Chia sẻ hình ảnh mình đi ăn Tết Ramưwan của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Lê Huyền Vân
24/03/2023 10:03Phản hồi: 65
Chia sẻ hình ảnh mình đi ăn Tết Ramưwan của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
Người Chăm không ăn Tết Nguyên Đán mà họ có những dịp Tết cổ truyền của riêng mình. Đối với người Chăm theo đạo Bà ni và Islam thì Ramưwan là Tết quan trọng nhất của họ, là một nét tín ngưỡng lâu đời và là dịp để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà đã khuất,…

Mình rất thích tìm hiểu văn hoá, đối với mình mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền,… đều có những nét văn hoá riêng, nó thể hiện bản sắc, nét đặc trưng trong lối sống, con người và phần nào đó phản ánh lịch sử…. Biết và hiểu về văn hoá của từng nơi khác nhau cho mình có thêm nhiều kiến thức và có cách hoà nhập tốt hơn ở những nơi mình ghé đến.

Đây là lần đầu tiên mình được hoà nhập vào cuộc sống của người Chăm ở Ninh Thuận, được cùng ăn Tết Ramưwan và tham gia các hoạt động tín ngưỡng cùng đồng bào địa phương. Qua đó, mình thấy được sự thiêng liêng trong phong tục và cách mà người Chăm cố gắng gìn giữ bản sắc và văn hoá của riêng họ.

Hình ảnh được mình chụp bằng OPPO Find N2 Flip, không qua chỉnh sửa. Mình chỉ xuất ra 2048px để phù hợp đăng lên.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan.jpg

Trước khi xuất phát đi Ninh Thuận, mình bắt xe xuống Vũng Tàu để hợp mặt với một người bạn và cũng sẽ là tài xế cho cả chặn đường của mình. Mình đã lựa chọn nhà xe Avigo mà mình thường xuyên đi mỗi dịp về Vũng Tàu chơi vì xe được làm lại dạng Limousine, có đưa đón tận nơi và giá hợp lý.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-2.jpg
Bác tài mình đi rất thân thiện và vui tính.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-4.jpg

Lẩu cá đuối 38 là nơi mình lựa chọn cho bữa ăn tối.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-6.jpg
Dừng xe đợi mua rau má.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-13.jpg
Sáng hôm sau, tụi mình đạp thẳng đi Ninh Thuận và ghé dừng ở một xóm chài nhỏ gần mũi Kê Gà.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-10.jpg

Quảng cáo


tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-11.jpg
Nắng khá gắt và khung cảnh ngư dân đang chuyển cá vào bờ.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-15.jpg
Địa điểm dừng chân tiếp theo là ở Bàu Trắng giữa cái năng chang chang, đặc sản của vùng Bình Thuận - Ninh Thuận nói chung.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-14.jpg
Trưa nóng nực, dừng chân và uống nước dừa là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-18.jpg

Di chuyển tự túc nên tụi mình không có gì vội vàng và dừng lại ở những chỗ mà mỗi người muốn ghé qua. Tụi mình cũng đã dừng lại Hòn Cò, Cà Ná để uống nước và ngắm biển.

Quảng cáo



tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-20.jpg
Lúc đến nơi, trời cũng đã chập tối. Tụi mình ở lại nhà của một đồng nghiệp người Chăm. Con đường quê buổi chiều bình yên!

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-30.jpg

Đồng nghiệp dẫn tụi mình đi ăn bánh xèo bánh căn ở 1 quán địa phương. Về Ninh Thuận, anh em dừng bỏ lỡ món ăn chơi mà no này nhá!

