Chia sẻ của Flo Kaufmann, một trong số ít những chuyên gia sửa máy cắt đĩa lành nghề trên thế giới

AudioPsycho
26/4/2020 11:55Phản hồi: 12
Chia sẻ của Flo Kaufmann, một trong số ít những chuyên gia sửa máy cắt đĩa lành nghề trên thế giới
Đối với đĩa vinyl, dù bản thu gốc có tuyệt vời đến thế nào đi nữa mà chiếc đĩa vinyl không được gia công tốt thì vẫn chỉ cho chất lượng âm thanh ở mức trung bình. Các kiến thức chuyên sâu về quy trình gia công đĩa hiện có rất ít người biết (và thực sự quan tâm) đến, thay vào đó người ta nghiêng hơn về quy trình sản xuất đại trà. Những chiếc máy cắt đĩa chuyên dụng và đầu cắt cũng chỉ còn lại với số lượng rất ít, đòi hỏi các kỹ sư phải tìm tòi để sửa chữa chúng hơn là thay mới hoàn toàn.
FLO.jpg

Flo Kaufmann là chuyên gia sửa chữa và bảo dưỡng máy cắt đĩa với kiến thức vô cùng sâu sắc về lĩnh vực này, anh không chỉ sửa chữa, mà còn cải tiến và đưa ra các giải pháp nâng cấp cho chúng. Có thể nói nếu không có những người hùng thầm lặng như Flo Kaufmann thì ngành vinyl chắc đã sụp đổ từ lâu.

tinhte_Flo_Kaufmann _interview_2.jpeg

Sau đây là bài trao đổi với Flo Kaufmann về những suy nghĩ của anh về tình hình hiện tại của ngành đĩa vinyl, cũng như quyết định bám trụ với cái nghề chẳng mấy tiếng tăm này.

Đôi nét về Flo Kaufmann: Anh là chuyên gia sửa chữa máy cắt và đầu cắt đĩa, chịu trách nhiệm tinh chỉnh và nâng cấp để những chiếc máy có thể hoạt động một cách trơn tru nhất. Các công nghệ mà anh phát triển đã và đang được sử dụng trong rất nhiều các nhà máy cắt đĩa trên thế giới. Ở tuổi đời không đến mức “lão thành” nhưng Flo Kaufmann đã có hơn 20 năm tuổi nghề, chứng tỏ được bản lĩnh và vị trí của anh trong ngành công nghiệp vinyl.

Cơ duyên nào đưa anh đến với nghề này?

Tôi đến với nghề vì tình yêu đối với âm nhạc cũng như sự hứng thú với các quy trình gia công đĩa. Vào khoảng cuối những năm ’80, tôi nhận ra rằng ngành vinyl đang suy thoái và không sớm thì muộn cũng sẽ biến mất. Tôi quyết định tìm tòi và học hỏi càng nhiều kiến thức về vinyl càng tốt, cũng như tìm mua các chi tiết máy để tự lắp ráp một chiếc máy cắt đĩa vì làm sao đủ tiền mua máy Neumann. Mục tiêu của tôi lúc đó là trong vòng 20 năm có thể tự sản xuất đĩa vinyl cho riêng mình.

Hình như Johannes Richter rất có ảnh hưởng đến quyết định theo nghề của anh phải không?


Đúng vậy. Neumann ngừng sản xuất máy cắt đĩa vào những năm ’80 và chiếc máy cuối cùng được bán ra vào năm 1989. Những chiếc máy cắt đó có thời hạn bảo hành sửa chữa 10 năm, chịu trách nhiệm bởi Johannes Richter. Ông sở hữu tất cả những bản vẽ, quy trình hoạt động và thông số chi tiết của máy cắt. Tuy thế ông rất kín tiếng và không chia sẻ ra ngoài bất cứ điều gì. Ông ấy còn bảo rằng sẽ mang hết những kiến thức đó xuống mộ.

tinhte_Flo_Kaufmann _interview_3.jpeg

Làm cách nào để anh “đả thông tư tưởng” cho ông ấy?


