Zack Nelson chủ nhân kênh YouTube JerryRigEverything đã tìm thấy niềm vui cuộc sống với việc chia sẻ kinh nghiệm sửa chữa. Lấy cảm hứng từ người bạn đời, anh đã tạo nên một chiếc xe lăn với mức giá phù hợp cho mọi người, hoạt động trên mọi địa hình.
Khoảng hơn 10 năm trước, Zack Nelson chỉ là một sinh viên đại học không có định hướng rõ ràng về tương lai. Điều duy nhất anh muốn là được làm tự do cho bản thân mình cùng sở thích sửa chữa đồ đạc. Nhờ một lần tự sửa thiết bị theo hướng dẫn trên YouTube, Zack tiết kiệm được gần 1.000 đô và khám phá ra ý tưởng chia sẻ kiến thức, đồng thời kiếm tiền từ quảng cáo trên nền tảng này. Từ đó, anh bắt đầu tự thực hiện các video sửa chữa đồ đạc, sửa chữa smartphone và phát triển kênh YouTube từ con số 0 để trở thành JerryRigEverything hiện nay với gần 9 triệu người theo dõi. Anh em có thể tìm coi các video của kênh tại đây.
Kênh JerryRigEverything có rất nhiều video về sửa điện thoại, xe, và các thiết bị gia dụng
YouTuber cùng cùng nhu cầu về một chiếc xe lăn “không phải xe lăn”
Khoảng hơn 10 năm trước, Zack Nelson chỉ là một sinh viên đại học không có định hướng rõ ràng về tương lai. Điều duy nhất anh muốn là được làm tự do cho bản thân mình cùng sở thích sửa chữa đồ đạc. Nhờ một lần tự sửa thiết bị theo hướng dẫn trên YouTube, Zack tiết kiệm được gần 1.000 đô và khám phá ra ý tưởng chia sẻ kiến thức, đồng thời kiếm tiền từ quảng cáo trên nền tảng này. Từ đó, anh bắt đầu tự thực hiện các video sửa chữa đồ đạc, sửa chữa smartphone và phát triển kênh YouTube từ con số 0 để trở thành JerryRigEverything hiện nay với gần 9 triệu người theo dõi. Anh em có thể tìm coi các video của kênh tại đây.
Kênh JerryRigEverything có rất nhiều video về sửa điện thoại, xe, và các thiết bị gia dụng
Gia đình nhỏ của Zack và Cambry
Còn Cambry lại có một câu chuyện khác. Cô không may bị chấn thương trong lúc cưỡi ngựa và buộc phải sử dụng xe lăn. Cô và Zack gặp nhau thông qua một ứng dụng hẹn hò và việc Zack tinh tế hỏi cô về cách anh có thể làm để giúp chiếc xe lăn của cô dễ dàng sử dụng hơn đã tạo tiền đề để cả hai lập gia đình và sau đó hình thành nên Not a Wheelchair. Trên thực tế thì với những người có hoàn cảnh như Cambry, họ sẽ luôn có một nỗi lo sợ thường trực về việc xe lăn hỏng hóc và việc không thể tự di chuyển.
Chính điều này đã khiến Zack nhận ra nhu cầu của việc tạo ra những thiết bị di chuyển, chiếc xe lăn có khả năng hoạt động trên mọi địa hình mà một sản phẩm thông thường không thực hiện được. Hơn nữa, thiết bị mà họ kì vọng có thể dễ dàng được sửa chữa thông qua các video hướng dẫn chi tiết, với một mức giá phải chăng.
Trên thực tế thì, Cambry đã là khách hàng đầu tiên của công ty chưa được thành lập này khi sau 2 tháng, Zack đã làm cô ngạc nhiên với một thiết bị tự làm từ hai bánh xe đạp điện với ghế gắn ở giữa. Đoạn clip giới thiệu về chiếc xe cùng với Cambry đã hút được 11 triệu view và phản hồi rất tốt.
