi qua đèo Đại Ninh. Khi lên tới sườn đèo đã quá nên mình có làm 1 video chia sẻ với anh em cách mà mình lên và xuống đèo. Đây là kinh nghiệm của các nhân mình, nếu như có gì thiếu sót hoặc chưa đúng anh bình luận phía dưới để mình hoàn thiện cách chạy xe hơn nha. Còn việc lên/xuống đèo với xe tay ga có thể mình sẽ chia sẻ với anh em ở 1 video khác.



Khi một anh em hỏi nếu như mình chạy xe thích đi cung đường nào nhất chắc chắn mình sẽ trả lời là "cung đường đèo". Bởi vì những cung đường đèo sẽ có các khúc cua uốn lượn cũng như cảnh vật xung quanh rất đẹp. Tuy nhiên, mình cũng như nhiều anh em khác chắc đã có 1 hoặc hơn 1 lần chạy lỗi khi đi đèo. Vậy nên anh em cũng nên chú ý một chút.

Mình sẽ chia sẻ về cách lên đèo trước:
  • Sử dụng số thấp để anh em dễ dàng lên đèo hơn, chứ để số lớn xe chạy không nổi đâu. Thường thì mình sẽ sử dụng số 3-4 nếu như có đà, còn số 1-2 khi gặp vật cản phía trước.
  • Quan sát gương cầu lồi trong các khúc cua gắt để tăng tầm nhìn. Khi anh em có thói quen này sẽ rất an toàn cho mình bởi vì biết ở trên có xe đang đổ xuống hoặc có tình huống gì bất ngờ xảy ra không.
  • Anh em không nên vượt xe khác cùng chiều trong cua, nó sẽ nguy hiểm cho bản thân. Dù anh em có quan sát xe đối diện cũng không biết xe trước mặt mình người ta vào cua có chuẩn hay không?
Xe_Tinhte_dideo_xecontay.jpg

Còn với vấn đề xuống đèo nó sẽ căng thẳng cũng như cần được tập trung nhiều hơn so với khi lên:
  • Không âm côn khi xuống đèn vì nó cực kì nguy hiểm, khi xuống đèo cần sự hãm lại nhiều hơn. Lỡ như đang âm côn và gặp trường hợp bất ngờ anh em sẽ không thể nào xử lý được.
  • Sử dụng số thấp để xuống đèo cho an toàn vì lúc đó động cơ sẽ ghì chiếc xe lại.
  • Chạy với tốc độ vừa phải, không cố gắng chạy nhanh vì chưa quen sẽ khó để điều khiển xe. Còn với những anh em đi đèo thường xuyên quen từng góc cua rồi thì mình không nói nữa.
  • Không đùa giỡn khi đi đèo nếu là một nhóm đông, như vậy vừa làm khó chịu cho người khác vừa làm ảnh hưởng tới mình.
Cover_Xe_Tinhte_dideo_xecontay_1.jpg

Còn anh em thì sao, anh em khi lên/xuống đèo có như mình không hay còn những kỹ năng hay ho hơn. Chia sẻ với nhau dưới phần bình luận nha anh em.
155 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