Tôi đã rất thẳng thắn bảo rằng ông ấy có muốn giúp hay không thì tùy, tôi vẫn sẽ theo đuổi mục tiêu của mình. Tôi nghĩ điều đó đã làm ông ấy bị ấn tượng. Tôi thường hay giúp Johannes Richter quấn dây cho đầu cắt vì phụ tá của ông ấy đã rất già và hay bị run tay. Tôi ngỏ lời giúp ông để đổi lại những kiến thức quý báu mà ông đang sở hữu. Chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau trong vài năm và đến một hôm Johannes Richter quyết định bán lại cho tôi một chiếc máy cắt Neumann với giá rất hữu nghị. Tôi, lúc đó chỉ xài hàng “tự chế”, bỗng dưng sở hữu một chiếc máy Neumann. Điều đó giống như một giấc mơ vậy.

Quảng cáo


Anh đã phát triển thêm các kỹ thuật cắt mới nào?

tinhte_Flo_Kaufmann _interview_4.jpeg

Một trong số những thêm thắt của tôi là bộ điều khiển cắt đĩa điện tử, cho phép kiểm tra trước cường độ tín hiệu và cắt rãnh đĩa với độ chính xác gần như tuyệt đối. Tôi cũng cố gắng cải thiện thẩm mỹ của rãnh cắt và công nghệ này hiện đang được rất nhiều nhà máy cắt đĩa sử dụng. Ngoài ra tôi cũng phát triển thêm các món “phụ tùng” khác như máy khuếch đại dòng nguồn cho đầu cắt, cũng như máy cắt Kingston Dub Plate Cutter.

Công việc đầu tiên của anh ở Jamaica đã bắt đầu như thế nào?


Tôi được mời đến studio ở Kingston để sửa chữa chiếc máy cắt Scully mà họ đang sử dụng. Khi tôi vừa đặt chân xuống sân bay, những người của studio tỏ ý khinh thường do thấy tôi còn quá trẻ, chắc họ tưởng tượng “chuyên gia” phải là một ông già trung niên. Họ không hề tin tưởng tôi chút nào. Studio này cũng khá nhỏ nhưng luôn có từ 3 đến 4 người quan sát mọi nhất cử nhất động của tôi. Tôi khá căng thẳng nhưng cũng hoàn thành công việc được giao. Quả là một chuyến đi nhớ đời, làm thay đổi tất cả suy nghĩ của tôi.

Anh từng là đồng sở hữu của nhà máy dập đĩa Vinylium?

Quảng cáo


Tôi sáng lập Vinylium cùng ba người bạn học có cùng đam mê âm nhạc và kỹ thuật. Chúng tôi đầu tư 2 máy cắt đĩa và 6 máy dập đĩa vào năm 1996, mua của Polygram (Áo). Máy móc được vận chuyển về Thụy Sỹ bằng 2 xe tải. Chúng tôi nhập vinyl từ Pháp và in ấn bìa đĩa ở Đức nên chi phí rất cao, hầu như tiền kiếm được là từ bản quyền phát triển công nghệ mới và dịch vụ sửa chữa. Nói chung thì chúng tôi làm vì đam mê chứ không quá quan trọng kiếm được bao nhiêu.

tinhte_Flo_Kaufmann _interview_5.jpeg

Khoảng năm 2007 tôi cảm thấy Vinylium đã hơi vững vàng rồi nên quyết định tách ra làm cái khác. Thế mà sau khi tôi tách ra thì những người còn lại cũng không còn hứng thú gì, và thế là mọi thứ sụp đổ. Tôi vẫn giữ những mối quan hệ với khách hàng cũ của mình nên chuyện cũng không đến mức tồi tệ gì, chỉ là cảm thấy hơi tiếc mà thôi. Tôi tiếp tục với công ty mới của mình là FLoKaSon, nhưng phải mua mới lại các máy móc vì không còn gì cả.

tinhte_Flo_Kaufmann _interview_6.jpeg

Chuyên môn hiện tại của anh là gì?

tinhte_Flo_Kaufmann _interview_7.jpeg

Hiện tại tôi làm rất nhiều thứ, từ sửa chữa máy cắt và đầu cắt đến làm amplifier hay các bộ điều khiển điện tử. Tôi cũng thích làm các công việc tinh chỉnh phần cứng, cable... và tư vấn cho khách hàng nên xây dựng hệ thống âm thanh ra sao cho tốt nhất.

