Tết này mình vệ sinh dàn máy tính ở quê, dùng để gõ bài và chơi game mỗi khi về thăm nhà, nay có hứng nên chia sẻ với anh em.
Đây là dàn máy đã khá cũ, các linh kiện chủ chốt có tuổi đời gần 8 năm, tuy nhiên lúc bấy giờ nó đã gần chạm đỉnh công nghệ - thời 2015 - 2016. Một số linh kiện mình đã thay thế, không phải vì hỏng mà vì muốn nâng cấp, hoặc đồ dư ra thì gắn thêm.

Đây là dàn máy đã khá cũ, các linh kiện chủ chốt có tuổi đời gần 8 năm, tuy nhiên lúc bấy giờ nó đã gần chạm đỉnh công nghệ - thời 2015 - 2016. Một số linh kiện mình đã thay thế, không phải vì hỏng mà vì muốn nâng cấp, hoặc đồ dư ra thì gắn thêm.
Intel Core i7-6900K

Quảng cáo
Intel ra mắt Core i7-6900K “Broadwell-E” tại Computex 2016, là đại diện hạng nhì của dải sản phẩm Extreme Edition, chỉ xếp sau Core i7-6950X. Con chip lúc bấy giờ có giá 1089 USD, trang bị 8 nhân vật lý, công nghệ siêu phân luồng, xung 3.2 GHz, boost 3.7 GHz (4 GHz với Turbo Boost Max 3.0). Core i7-6900K có bộ đệm dung lượng 20 MB, mức TDP 140 W. Vì là dòng sản phẩm dành cho phân khúc HEDT (High End Desktop) nên Core i7-6900K và nền tảng chipset Intel X99 hỗ trợ bộ nhớ DDR4 thiết lập kênh 4 thực. Thực là bởi vì DDR4 khi chạy ở quad channel sẽ có độ rộng mỗi kênh là 64 bit, trong khi DDR5 hiện tại được quảng cáo là mỗi thanh RAM chạy ở dual channel và quad channel nếu gắn 2 thanh, tuy nhiên thực tế mỗi kênh của DDR5 là 32 bit.

Mẫu Core i7-6900K mình sử dụng cho dàn máy này là phiên bản thử nghiệm (ES - Engineering Sample), mình có mua 1 bản thương mại Core i7-6900K nhưng đang gắn ở máy khác nên không tiện chụp ảnh. Broadwell-E sử dụng socket LGA 2011-3, hỗ trợ kết nối PCI Express 3.0 và có riêng 40 làn PCIe, cho phép cấu hình đa card đồ họa như AMD CrossFireX hoặc NVIDIA SLI.
ASUS X99-DELUXE

Nếu như Core i7-6900K là hạng 2 thì ASUS X99-DELUXE là mẫu mainboard cao cấp nhất trên nền tảng X99 khi ra mắt. Mainboard tích hợp rất nhiều công nghệ và tính năng hiện đại lúc bấy giờ. Chỉ riêng socket LGA 2011-3 cũng được ASUS cải tiến để trở thành O.C. Socket, hỗ trợ ép xung tốt hơn, ngoài ra PCB cũng thiết kế đặc biệt. X99-DELUXE có 8 khe RAM DDR4-3100 (OC), 2 cổng SATA Express, 8 cổng SATA 6 Gbps, 2 header cho 4 cổng USB 3.0 phía trước cùng 5 khe PCIe 3.0 x16.

Ở phía sau, ASUS có tích hợp tính năng rất đáng giá là USB BIOS Flashback, cho phép người dùng cập nhật BIOS mà chỉ cần cắm nguồn ATX 24 pin. Nhà sản xuất cũng trang bị 2 cổng LAN Intel, 10 cổng USB 3.0, âm thanh Crystal Sound 2, hỗ trợ DTS và kết nối không dây Wi-Fi 802.11ax 3x3 (3 thu 3 phát) 1300 Mbps, đáng tiếc là mình đã gỡ phần này sử dụng vào việc khác rồi để lạc mất. Là mainboard cao cấp nên ASUS không quên gắn sẵn cho X99-DELUXE các nút Power, Reset, Clear CMOS, đèn debug LED 7 đoạn, đèn LED hiển thị tình trạng khởi động của các thành phần linh kiện. Đặc biệt, hệ thống tản nhiệt cho VRM có kích thước lớn, kèm cả backplate chống cong bo mạch.
ASUS ROG POSEIDON GTX 980 Ti Platinum
Quảng cáo


GTX 980 Ti Poseidon là 1 sản phẩm đặc biệt, vì nó được sản xuất để có thể sử dụng với cả 2 trường phái: tản nhiệt khí và tản nhiệt nước. Khối tản nhiệt mặc định của card được ASUS thiết kế thêm 2 đầu nối ống nước, cho phép phối ghép với toàn bộ hệ thống hay nâng cấp riêng. GTX 980 Ti (GM200-310-A1) sản xuất trên tiến trình 28 nm, chứa 8 tỉ transistor, diện tích đế 601 mm2 và kiến trúc Maxwell 2.0. Mức xung gốc của GPU là 1000 MHz, boost 1076 MHz nhưng GTX 980 Ti Poseidon được ép xung sẵn lên mức 1114 MHz và boost 1203 MHz. Card trang bị bộ nhớ đồ họa GDDR5 dung lượng 6 GB, độ rộng 384 bit, xung 1753 MHz (7 Gbps effective) và băng thông 336.6 GBps. Mình từng sử dụng nước cho card, nhưng sau này chỉ để tản nhiệt khí cho đơn giản.
Thermaltake Toughpower GX1 RGB 600 W