iKaris
CAO CẤP
4 năm
Bác nài cứng đấy :v
agram3ooo
TÍCH CỰC
4 năm
@HuynhDacY Cứ bình tóm mà chạy, chạy nhanh sớm muộn cũng tạch
@HuynhDacY mình chạy cũng ổn thôi bác ơi, cứ tập trung chạy chứ không đam mê phóng nhanh trên đèo
Xuống đèo mình ko rà phanh. Dùng động cơ hãm lại ở số thấp. Khi nào cảm giác xe đang xuống nhanh quá thì nhấp nhả phanh cho tốc độ thấp hẳn lại rồi thả tiếp chứ ko rà phanh đến tốc độ thấp hơn
@trantuananh1996 Mình đã thử rồi. Cảm thấy không hiệu quả nên đành phải dùng thắng và nghỉ liên tục để thắng bớt nóng.
@zombie01 Xe ga thì thòng ga cho máy nó ỳ lại, thi thoảng vặn ga một tí cho bắt nồi để máy nó ỳ tốc độ lại
@trantuananh1996 Đúng là hơi giữ ga chút cảm giác xe nó ghì lại hơn là rà phanh, nhưng đổ đèo mà nhất là đèo dài người ta thường khuyên không nên rà phanh liên tục do sợ cháy phanh nên việc hơi giữ ga chút rồi giảm rồi lại giữ sẽ giúp xe giữ tốc độ ổn hơn
@Hassler Đúng vậy. Khi nào cảm thấy nó nhanh quá thì phanh nhấp nhả cho xe chậm hẳn lại rồi chạy tiếp 😁
Theo nguyên tắc của mình khi leo/xuống đèo cũng như những chiếc cầu dài luôn là lên số nào, xuống số đó. Lên đèo bắt đầu bằng số 1 rồi nâng dần cho tới số 6 thì lên tới đỉnh đèo. Lại bắt đầu xuống số, hạ dần dần cho tới xuống chân đèo thì lại trở về số 1.
@mannavod 24
@_MyLoveIsWinter_ Cũng không nhất thiết là như vậy. Nhiều khi 2 bên đèo độ dốc không giống nhau. Như mình tuần nào cũng đi về đèo Hải Vân 2 chuyến. Lên thì đa phần là 2-4, 2 cho những đoạn cua tay áo giảm tốc độ và 4 cho những đoạn có đà. Đổ đèo thì 4-5 tuỳ chỗ. Mình đi winner
@Judobluto Toàn mấy ông nhãi phá làng phá xóm. Xuống dốc âm côn nẹt pô có ngày sml
Xuống đèo cũng nên để số thấp như lúc lên đèo
@trainoitrull Không nha bác, tùy theo đèo và tùy theo tải trọng xe, không phải là nguyên tắc cứ lên số nào xuống số đó.
nhat.jb
ĐẠI BÀNG
4 năm
@trainoitrull Lý thuyết là thế nhưng cũng tùy vào từng tình huống bác ơi, 😁
@trainoitrull Cũng phần đúng phần sai nha, lên đèo số thấp thì đúng, xuống đèo tùy trường hợp, để số thấp quá lúc xuống nó dồn chạy càng nhanh thì dễ hư hộp số
@hieu282828 Thấy số bị ghì phải tăng số ngay chứ, nghe tiếng máy là biết ngay mà
@trainoitrull Lý thuyết là vậy nhưng kinh nghiệm xử lý trong mỗi tình huống cụ thể sẽ có khác chút, nói chung là lái xe không nói hay được
Theo dân lái xe ô tô thì "lên số nào xuống số đó", ngoài ra thì tất nhiên là không nên âm côn rồi thả trớn! 😁
Tranha881988
ĐẠI BÀNG
4 năm
@p700i Tốc độ thấp thì vẫn phải số thấp, ra vào số hợp lý sẽ k bị gầm máy. Kết hợp nhuần nhuyễn ra vào số tốt cùng với phanh chân thì an toàn hơn nhiều bạn ạ.
@Tranha881988 Bạn nói chuẩn với trường hợp xe tải hạng nặng, xe khách, đèo dốc.

Chứ như mấy cái đèo ở Việt Nam như đèo Hải Vân, đèo chuối nó thay đổi độ dốc liên tục. Nếu chạy lên dốc bạn buộc phải về số thấp hơn và thay đổi số liên tục, xuống dốc ko thể làm thế vì rất khó kiểm soát số nên thường để số thấp hơn mà chạy. Còn số tự động đời mới thì với độ dốc thay đổi liên tục như vậy tốc độ không thể tăng nhanh và mất kiểm soát do nó còn có cả kiểm soát hành trình thì cứ chạy bình thường, đừng chạy tốc độ cao là được.

