Chia sẻ kinh nghiệm của dân ngành Điện để làm việc an toàn

fbbk
21/4/2020 4:0Phản hồi: 5
Chia sẻ kinh nghiệm của dân ngành Điện để làm việc an toàn
Chào các bạn! Chắc chắn nhiều thành viên trong nhóm mình có làm trong ngành Điện, mà dân ngành điện thì không ai không biết quy trình An toàn điện rồi (Quy trình 959)! Với mong muốn anh em được an toàn trong công việc, mình viết bài chia sẻ này để trình bày những kinh nghiệm mình có được khi áp dụng quy trình này trong quá trình làm việc. Đặc biệt, nếu áp dụng đúng quy trình này thì gần như chắc chắn sẽ không có tai nạn xảy ra. Mình sẽ trình bày bám theo nội dung của quy trình cho dễ theo dõi nhé!

1. Bảo hộ lao động
Khi làm bất cứ công việc gì nên trang bị cho mình bảo hộ lao động. Bảo hộ bao gồm:
- Giày dép có đế cứng càng tốt để tránh trơn trượt, tránh vật đâm xuyên, tăng điện trở cách điện...
- Quần áo gọn gàng.
- Găng tay để bảo vệ tay khỏi bị tổn thương, nhất là khi làm việc với vật liệu sắc nhọn.
- Mũ cứng có quai để tránh va đập với vật cứng, tránh vật rơi, đối với nữ cần quấn tóc gọn gàng.
- Đeo kính, khẩu trang hoặc bảo hộ phù hợp nếu hàn cắt...

- Khi làm việc trên cao (theo quy trình 959 là 2m từ vị trí chân người tiếp xúc đến nền đất bằng phẳng) cần có dây đeo an toàn mắc vào vật cố định.
- Khi làm việc với ắc-quy cần gần nguồn nước sạch.

2. Tổ chức công việc sao cho an toàn
Biện pháp tổ chức sẽ bao gồm các bước sau.
- Khảo sát hiện trường, nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro.Với ngành điện với mức độ công việc phức tạp và nguy hiểm cao thì bước này rất quan trọng. Đối với công việc của ngành nghề khác chúng ta cũng cần phải thực hiện bước này. Khi khảo sát và đánh giá, những người tham gia công việc sẽ nhận định và đưa ra những phương án làm việc tối ưu và an toàn.
- Thực hiện chuẩn bị nơi làm việc, loại bỏ các mối nguy có mức độ rủi ro cao. Với các thiết bị điện cần cắt điện, kiểm tra tiếp địa vỏ đảm bảo, có biện pháp chống đóng điện trở lại (đóng nhầm), treo biển cảnh báo. Với những vị trí làm việc có các mối nguy từ xung quanh cần có rào chắn, biển cảnh báo...
- Giám sát an toàn trong thời gian làm việc. Việc giám sát này cần được giao cho một vài người và giám sát liên tục tránh trường hợp có ai đó vì mải mê hoặc lơ đãng mà để xảy ra tai nạn (ví dụ như ngã cao, va đập, vật rơi...)
- Khi nghỉ giải lao, nghỉ hết ngày và bắt đầu ngày làm việc tiếp theo, di chuyển nơi làm việc cũng cần lưu ý để khi quay trở lại làm việc hoặc đến nơi mới có yếu tố nguy hiểm mà không được phát hiện kịp thời.
3. An toàn khi thao tác
Khi thao tác nên có ít nhất 02 người, 1 người giám sát và 01 người thao tác để tránh nhầm lẫn. Chỉ thao tác khi đã hiểu rõ mục đích và trình tự thao tác, kiểm tra hiện trường cẩn thận và chắc chắn không còn gì vướng mắc, ảnh hưởng. Với những thao tác phức tạp cần viết rõ ra giấy các bước cần thao tác theo thứ tự trước khi tiến hành thao tác.
Capture+_2020-04-20-15-24-34.png
4. Cứu chữa người bị tai nạn
Có 2 bước để cứu chữa người bị tai nạn đó là:
- Loại bỏ yếu tố nguy hiểm ra khỏi nạn nhân. Lưu ý tránh để các yếu tố nguy hiểm làm ảnh hưởng đến người tham gia cứu chữa.
- Cứu chữa nạn nhân tại chỗ đồng thời gọi điện báo cơ sở y tế để được trợ giúp. Khi cứu chữa cần lưu ý kiểm tra tình trạng của nạn nhân để có phương án xử lý thích hợp: Nạn nhân chưa mất tri giác, nạn nhân mất tri giác, nạn nhân đã tắt thở.

Quảng cáo



Tinh trang nan nhan.png

Sau đó áp dụng phương pháp hồi sinh tổng hợp với các bước DRCAB để sơ cấp cứu nạn nhân:
Hoi sinh tong hop.png
Và các lưu ý:
Hoi sinh tong hop luu y.png
Trên đây là chia sẻ mang tính chất cá nhân, mình không chịu trách nhiệm nếu anh em nào áp dụng không thành công đâu nhé! Chúc anh em làm việc an toàn!
Tham khảo: Quy trình An toàn điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (959/QĐ/EVN).
5 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quy trình này anh em phổ thông như mình chắc không cần đâu nhỉ, thấy chi tiết quá
@trainoitrull Quy trình của ngành điện, mình chia sẻ với góc nhìn của người bình thường có thể áp dụng thôi. Bổ ích lắm đó!
Bài viết hay đó
@Thanh Hue Pham Thật không?
@fbbk Thật 99%

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019