Bộ nguồn là thứ mình đã thay thế, trước đó mình sử dụng mẫu HM750 của ADATA - sản phẩm PSU đầu tiên mà hãng này sản xuất. Có thể xem đây là 1 quyết định xuống đời, vì hiện tại nguồn HM750 đang sử dụng cho dàn máy khác cao hơn. Thermaltake Toughpower GX1 RGB 600 W có chứng nhận 80 PLUS Gold, không có thiết kế modular nhưng lại trang bị quạt có LED RGB, người dùng tùy chỉnh màu đèn hoặc tắt hẳn bằng nút RGB Lighting phía sau PSU. Nguồn sử dụng dây thông thường, bọc lưới, số lượng đầu cắm ổn cho dàn máy tầm trung, với 2 đầu PCIe 6+2 pin, 8 đầu SATA, 4 đầu MOLEX. Toughpower GX1 RGB 600 W có Active PFC, 1 đường 12V dòng 49A.
ADATA SX950

Quảng cáo
Lúc đầu mình sử dụng SSD OCZ loại M.2 PCIe cho dàn máy, nhưng về sau lấy sử dụng cho hệ thống khác nên chuyển qua SSD 2.5 inch thông dụng. ADATA SX950 có 3 mức dung lượng, của mình là thấp nhất - 240 GB, cao hơn có 480 GB và 960 GB, giá bán lúc bấy giờ là khoảng 3.2 triệu đồng (quy đổi). Sản phẩm sử dụng chip nhớ NAND Flash 3D MLC, có bộ đệm DRAM, điều khiển bằng controller Silicon Motion SM2258. Tốc độ đọc ghi tuần tự tương ứng 560 MBps và 520 MBps.
ID-COOLING AURAFLOW 240

Đây cũng là linh kiện mình đã thay thế, lần này là nâng cấp, trước đó mình sử dụng tản nhiệt khí, Thermalright TRUE 120. ID-COOLING AURAFLOW 240 có thiết kế tạm ổn, hiệu năng thì hơn TRUE 120, ngoài ra còn có LED RGB. Quạt đi kèm cho rad 240 mm có tốc độ vòng quay tối đa 1800 RPM, luồng khi 74.5 CFM, áp suất tĩnh 2.15 mm H2O cùng độ ồn cao nhất 35.2 dBA. Bơm tích hợp bên trong block nước CPU có tốc độ 2100 RPM, khả năng đẩy được đến 106 lít nước mỗi giờ. Do X99-DELUXE không có header RGB như ngày nay nên ID-COOLING AURAFLOW 240 là lựa chọn tốt vì mình có thể điều chỉnh đèn bằng tay, và dùng cho bất kỳ hệ thống nào cũng được.
COLORFUL BattleAx DDR4-3200 2 x 8 GB

Ban đầu, dàn máy X99 của mình sử dụng kit Kingston HyperX Predator DDR4, nhưng sau khoảng thời gian dài sử dụng thì có 1 2 thanh RAM chập chờn. Mình mua RAM COLORFUL mới trên Shopee, DDR4-3200 nhưng không có XMP, hiện tại mình chạy mặc định theo JEDEC ở 2133 MHz.
Infinity Okami

Thùng máy giá rẻ khoảng loanh quanh 500,000 - 600,000 đồng, nguồn phía dưới, không gian rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu thông thường. Mặt kính cường lực hông của case có thiết kế bản lề nên đóng mở dễ dàng. Trước đó, dàn máy của mình đặt trong case Palo Alto PA-810 - 1 mẫu thùng máy mà theo mình là rất ấn tượng, mang lại trải nghiệm sử dụng cực kỳ thoải mái.




Intel Core i7-6900K với Intel X99 chắc chắc không thể cài đặt được Windows 11, dù gì thì cá nhân mình vẫn chỉ thích Windows 10. Hệ thống đáp ứng tốt nhu cầu từ văn phòng, chỉnh sửa ảnh đến chơi game. Hầu như mình có thể chơi các tựa game ở Full HD mà không gặp vấn đề gì, kể cả khi thiết lập cấu hình cao, tuy nhiên hiện tại thì mình chỉ còn chơi vài game như Overwatch, Call of Duty: MWII, Path of Exile. Mình có thử test nhiệt độ CPU khi chạy benchmark CPU Profile trong 3Dmark, Cinebench R23 kết quả dao động trong khoảng tối đa 68 độ. Để so sánh thì Core i7-6900K có điểm thua 26% (đa nhân) và 79% (đơn nhân) so với Core i7-1260P trong NUC 12 Pro “Wall Street Canyon”. Cả 2 vi xử lý đều có 16 luồng nhưng lượng nhân của Core i7-1260P nhiều hơn gấp rưỡi.
Anh em có đang sử dụng dàn PC nào cũ mà hay không thì chia sẻ dưới comment nhé.