Mình nhận không ít chia sẻ không tốt về iPhone 14 Pro từ những người xung quanh khi đa số ý kiến cho rằng chiếc máy này không thật sự nổi bật, Dynamic Island là tính năng màu mè hay A16 Bionic không khác gì A15, v.v Nhưng đối với mình sau một thời gian khá dài sử dụng iPhone 14 Pro thì mình nhận thấy đây là lại là một chiếc iPhone có nhiều sự đổi rất đáng chú ý mà trong bài viết này mình muốn chia sẻ chi tiết hơn về những trải nghiệm vừa qua.
Sẽ thật bất công cho Apple khi nói iPhone 14 Pro không có sự sáng tạo, với mình sự sáng tạo hầu hết nằm ở Dynamic Island và nó không đơn thuần là một mảng đen, hay "Vết sẹo" trên màn hình để chứa cảm biến và camera trước. Mà nó có thể tự biến hình tuỳ theo tình huống sử dụng máy và sử dụng app.
Nhiều thứ hay ho từ Dynamic Island

Sẽ thật bất công cho Apple khi nói iPhone 14 Pro không có sự sáng tạo, với mình sự sáng tạo hầu hết nằm ở Dynamic Island và nó không đơn thuần là một mảng đen, hay "Vết sẹo" trên màn hình để chứa cảm biến và camera trước. Mà nó có thể tự biến hình tuỳ theo tình huống sử dụng máy và sử dụng app.

Quảng cáo

Ví dụ khi bạn khoá máy thì Dynamic Island sẽ hiển thị ổ khoá, hoặc khi bạn kết nối tai nghe sẽ có pop up lên, hay trường hợp bạn sạc pin, bấm giờ, nghe nhạc,...

Nói đến nghe nhạc thì mình rất thích khi nhìn Dynamic Island hiển thị phần hiệu ứng bài nhạc chạy theo thời gian thực trên Dynamic Island và phần này có màu sắc tương ứng với bìa album hoặc bài hát của ca sĩ đó. Đặc biệt bìa nhạc album đó có nhiều màu sắc thì hiệu ứng này sẽ hiển thị kết hợp các tông màu lại với nhau trông rất đẹp và thích mắt.

Apple có quảng cáo về tình huống đang hiển thị nhạc trên Dynamic Island và người dùng sẽ tương tác bằng cách nhấn giữ để pop-up ra cả menu bài nhạc, thì trông có vẻ hay đấy, nhưng thời gian qua mình không dùng tới vì đối với mình Dynamic Island chỉ là "cái" để theo dõi trạng thái khi sử dụng iPhone tương ứng với một app nào đó, chứ không phải là "cái"để mình thực sự phải tương tác thường xuyên.

Trong mùa World Cup vừa rồi thì mình có sử dụng Dynamic Island để xem kết quả trận đấu theo real time cũng khá tiện lợi (Live Activities). Nhưng khi Dynamic Island hiển thị nhiều quá như trường hợp hiển thị Live Activies này hoặc ví dụ khi chúng ta sử dụng cả 2 app tương ứng cùng lúc, thì dễ bị mất hiển thị sóng Wi-Fi hoặc sóng di động.

Vì vậy thỉnh thoảng mình cứ hiểu nhầm iPhone của mình đang bị mất kết nối mạng.
Một điểm nhỏ khác mà mình thích ở Dynamic Island đó chính là việc thông báo pin yếu từ 20% trở xuống không còn hiện giữa màn hình như trước nữa mà bây giờ hiển thị ngay trên Dynamic Island luôn. Việc này rất có ích cho những tình huống mình đang chơi game, vì sở dĩ trước đây dùng iPhone cũ mình cực kỳ khó chịu khi iPhone pin về 20% lại có pop up menu ngay giữa màn hình.
Quảng cáo
Màn hình

Có thể nhiều bạn chưa biết thì iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max có viền máy mỏng hơn một chút so với các thế hệ iPhone Pro trước đây. Tổng thể màn hình iPhone 14 Pro nhìn đẹp hơn, sexy hơn, mình đã quá chán cái notch trên iPhone rồi, cho nên khi nhìn sang Dynamic Island thấy sang và gọn hơn hẳn.

Để mà hỏi rằng Dynamic Island có che nội dung hay không thì câu trả lời là vẫn có, nếu như các bạn xem video ở tỷ lệ ngang zoom hết viền màn hình thì sẽ bị che bởi "một cục đen" trên màn hình.

