Chuyện là mình có đeo một chiếc Appe Watch Series 4 từ 2019 đến giờ. Mọi người ai đeo Apple Watch cũng biết thời lượng pin chưa bao giờ là điểm mạnh của dòng sản phẩm này (mãi đến Apple Watch Ultra thì được cải thiện rõ rệt).
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/01/6296907_IMG_6977.jpeg)
Vốn dĩ từ lúc bóc hộp, Apple Watch Series 4 đã khó lòng có thể trụ được một ngày rưỡi mà không phải sạc lại. Sau gần 3 năm sử dụng, thời lượng pin chiếc đồng hồ của mình giảm rõ rệt, chỉ khoảng 5 6 giờ chiều là đã báo pin yếu.
Thói quen sử dụng pin của mình là trước khi đi ngủ để đồng hồ lên dock và sạc qua đêm. Tuỳ ngày mà tác vụ mình sử dụng trên Apple Watch khác nhau. Có khi chỉ dùng để nhận thông báo và cuộc gọi từ điện thoại. Có ngày vận động nhiều thì dùng để theo dõi nhịp tim và calories burn.
Nhận thấy thời lượng pin giảm rõ rệt như vậy, mình nghĩ đến 2 lựa chọn: thay pin hoặc nâng đời. Về lựa chọn “nâng đời”, mình có tham khảo qua Series 8 cũng như SE thì thấy cả hai không mang quá nhiều khác biệt so với Series 4 mình đang dùng (dựa trên nhu cầu cá nhân), mà giá cả chênh lệch phải bù vào lại quá lớn.
Mình chuyển sang phương án thay pin. Với phương án thay pin, mình ưu tiên thay pin chính hãng từ Apple vì sẽ được đảm bảo chất lượng pin cũng như được thay gioăng chống nước và không mất áp suất. Khác với iPhone, Apple KHÔNG BUNG MÁY VÀ THAY PIN các sản phẩm như iPad, Apple Watch mà sẽ đổi một sản phẩm tương đương (cùng kích cỡ, màu sắc, dung lượng bộ nhớ) khi người dùng trả một khoảng phí thay pin. Tuy nhiên, chương trình chỉ được áp dụng nếu người dùng đáp ứng các tiêu chí sau từ Apple:
Sau khi kiểm tra và đáp ứng các điều kiện trên, các bạn có thể vào trang web của Apple và ước lượng chi phí thay pin (https://support.apple.com/watch/repair). Với model của mình thì là 79 đô.
Đồng ý với mức giá Apple đưa ra, các bạn có thể đặt hẹn với Apple Support và đem máy mình ra Store cho nhân viên kiểm tra xác thực lại lần cuối, thanh toán, và để lại máy. Sau 3 đến 5 ngày, thân máy mới được gửi về địa chỉ mà mình đăng ký. Dưới đây là tất cả những gì mình nhận được từ Apple:
Máy mình nhận về là máy mới (hoặc cũng có thể là refurbished), có cùng kích cỡ, màu sắc, và chất liệu thân vỏ.
Mặc dù mình dùng dịch vụ này ở Apple Store Mỹ, nhưng mình có hỏi nhân viên Apple Store liệu người dùng ở quốc gia chưa có Apple Store như Việt Nam có sử dụng được không; họ có trả lời bạn cần liên lạc và đặt hẹn với Apple Support trước để được nhận hổ trợ từ các trung tâm dịch vụ uỷ quyền của Apple (AASP).
Trên đây là bài chia sẻ của mình về quá trình đi “thay pin” tại Apple Store. Các bạn có cùng nhu cầu nhưng ở Việt Nam vẫn có thể liên lạc với Apple Support để họ có thể tìm phương án hỗ trợ tương tự.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/01/6296907_IMG_6977.jpeg)
Vốn dĩ từ lúc bóc hộp, Apple Watch Series 4 đã khó lòng có thể trụ được một ngày rưỡi mà không phải sạc lại. Sau gần 3 năm sử dụng, thời lượng pin chiếc đồng hồ của mình giảm rõ rệt, chỉ khoảng 5 6 giờ chiều là đã báo pin yếu.
Thói quen sử dụng pin của mình là trước khi đi ngủ để đồng hồ lên dock và sạc qua đêm. Tuỳ ngày mà tác vụ mình sử dụng trên Apple Watch khác nhau. Có khi chỉ dùng để nhận thông báo và cuộc gọi từ điện thoại. Có ngày vận động nhiều thì dùng để theo dõi nhịp tim và calories burn.
Nhận thấy thời lượng pin giảm rõ rệt như vậy, mình nghĩ đến 2 lựa chọn: thay pin hoặc nâng đời. Về lựa chọn “nâng đời”, mình có tham khảo qua Series 8 cũng như SE thì thấy cả hai không mang quá nhiều khác biệt so với Series 4 mình đang dùng (dựa trên nhu cầu cá nhân), mà giá cả chênh lệch phải bù vào lại quá lớn.
Mình chuyển sang phương án thay pin. Với phương án thay pin, mình ưu tiên thay pin chính hãng từ Apple vì sẽ được đảm bảo chất lượng pin cũng như được thay gioăng chống nước và không mất áp suất. Khác với iPhone, Apple KHÔNG BUNG MÁY VÀ THAY PIN các sản phẩm như iPad, Apple Watch mà sẽ đổi một sản phẩm tương đương (cùng kích cỡ, màu sắc, dung lượng bộ nhớ) khi người dùng trả một khoảng phí thay pin. Tuy nhiên, chương trình chỉ được áp dụng nếu người dùng đáp ứng các tiêu chí sau từ Apple:
- Sức khoẻ pin dưới 80% (kiểm tra trong mục Battery Health)
- Thiết bị chưa bị can thiệp sửa chữa bên ngoài
- Thiết bị không bị cấn nứt nghiêm trọng (trường hợp của mình có trầy xước thân vỏ vẫn được nhận)

Sau khi kiểm tra và đáp ứng các điều kiện trên, các bạn có thể vào trang web của Apple và ước lượng chi phí thay pin (https://support.apple.com/watch/repair). Với model của mình thì là 79 đô.

Apple Watch Service & Repair - Apple Support
Need to repair your Apple Watch? See your service options, their costs by coverage type, and how long they take.
support.apple.com

Đồng ý với mức giá Apple đưa ra, các bạn có thể đặt hẹn với Apple Support và đem máy mình ra Store cho nhân viên kiểm tra xác thực lại lần cuối, thanh toán, và để lại máy. Sau 3 đến 5 ngày, thân máy mới được gửi về địa chỉ mà mình đăng ký. Dưới đây là tất cả những gì mình nhận được từ Apple:




Máy mình nhận về là máy mới (hoặc cũng có thể là refurbished), có cùng kích cỡ, màu sắc, và chất liệu thân vỏ.
Mặc dù mình dùng dịch vụ này ở Apple Store Mỹ, nhưng mình có hỏi nhân viên Apple Store liệu người dùng ở quốc gia chưa có Apple Store như Việt Nam có sử dụng được không; họ có trả lời bạn cần liên lạc và đặt hẹn với Apple Support trước để được nhận hổ trợ từ các trung tâm dịch vụ uỷ quyền của Apple (AASP).
Trên đây là bài chia sẻ của mình về quá trình đi “thay pin” tại Apple Store. Các bạn có cùng nhu cầu nhưng ở Việt Nam vẫn có thể liên lạc với Apple Support để họ có thể tìm phương án hỗ trợ tương tự.