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-35.jpg
Về lại nhà, tụi mình cùng nhau nướng khô, nói chuyện vui vẻ trong lúc canh nồi bánh Tét.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-47.jpg
Ở quê, họ hàng thường sống gần nhau và cùng nhau, bước qua hàng rào là tới. Tụi mình được bạn dẫn sang nhà bà chơi và ở đây mọi người đang cùng nhau làm bánh, chuẩn bị tiệc cho ngày hôm sau.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-44.jpg

Mình được hướng dẫn làm bánh bông lan và bánh gừng theo cách truyền thống của người địa phương.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-36.jpg
tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-39.jpg
Trở về nhà, Mod @ndminhduc chịu nhiệm vụ lấy bánh ra khỏi nồi, lúc này cũng tầm 10 giờ đêm, sáng hôm sau bánh ráo và dẻo vừa ăn.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-67.jpg

Năm nay, ngày 22 tháng 03 là ngày diễn ra lễ chính thức của tết Ramưwan, tầm 6 giờ 30 phút sáng tụi mình đi theo gia đình đồng nghiệp ra nghĩa trang Văn Lâm để đi lễ. Đây là nơi cộng đồng người Chăm ở các xã Văn Lâm đến để thực hiện nghi lễ. Mỗi gia đình đều mang theo các vật phẩm làm lễ, bánh tự làm, trái cây,… đặt trong những chiếc giỏ, rỗ truyền thống với màu sắc rực rỡ mang đến nghĩa trang.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-51.jpg
Các thành viên trong gia tộc sẽ lần lượt ngồi xung quanh phần mộ của tổ tiên, nam ngồi 1 bên và nữ sẽ ngồi 1 bên để đọc kinh và hành lễ. Mộ phần của người Chăm không to và xây đắp lên, họ chỉ đánh dấu bằng 2 hòn đá lớn tương trưng cho đầu và chân. Không có bất kỳ đánh dấu nào khác, tự bản thân người ta sẽ biết được đâu là đầu và là phần mộ của ai trong gia tộc.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-56.jpg
Nghĩa trang đông đúc người đến viếng, mỗi gia đình đều hành lễ trước tổ tiến của họ, tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp và màu sắc ở nghĩa trang là đồi cát mênh mông.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-54.jpg
Các bà, các cô ngồi lại trò chuyện cùng nhau sau khi cúng viếng.
tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-60.jpg

Nam nữ mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Chăm, đẹp và màu sắc.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-61.jpg
Cô này đang ẵm bé và nhìn theo chiếc drone đang bay. Nhiều phóng viên, nhíp ảnh gia cũng đến đây để làm phóng sự và có cho mình những bức ảnh đẹp.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-78.jpg
Mâm cơm cúng tổ tiên vào ngày Tết của người Chăm. Họ nầu rất nhiều món và cúng nhiều mâm, nhiều lần. Người Chăm theo đạo Bà Ni không ăn thịt heo nên tất cả các món ăn trong văn hoá ẩm thực của họ đều không có thịt heo.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-85.jpg
Múa sân là một trong những lễ hội văn hoá, nghệ thuật được người dân chờ đón. Những điệu múa, bài hát dân tộc được biểu diễn tập thể ở sân vận động của địa phương. Đây là hoạt động ăn mừng năm mới, cảm tạ thần linh và cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, cuốc sống sung túc,…
Năm nay, lễ diễn ra vào 15 giờ, trời còn rất nắng, nhưng mình thấy bà con vẫn đến rất đông để xem văn nghệ. Những người khách như mình thấy không quen lắm khi đứng dưới cái nắng rất gắt và oi của vùng đất Ninh Thuận.

Như vậy là kết thúc một ngày trọn vẹn được hoà mình vào cộng đồng người Chăm Bà Ni ở Ninh Thuận để cùng ăn Tết Ramưwan và hiểu hơn về nét văn hoá truyền thống của người địa phương.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-77.jpg
Hôm sau, trước khi về tụi mình có ghé qua khu di tích Tháp Pô Klông-Garai. Đây là nơi mà người Chăm theo đạo Bà La Môn sẽ tổ chức Tết Katé truyền thống.

tinhte_FindN2Flip_Ramuwan-72.jpg
Nhiều khách tham quan đến Phan Rang- Tháp Chàm ghé thăm nơi đây như 1 đại điểm du lịch văn hoá trong lịch trình. Cho đến ngày nay, kỹ thuật xây tháp của người Chăm vẫn đang được nghiên cứu, người ta vẫn chưa có một thông tin xác thực nào về cách người Chăm kết dính các viên gạch của tháp.