Hoặc khi mình chơi PUBG Mobile thì game sẽ lấy tỷ lệ hiển thị từ viền màn hình phía trên, cho nên Dynamic Island sẽ che một phần thông tin tên những người chơi đang chiến đấu với nhau ở cạnh trái màn hình.
Còn về chất lượng hiển thị thì mình chẳng phải nói gì thêm nữa, iPhone 14 Pro cơ bản có màn hình đẹp, tốc độ làm tươi cao là một lợi thế khi so với dòng thường.
Quảng cáo
Điểm mình thích đó chính là màn hình Always On display, cái hay là mình vẫn có thể nhìn được màn hình nền khoá khi iPhone đang khoá máy cùng với các thông tin khác như giờ, ngày, tháng, widgets (mình có thể widgets pin của thiết bị trên màn hình khoá để tiện theo dõi).
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/01/6310681_danhgia_iphone14pro_tinhte_16.jpg)
Có thể nhiều người không thích bị người khác nhìn vào màn hình khoá khi đang ở chế độ AOD, và Apple có tuỳ chọn tắt hiển thị hình nền lẫn thông báo nói chung. Nhưng với mình thì mình không hề muốn tắt đi, cơ bản mình thích nhìn màn hình của mình vì đó là đt của mình, mình không quan tâm có ai nhìn thấy hay không.

Ngoài màn hình với Dynamic Island ra thì iPhone 14 Pro không khác nhiều so với iPhone 13 Pro trước đây. Cơ bản với mình đây vẫn là thiết kế đẹp, sang trọng, viền thép bóng bẩy, mình chọn phiên bản màu silver và mình nghĩ đây là màu sẽ luôn đẹp theo thời gian, nổi bật hơn nhiều màu khác.
A16 Bionic - có nâng cấp nhưng cơ bản A15 đã quá tốt
A16 Bionic trên iPhone 14 Pro có một số điểm cải tiến so với A15 Bionic trước đây, trên mặt kỹ thuật thì A16 có 6 nhân CPU trong đó 2 nhân mạnh là Everest với xung nhịp 3,46GHz và 4 nhân tiết kiệm Sawtooth (nhân CPU mới), điểm đặc biệt khi nhân hiệu năng cao của A16 có bộ nhớ đệm 16MB so với 12MB của A15 và nhân tiết kiệm điện của A16 có cải tiến tốc độ băng thông nhờ vào việc sử dụng bộ nhớ LPDDR5.
Bộ xử lý Neural Engine trên A16 đạt 17 TOPS (nghìn tỷ tác vụ xử lý trên giây) so với A15 là 15.8 TOPS.

Sơ một chút về điểm geekbench CPU và GPU của iPhone 14 Pro và iPhone 13 Pro, có khác biệt nhưng không đáng kể. Mình nghĩ đây cũng là lý do để Apple không so sánh A16 với A15 mà chỉ so với A13 trong sự kiện ra mắt (cơ bản thế hệ chip trước đã quá tốt rồi).

Lý thuyết là vậy, nhưng khó để nhận biết sự khác biệt (hoặc không thể nhận thấy) giữa A16 Bionic trên iPhone 14 Pro và A15 Bionic trên iPhone 13 Pro trước đây qua các tác vụ sử dụng hằng ngày. Cơ bản A15 đã làm quá tốt, đặc biệt việc chơi game cả 2 đời chip cũng làm tốt trong việc bảo toàn 120FPS ổn định trên một số tựa game tuy máy có thể sẽ nóng hơn bình thường nếu chơi game FPS trong thời gian dài.

Đặc biệt đối với Tốc chiến, máy nóng thì sẽ bị drop FPS thường xuyên, tốt nhất nên chơi game trong điều kiện môi trường mát như phòng máy lạnh/điều hoà, tránh chơi game ngoài trời nhiều.
Camera

Nếu thực sự phải chú ý về sức mạnh của A16 Bionic thì với mình đó là bộ xử lý ảnh ISP khi Apple đã cải tiến thuật toán chụp ảnh và giúp iPhone 14 Pro có thể chụp ảnh 48MP. Không chỉ cho chất lượng điểm ảnh cao mà ảnh chụp còn được can thiệp phần mềm rất nhiều. Năm nay Apple ra mắt tính năng Photonic Engine khi bức ảnh chụp được xử lý Deep Fusion sớm hơn, đo sáng tốt hơn, đồng thời xử lý HDR để cho ra bức ảnh đẹp nhất
Đây là một số bức ảnh mình chụp từ camera của iPhone 14 Pro không qua chỉnh sửa ở app bên thứ ba, chỉ edit ngay trên ứng dụng Photos mà thôi:
Mình đánh giá camera của iPhone 14 Pro chụp nhanh, ngay cả khi bạn chụp RAW 48MP thì ảnh vẫn chụp nhanh chứ không mất nhiều thời gian để load xử lý. Chụp nhanh cũng là điểm lợi thế vào buổi tối khi camera lấy nét nhanh hơn.

