Trong bài này mình hướng dẫn anh em vài bước cơ bản để có thể nâng cấp nhanh CPU trên máy bàn. Mình đang dùng con Ryzen 5 1600 và giờ muốn nâng cấp lên Ryzen 5 2600. Tại sao mình chọn con CPU này thì cũng sẽ nói luôn trong bài bởi p/p của nó hiện đang rất tốt và theo thống kê của Mindfactory thì đây cũng là phiên bản CPU bán chạy nhất của AMD. Nếu anh em đang có ý định nâng cấp thì mình nghĩ có thể đợi Ryzen 3000 series ra mắt (khoảng tháng 6 năm nay, lên kệ sau đó) hoặc mua Ryzen 5 2600 như mình, đang có giá đâu đó khoảng 5 triệu và sẽ còn rẻ nữa bởi AMD sắp giảm giá sâu để thúc doanh số Ryzen 3000 series.
Mình giới thiệu sơ về dàn máy đang dùng ở nhà của mình. Mình đang dùng 2 dàn 1 Intel và 1 AMD, dàn AMD mình build xoay quanh hệ sinh thái của ASUS với bo mạch chủ ASUS ROG Strix X470 F Gaming đợt mua giảm giá trên Amazon chỉ khoảng 4 triệu và nhờ cuhiep lúc đó đang đi sự kiện ở Mỹ mang về giùm. Trước đây mình dùng Ryzen 5 1600 với bo ASUS Prime X370-Pro nhưng dàn VRM của nó khá kém, OC các thứ không ngon thành ra mình chỉ mua bo mới, giữ lại CPU cũ. Đến hôm nay thì mình lên Ryzen 5 2600 trên bo X470 F Gaming.
Trước khi nói về sự chênh lệch về sức mạnh giữa Ryzen 5 1600 và Ryzen 5 2600 thì mình chia sẻ vài bước để anh em thay nhanh CPU được.
Chiếc thùng mình dùng là dòng Genome của GamerStorm, phiên bản ASUS ROG Certified thành ra nó đi kèm với tản nhiệt GamerStorm Captain 360 EX - tản nhiệt nước AiO với rad 360 mm, 3 quạt. Cũng nói đôi chút về chiếc tản này thì mình không khuyên anh em mua nó, chẳng qua nó đi cùng với cái thùng thôi còn bản thân nó từng gặp "phốt" rò nước. Mình không rõ phiên bản sau này của nó đã được khắc phục hay chưa, cái mình dùng vẫn ổn định trong 1 năm nay, có lẽ hên xui.
Thao tác đầu tiên vẫn là tắt máy rút điện nguồn, tắt luôn công tắc trên cục nguồn và anh em nên đợi một lát để đảm bảo toàn hệ thống không còn điện nữa. Việc thay đổi linh kiện khi hệ thống vẫn còn điện dù nhỏ vẫn có thể gây rủi ro.
Mình giới thiệu sơ về dàn máy đang dùng ở nhà của mình. Mình đang dùng 2 dàn 1 Intel và 1 AMD, dàn AMD mình build xoay quanh hệ sinh thái của ASUS với bo mạch chủ ASUS ROG Strix X470 F Gaming đợt mua giảm giá trên Amazon chỉ khoảng 4 triệu và nhờ cuhiep lúc đó đang đi sự kiện ở Mỹ mang về giùm. Trước đây mình dùng Ryzen 5 1600 với bo ASUS Prime X370-Pro nhưng dàn VRM của nó khá kém, OC các thứ không ngon thành ra mình chỉ mua bo mới, giữ lại CPU cũ. Đến hôm nay thì mình lên Ryzen 5 2600 trên bo X470 F Gaming.
Trước khi nói về sự chênh lệch về sức mạnh giữa Ryzen 5 1600 và Ryzen 5 2600 thì mình chia sẻ vài bước để anh em thay nhanh CPU được.

Thao tác đầu tiên vẫn là tắt máy rút điện nguồn, tắt luôn công tắc trên cục nguồn và anh em nên đợi một lát để đảm bảo toàn hệ thống không còn điện nữa. Việc thay đổi linh kiện khi hệ thống vẫn còn điện dù nhỏ vẫn có thể gây rủi ro.



Đây là tình huống mà mình thấy nhiều anh em dùng CPU AMD gặp phải, bản thân mình cũng gặp 1 lần nhưng may mắn không hỏng CPU. Những chiếc tản nhiệt thường dùng ốc lò xo hoặc cơ chế lò xo để tạo lực ép khiến bề mặt lấy nhiệt của tản và nắp CPU được áp sát vào nhau. Vấn đề là giữa 2 bề mặt này luôn có lớp keo tản nhiệt, qua thời gian thì 2 bề mặt này bị dính rất chặt vào nhau. Socket AM4 của AMD chỉ có 1 chốt để khoá ngàm chân CPU bên trong mà không có khung cố định như socket LGA của Intel thành ra khi tháo tản nhiệt, mà nhất là khi anh em tháo không đều, áp lực đè nén bị chênh đột ngột thì các lò xo của ốc hay bracket của tản nhiệt sẽ có xu hướng lôi CPU lên.
Vì vậy theo kinh nghiệm của mình thì anh em cứ đè giữ với một lực vừa đủ lên tản nhiệt trong khi đang tháo ốc, sau khi các ốc đã được tháo xong thì xoay, vặn nhẹ qua lại tản nhiệt để tách bề mặt tiếp xúc của tản và CPU ra rồi nâng tản lên. Lúc đó CPU vẫn nằm yên tại vị trí, rất an toàn.