Nói "Lên số nào xuống số đó" nói không sai, nhưng mà lý thuyết quá khiến anh em hoảng loạn tưởng mình chạy sai.
Madhit
TÍCH CỰC
4 năm
@p700i chả biết nói gì. Cố đến thế là cùng. Đèo Hải Vân có hầm đi vắng nên thấy thế. Trước khi có hầm là nỗi khiếp đảm của tài xế đấy lol. Btw, mình có chiếc sedona 2019, bạn muốn mình tả nó như thế nào ko 😁. Trước đó mình có chiếc Everest dầu At bản Limited trong 7 năm, bạn biết nó vượt như thế nào ko? :D ... Trước đó nữa là Isuzu Highlander. đúng ra phải gọi em hoặc cháu hehe
@Madhit Gọi bằng cụ luôn vì không phân biệt hầm Hải Vân và đèo Hải Vân. Với lại đèo Hải Vân lái xe lớn rất sợ vì phanh là không đủ chứ mấy xe nhỏ cứ đơn giản mà chạy. Tôi xe to nhỏ lái cả chục năm rồi chẳng bao giờ áp dụng lý thuyết vớ vẩn "Lên số nào xuống số đó" cả. Vì sao tôi có giải thích ở trên cụ chịu khó đọc cái.
Bạn nào học bằng A2 ko lo lý thuyết thì sẽ học qua những lý thuyết trên.
Học sao đi như vậy thì sẽ an toàn, còn đam mê tốc độ thì vào trường đua Đại Nam là sẽ thoả mãn, đừng đam mê tốc độ trên đường lộ, nhất là đường đèo, kẻo "đâm" xong "mê" luôn.
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
4 năm
@BOTCoin Mình thi A2 người ta không gọi đi học luôn bạn ơi.. nghiêm túc luôn, không đóng dư 1 xu. Mà mấy cái này thì cũng chịu khó tìm hiểu từ hồi đi A1 rồi 😂.
@lxhxxnxxx Mình cũng ko đi học buổi nào, chủ yếu ko bỏ tiền lo lý thuyết, tải app về học. Nhờ đó cũng nắm đc nhiều cái chưa biết, nhất là khoản biển báo.
@BOTCoin đúng rồi bác, quan trọng mình có nền tảng trước. Rồi dần dần chuyển qua thành những kinh nghiệm cá nhân. Mình cũng xòe vài lần vì mám dố lúc mới bập bẹ chạy xe, may là còn ngồi để chia sẻ lại với anh em những kinh nghiệm này.
@BOTCoin Đèo trên bài thì 2 anh Phương Trang và Thành Bưởi sẽ dạy thế nào là "lễ hội" khi đổ đèo 60-65-70, trong khi quy định không quá 50. Anh nào không biết chạy sát sau đuôi thì có ngày cũng ẵm giải
Lên số nào xuống số đó
funnyduck123
ĐẠI BÀNG
4 năm
@luyenbichta Đi theo cảm nhận tình hình thực tế thì dễ hơn. Lên số nào xuống số đó lý thuyết là vậy nhưng chạy cả trăm km mà nhớ được khúc cua đó đi lên đi xuống số mấy thì trí nhớ cũng hay đấy.
@funnyduck123 Cảm nhận tình hình mới dẫn tới tay nạn đấy: xuống đèo thấy đường vắng nên để số cao thả trớn bóp rà thắng rồi dẫn tới cháy bố thắng, không hãm được. Mấy vụ tai nạn đèo lủi xuống vực toàn do chủ quan nghĩ sẽ làm chủ được tình hình.
funnyduck123
ĐẠI BÀNG
4 năm
@luyenbichta Vậy thì bạn áp dụng lý thuyết đó như thế nào thì chia sẻ để mọi người biết. Bằng trí nhớ hay bằng gì? Sáng đi lên chiều đi xuống còn chưa chắc nhớ được từng khúc cua sử dụng số gì chứ đừng nói đến việc đi hàng trăm km nhiều ngày liền. Lý thuyết k áp dụng được thì là lý thuyết suông.
Linh_istnu
TÍCH CỰC
4 năm
Như mình có thói quen là lên thì từng số 1 nhưng khi xuống là 2 số 1 lần sang số. và thường mở rộng hoặc chạy chậm lại nhưng tuyệt đối ko lấn làn để vào cua, đầu cua mình sẽ nhấp phanh nhẹ, chủ yếu hãm tốc bằng động cơ
iáT Tài
TÍCH CỰC
4 năm
@Linh_istnu Đi đèo tuyệt đối ko vượt xe ở những chỗ cua mà ngay cả đường bằng nếu ko có tầm nhìn đủ xa thì ko vượt chỗ cua.
Đối vs những xe có tải yêu cầu đi đều chân ga đều số, đi đèo ko phải như đi đường bằng thấy có trớn là lên số dc chỉ lên mức nào đấy thôi rồi đi đều chân ga lên.
Linh_istnu
TÍCH CỰC
4 năm
@iáT Tài t khi vượt xe là sẽ coi cái xe như nyc, vặn ra vặn chứ thấy mấy ng vượt xe mà cứ như rùa bò ko dứt khoát, rất nguy hiểm
Lên hay xuống gì thì cứ để tua máy tầm 6000-7000 là chắc cú nhất, tua càng cao thì càng dễ kiểm soát lực kéo của xe.
Tránh âm côn quá 1/4 giây khi sang số, tuyệt đối ko âm côn để thả trớn dù là lên hay xuống dốc.
Cái nữa là khi cua tay áo thì nhớ vào góc cua sớm 1 chút và lấy rộng ra bên phải rồi ôm cua sớm 1 chút kèm với bóp kèn tín hiệu.
Luôn luôn tuân thủ quy tắc của Counter Steering: quẹo phải thì nghiêng phải + đánh lái sang trái và ngược lại.
Mr_Shock
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Khoa Monster Xe máy muốn cua thì kiểu gì cũng phải countersterring, chỉ là mình có nhận thức về động tác đó thì xử lý sẽ an toàn hơn bác.
@Khoa Monster 😆)) bác làm như Valentino rossi ko bằng mà counter steer 😁
@nguyennhattan_45 Mấy con gà còn làm được chứ cần gì phải pro mới làm được
@Khoa Monster lấy lane bên nào còn tùy thuộc vào cua trái hay cua phải nữa, còn đánh lái nghịch thì đấy là nguyên lý lái xe 2 bánh rồi, ai cũng auto thực hiện khi vào cua dù muốn hay không
Thông tin hữu ích, thks
Thường đi xe côn thì về số khi xuống đèo là an toàn
NghiaLN
ĐẠI BÀNG
4 năm
Liệu có bài chia sẻ lên/xuống đèo bằng xe ga/hộp số vô cấp CVT không nhỉ.
Thấy một số đèo ở Việt Nam mình còn cấm xe ga chạy luôn.
ha26
TÍCH CỰC
4 năm
@NghiaLN Có vụ này nữa à bác
zaizai_vjp
ĐẠI BÀNG
4 năm
@NghiaLN Kéo nhẹ ga để xe chạy cỡ 20km/h, nhấp nhả lần lượt 2 phanh trái phải thì đi bao lâu cũng không sợ cháy phanh. Sẽ mệt hơn xe số, bù lại chả bao giờ lo vấn đề an toàn cả.
Còn cái kiểu tắt máy hoặc thả trôi hoặc bóp ghì phanh thì nên đoàn tụ ông bà sớm để đỡ ảnh hưởng xã hội vì hết thuốc chữa rồi
NghiaLN
ĐẠI BÀNG
4 năm
@NghiaLN @All cá nhân mình có biết chạy hãm bằng máy, ý ở trên của mình là Mod chia sẻ để nhiều anh em biết hơn 😁
Cảm ơn anh em nhiều !
@nbqvdp Chào bác. Có một lần mình không thuê được xe số phải thuê tay ga chạy đèo. Mình nghe một số người nói nhích nhẹ ga (không thả trôi) thì nó sẽ có tác dụng như xe số chạy số nhỏ. Mình áp dụng thử nhưng có vẻ không hiệu quả. Mình chỉ còn cách dùng thắng và tạm dừng liên tục để tránh bị nóng thắng thôi.
từ ngày biết chạy xe hơi thì mình không thích đi xa bằng xe máy nữa.