Nói để chụp tối thì mình thấy iPhone 14 Pro chụp vẫn bị noise ở một vài tình huống, da người xử lý sẽ chưa được đẹp, tuỳ trường hợp mà da chụp ra bị bệt hoặc hơi bị vàng (như ảnh trên). Nhưng nhìn chung thì lúc chúng ta chụp Night Mode thì thời gian "phơi" có nhanh hơn trước, lấy nét cũng nhanh hơn.

Ảnh chụp ban ngày thì không phải bàn, iPhone 14 Pro cho ảnh đẹp ở hoàn cảnh đủ sáng, màu sắc nịnh mắt hơn, mình không phải kéo Saturation lên như trước đây dùng iPhone cũ nữa. Chỉ có điều HDR xử lý tốt quá nên đôi khi bức ảnh bị tối, mình phải tăng sáng lên.


Ở trên là mình chụp ảnh RAW 48MP và ở dưới là ảnh đã qua chỉnh sửa Lightroom, ảnh cơ bản sau chỉnh sửa sẽ đẹp hơn, tuỳ ý muốn người dùng khi chỉnh, chất lượng ảnh 48MP cũng chi tiết hơn, bạn sẽ thấy rõ khi zoom ảnh. Nhưng chung quy lại thì mình tình huống chụp 48MP là rất ít trong thời gian qua, mình cũng chủ yếu chụp ảnh 12MP thông thường mà thôi.

Camera chính có thêm tiêu cự 2x cho phép mình chụp nhiều tình huống góc hẹp hơn, đặc biệt là chụp ảnh chân dung. Thay vì trước đây chụp ảnh chỉ có tuỳ chọn tiêu cự 1x và 3x thì 3x lại quá hẹp, chưa kể không phải lúc nào camera telephoto 3x cũng cho ảnh đẹp vì khẩu độ nhỏ.
Pin - sạc 2 lần trong 1 ngày là bình thường
Pin trên iPhone 14 Pro với mình chỉ đủ dùng với một người rất bình thường, nếu bạn là người cầm đt nhiều trong một ngày sử dụng nhiều 4G, chơi game, thì chuyện bạn phải sạc 2 lần trong 1 ngày là điều bình thường

Mình từng đánh giá nhanh pin iPhone 14 Pro có thời lượng 6 tiếng 30 phút on screen và khi test kỹ hơn thì pin cũng chỉ vào khoảng 6 tiếng 25 phút hoặc vẫn khoảng 30 phút on screen mà thôi. Tất nhiên mình chỉ thử ở trường hợp dùng hỗn hợp bao gồm Wi-Fi, 4G, game, lướt web, xem video, nghe nhạc, có mở AOD,...
Nếu bạn lăn tăn về pin thì lựa chọn iPhone 14 Pro Max hoặc iPhone 14 Plus sẽ tốt hơn, nếu bạn đã chọn một chiếc máy Pro cơ bản thì đừng mong chờ quá nhiều vào thời lượng pin của iPhone 14 Pro.
Kết

Có thể chúng ta đã quên rằng iPhone luôn là một chiếc smartphone ổn định theo thời gian và mang lại trải nghiệm tốt đến những người dùng hệ sinh thái Apple nói chung, và iPhone 14 Pro vẫn như vậy. Nhưng bù lại iPhone 14 Pro sẽ chưa đạt được kỳ vọng của nhiều người, vốn dĩ thị trường smartphone ngày nay càng tiên tiến về công nghệ thì người dùng lại mong muốn nhiều thứ hơn nữa.
Nhưng nếu bạn nhìn vào những gì mà Apple làm trên iPhone 14 Pro khi họ cân bằng về hiệu năng luôn tốt, màn hình đẹp, thời lượng pin, camera, thiết kế,… và thêm Dynamic Island thì đây vẫn là một chiếc máy gần như toàn diện và là sự lựa chọn tốt cho những người dùng muốn đến với thế giới iOS hoặc từ iPhone cũ nâng cấp lên. Đây có thể là bài chia sẻ cuối cùng của mình, cảm ơn anh em đã theo dõi.