Mình đã có 1 hành trình tìm hiểu văn hoá rất hay và có thêm nhiều chất liệu cho cuộc sống của bản thân!
65 bình luận

Xu hướng

Lee Chau
TÍCH CỰC
2 tháng
Bếp núc vẫn cứ phải cô Mây xắn tay vào thì mới xong được...!!! 😁😁😁😁😁
@Lee Chau 2/3 lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay trước đây vốn thuộc các vương quốc mà nền văn hoá, chữ viết, kiến trúc, chủng tộc, hình dáng con người khác xa với người Việt.
Người Việt vốn là cư dân gốc vùng Lưỡng Quảng bên Trung Quốc, gần gũi với nhóm Đông Á, vô tình di cư xuống phía Nam để rồi văn hoá một phần bị ảnh hưởng bởi Chăm, Khmer... thành một mớ hổ lốn như hiện nay.
Có ai thấy người Việt rất giống người Quảng Đông, Hồng Kong, Đài Loan, trong khi Chăm rất giống Indo, Malai, Khmer ko nhỉ?
@╰‿╯ giờ pha trộn tứ tung lung tung beng hết rồi không phân biệt nổi chăm-hoa-khơme-kinh-tây nguyên...gì nữa cả
namdh7
TÍCH CỰC
2 tháng
Mod này nhìn đằm thắm hấp dẫn ghê í!
Hun cái nè
Tiết lộ với anh em tửu lượng cô Mây rất ư là cao à
@Bão Sài Gòn Đâu coa đâu
Quá đã luôn
Nhìu hình đẹp quá, mà hình ngồi combat mod Đức đâu hè eVân...
Cười vui vẻ
@TuanYeti Bác nói vụ này hả?
73D18B00-B221-484F-9860-EE19255D81BB.jpeg
@Nam Air Anh Nam này
@Nam Air Tấm này dìn hàng một lúc được 2 người 😆
@Nam Air Ây daaaaa
@Nam Air có tướng Phu Thê há
Ngoại trừ nắng và nóng, đen da ra thì chuyến đi quá tuyệt vời 😁
@Pnghuy Dựng phim kêu là nay phải chỉnh da tui cho sáng lên 🤣
trungmum
TÍCH CỰC
2 tháng
Nice
Ơ. Đẹp dữ dậy sao
@Hoàng Hải. Dữ v sao
Chăm này có phải con cháu champa ngày xưa không anh em
@bạn nhật đúng r bạn
@bạn nhật Hận bàn đồ đó b
lazy0338
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Kinh vãi
ONE NO!
TÍCH CỰC
2 tháng
Bạn chụp bằng mây gì mà màu đẹp quá
@ONE NO! Oppo Find N2 Flip ah
phucrsx
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Có Video không Mod ơi....
@phucrsx Không nè
Không phải vì đó là cái khay để đựng thức ăn măm măm mà nó được gọi là “măm”.
Viết thêm xíu chi tiết về múa sân rồi mấy món ăn này nọ nữa thì hay
Đẹp mà nắng lắm anh em à
Người Chăm là người siêng năng nhất VN
trước có sống thời gian gần mấy người chăm, họ k ăn thịt heo , gà với bò ăn vãi linh hồn nhất là thịt bò , ngày cúng cỡ 8 lần trong thánh đường
Cười vô mặt
@nefertem Cái bạn nói là Chăm Islam tại miền Tây còn chỗ này làm Chăm Bà La Môn khác nhau nha.
@Tweener Lob oh thế à , chăm chăm tưởng như nhau , chăm tôi nói là chăm hồi giáo
@nefertem Đúng rồi, nghe bạn mô tả là mình biết bạn nói Chăm Islam nên kiêng tuyệt đối ko ăn thịt heo, mỡ heo đó. Những người Chăm Islam thì thường hay sang Malaysia học lắm
@Tweener Lob bác cũng ở miền tây luôn ah bác

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02862713156
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019