phải nói chạy xe số sàn lên & xuống đèo cũng đã không khác gì đi xe máy côn tay. ^_^
Hôm trước đi đập Trị An, thả âm côn ngay cái dốc xuống, tốc độ lên 80km/h, kinh.
@iáT Tài Đó giờ mình chỉ test ở cái dốc đó thôi vì nó đó rất cool và cũng vắng.
@hnadov Giống gu mình xuống là để max số và âm côn, nhưng không dám giởn mặt với tử thần lên tới 80km/h, cao tay lắm là 50. Luôn luôn âm côn và rà thắng trước nhiều hơn thắng sau, để hảm tốc độ
@nbqvdp Cái này chỉ test 1 lần duy nhất thôi chứ không phải đi thường xuyên nha bác 😁
NghiaLN
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hnadov cái dốc của bác này là đường thẳng tắp không một bóng người, thử được. Ai đi Trị An rồi thì biết.
Nài này cứng rồi. Nhưng rất hữu ích
Phan_Quan
TÍCH CỰC
4 năm
Cứ max số, max ga, sau đó âm côn và phêu. Sướng kinh, còn muốn phêu hơn nữa thì làm thêm 5 lon Ken trước khi tua. Và nhớ đi cùng bạn bè hay người thân hehe
@Phan_Quan Rủ ae cùng đi còn có người hốt hộ bác 😁
nguyendrum
TÍCH CỰC
4 năm
@Phan_Quan ngày đó là ngày GIỖ luôn
Gioan Dinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Phan_Quan đúng r bác, nhớ lựa khúc nào vắng người để mồ yên mả đẹp không ai làm phiền nha bác
chúc bác mau về nơi chín suối 😃
hình thumnail trong hồ Tuyền Lâm, Dalat Wonder Resort?
kidsida
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình thì chạy theo cảm giác, không để cho trớn của xe lớn hơn độ nhạy ga, tức là khi nhích ga là xe phải có phản hồi liền, nếu không có thì xuống số.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019