Quảng cáo



- MOBO: ASUS ROG Strix X470 F Gaming
- CPU ban đầu: AMD Ryzen 5 1600 (Zen), 6 nhân 12 luồng, 3.2 GHz > 3.6 GHz, 65 W
- CPU đã thay: AMD Ryzen 5 2600 (Zen+), 6 nhân 12 luồng, 3.4 GHz > 3.9 GHz, 65 W
- GPU: Nvidia GeForce RTX 2080 Founders Edition
- RAM: 2 x 8 GB G.Skill TridentZ Royal RGB DDR4-3200 CL16
- SSD (Windows + Software): Plextor M8Se(Y) 256 GB PCIe SSD (dòng này cũ rồi, tốc độ tối đa chỉ 2400 MB/s đọc, 1000 MB/s ghi)
- HDD (Lưu trữ + Game): 2 x WD Black 1 TB 5400 rpm (2,5" HDD tận dụng từ laptop cũ) chạy RAID 0
- PSU: InWin C900W 80 Plus Platinum
- Cooler: Deepcool Gamerstorm Captain 360 EX
- Case: Deepcool Gamerstorm Genome ROG Edition.


Thử Ryzen 5 2600 với 4.2 GHz nhưng chưa thành công.
Benchmark và so sánh:
Quảng cáo
Đầu tiên với Cinebench R15 và AIDA64 MemBench để kiểm tra hiệu năng xử lý đơn/đa nhân của CPU và sự cải tiến về tốc độ truy xuất bộ nhớ DRAM giữa 2 thế hệ Ryzen 5 1600 và Ryzen 5 2600. Mình cho test ở 4 tình huống: Ryzen 5 1600 chạy mặc định và 3.8 GHz OC so với Ryzen 5 2600 chạy mặc định và 4.0 GHz OC, RAM giữ nguyên ở thiết lập DDR4-3200 CL16, Vcore ở 2 chế độ mặc định để tự động, Vcore ở OC thiết lập Manual.
Điểm số OC thì anh em dễ hình dung hơn, mình thiết lập 4.0 GHz cho Ryzen 5 2600 và tắt các tính năng tối ưu hóa cho Precision Boost trong BIOS để khiến toàn nhận chạy đồng xung. Điểm đa nhân của Ryzen 5 2600 đạt 1311, hiển nhiên chỉ nhỉnh hơn 5% so với điểm đa nhân khi chạy mặc định bởi chênh lệch chỉ 100 MHz nhưng hiệu năng này được duy trì. Mình bench nhiều lần thì điểm đa nhân vẫn ở quanh mốc này. Nếu như mình OC thành công ở 4.2 GHz và chạy ổn định thì chắc chắn tốc độ xử lý đa nhân sẽ đã hơn nhiều, sẽ thử lại!


Ryzen 5 2600 không OC khi chạy benchmark Shadow of the Tomb's Raider.
Stress Test bằng AIDA64 để kiểm tra nhiệt và điện năng tiêu thụ. Ở thiết lập mặc định không OC, Ryzen 5 1600 khi full load ăn khoảng 78,5 W trong khi Ryzen 5 2600 ăn gần 83 W, xung cao hơn, ăn điện nhiều hơn cũng dễ hiểu. Thế nhưng điều mình quan tâm nhất là nhiệt độ khi full load, với hệ thống tản nhiệt nước AIO rad 360 mm 3 quạt Captain EX mình dùng, cùng một loại keo tản là Cooler Master MasterGel thì Ryzen 5 1600 khi full load chỉ tối đa 56 độ C còn Ryzen 5 2600 full load lên 66 độ C. Khi mình ép xung con Ryzen 5 2600 lên 4.0 GHz thì nhiệt độ khi full load xê dịch từ 75 đến 80 độ C.Trần nhiệt độ tối đa của Ryzen 5 2600 là 95 độ C thành ra mình cho rằng muốn đưa nó lên 4.2 GHz thì phải cần giải pháp tản nhiệt tốt hơn bởi lên 85 độ C, con Ryzen 5 2600 sẽ bắt đầu throttle, xung giảm và không ổn định. Sau bài test này mình sẽ kiểm tra lại dàn tản xem sao, nhiệt độ này chưa ổn lắm.
Vừa vọc, vừa chỉnh, vừa viết bài, điều mình thấy là Ryzen 5 2600 mạnh hơn Ryzen 5 1600 đáng kể, nhất là vệ hiệu năng render với các công cụ dùng tập lệnh AVX, game thì mình thấy mức cải thiện về tỉ lệ khung hình chưa cao, 1 phần là do mình chỉ mới test được các game không ăn nhiều CPU. Khả năng OC thì mình vẫn đang thử nghiệm thêm, hiện tại chỉ mới ở 4.0 GHz trong khi nhiều người nói nó chạy 4.2 GHz ổn định được, thèm quá :D.