Anh có sưu tập những món đồ chơi âm thanh độc lạ không?

8256300949_4ffab5e209_b.jpg


Có, và nhiều là đằng khác. Tôi luôn tìm mua những chiếc turntable của EMT, Thorens và Garrard, sau đó tự làm amplifier để phối với chúng. Tôi hiện đang có loa Tannoy và Altec 50s. Thực ra thì tôi cũng không đến mức là “săn lùng” đồ âm thanh, nhưng đôi khi vận may lại đến với mình. Có lần tôi mua được chiếc turntable Thorens TD 124 với giá chỉ 30 Euro, quá đã.

Nguồn thevinylfactory
12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

iMess
ĐẠI BÀNG
4 năm
Chỉ tiếc một người giỏi mà lại theo đuổi dead platform. Kết cục đĩa nhựa cũng như máy chụp film thôi.
Tinhte đi từ bb mà cũng phải thức tỉnh, từ bỏ nó để theo ios.
@iMess Cái gì rồi cũng theo xu thế thôi bác ạ. Để mà giữ đam mê thì mấy ai...
Việt Nam những năm 2000 có những người hùng thầm lặng ngày đêm "copy đĩa CD nhạc trẻ" góp phần làm vững chắc nền chép nhạc lậu với những đĩa ca nhạc giá chỉ bằng 2 bữa ăn sáng của học sinh thời bấy giờ 😆
@lucifervnn Dr nghĩ sao mà cái Win mấy trăm đô na ... trong khi đó ra Sương Nguyệt Ánh là có cả nguyên cái kho luôn 😆
đang đọc ngon lành tự dưng ... hết 😔
sao bài như chưa xong vậy mod ???
@c0mmand0 Tóm lại vẫn chưa ai hiểu máy cắt đĩa là máy gì? Có liên quan tới máy cắt lúa không?
@p700i ngay câu đầu bài đã nhắc đến đĩa vinyl, hay đĩa than là công nghệ lưu trữ âm thanh chính cho tới cuối thế kỷ 20. Cho tới thập niên 1980, lưu trữ kỹ thuật số, đặc biệt với sự ra đời của đĩa CD, chiếm ưu thế trên thị trường, và đĩa than bớt xuất hiện kể từ năm 1991. Tuy nhiên, nó vẫn được sản xuất đều đặn trong thế kỷ 21. Tương tự burn đĩa CD quang, tia laser của ổ ghi đĩa khắc rãnh lên bề mặt lớp chứa dữ liệu của CD. Còn đĩa than thì máy cắt đĩa nhận tín hiệu từ bản thu âm và khắc rãnh lên đĩa nhựa Vinyl. Quá trình này ngược với quá trình chơi nhạc thì những rãnh âm gồ ghề sau này là nơi kim stylus của turntable (mâm đĩa than) sẽ chạy qua. Chuyển động của kim stylus sẽ được chuyển hóa thành tín hiệu điện, sau đó là âm thanh
0FF45278-6163-4EBC-A729-45A7DEA18FB5.jpeg
@nicolasdoan Thế nói bà nó là máy khắc đĩa cho nó xong. Từ ngữ của Mod gây hoang mang cho anh em quá.
Đem qua mấy ông thợ Việt Nam! đi đảm bảo sẽ ngon lành ... j chứ vọc vạch là mình cũng có số má à 😂
Đọc lướt qua tưởng thợ điện cơ sữa máy cưa đĩa makita, bosch, .....😃
Việt nam còn bác nào sửa băng không?
@hongphuc1992 Ko đâu ... dĩ vãng rồi 😎

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019