Not A Wheelchair hình thành với The Rig
Với Zack, anh định nghĩa bản thân và kênh YouTube JerryRigEverything thông qua các sản phẩm có độ bền cao và dễ sửa chữa. Chính bản thân anh đã theo đuổi lý tưởng này suốt 12 năm và tiếp tục mang tư duy đó vào sản phẩm của Not A Wheelchair. Sản phẩm đầu tiên, “The Rig” là một thiết bị di động chạy bằng điện, có khả năng thích nghi với mọi địa hình cùng thiết kế đơn giản nhưng mạnh mẽ và dễ dùng. Ngoài ra, mức giá của sản phẩm này rẻ hơn đáng kể so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Thiết bị được sản xuất từ dự án The Rig
Quảng cáo
Đoạn video giới thiệu The Rig
The Rig đã tạo tiền đề để Zack gặp gỡ Tanner Green, một kĩ sư từng làm việc sản xuất bán dẫn tại Intel, tên lửa tại Raytheon và thiết bị y tế tại một công ty tư vấn nhỏ. Tanner Green còn có kinh nghiệm về việc thiết kế xe lăn và khả năng tối ưu quy trình rất tốt.
Điều đặc biệt mà Zack và Green cùng hướng tới là tạo ra một sản phẩm chất lượng từ một thiết kế hoàn hảo, trong thời gian nhanh nhất và chi phí tháp nhất. Ngoài ra, các thành phần trong quá trình sản xuất phải đạt chuẩn và đơn giản nhất có thể để người dùng có thể tự sữa chữa thông qua các phụ kiện mà Not a Wheelchair bán kèm.
Một điểm khác biệt nữa ở Not A Wheelchair là Zack và Cambry không phải gọi vốn hay vay nợ quá nhiều trong suốt quá trình từ thiết kế đến tạo ra sản phẩm. Với họ, đây là một dự án được thực hiện vì đam mê và kênh YouTube với số lượt người xem khổng lồ là một nguồn tiền rất lớn. Các video hàng triệu view mang lại doanh thu cho Zack và Cambry dưới dạng quảng cáo, hợp tác với nhãn hàng và tiếp thị liên kết. Nguồn thu này cho phép Nelson có thể lựa chọn các thành phần chất lượng, hệ thống dây chuyền tốt dù tốn kém, để cho ra sản phẩm có mức giá phải chăng.
Sau đó là The Paradox cùng chiếc xe lăn dưới 1000 đô
Khi nhận ra nhu cầu về một chiếc xe lăn nhưng không giống chiếc xe lăn, dựa án Paradox ra đời với mục tiêu tạo ra một chiếc xe lăn cơ bản, có chất lượng tốt hơn các sản phẩm cùng loại được các hãng bảo hiểm tại Mỹ hỗ trợ nhưng với mức giá 999 đô cho mọi thành phần: bánh xe, vành tay, lốp xe, bộ phận bảo vệ bên hông và tựa lưng cứng có thể điều chỉnh góc độ. Đặc biệt, chiếc xe này có thể di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình mà xe lăn thông thường không thể. “Not A Wheelchair” với ý nghĩa: không phải xe lăn, phần nào thể hiện ý tưởng mà Zack, Cambry và Green thực hiện với dự án này. Ngoài ra, công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất và vận chuyển trong vài tuần thay vì bắt người dùng đợi cả tháng.
Quảng cáo
Chiếc xe lăn có giá dưới 1000 đô do Not A Wheelchair sản xuất
Mục tiêu đơn giản hoá trải nghiệm người dùng
Not A Wheelchair sẽ bán trực tiếp sản phẩm tới tay người dùng. Họ có thể lên website, lựa chọn các tuỳ chỉnh mong muốn như màu sắc sơn tĩnh điện, loại ghế, vỏ bọc bánh xe. Ngoài ra, người dùng có thể điều chỉnh các thông số của phần ghế mình mong muốn như chiều dài, rộng và độ sâu của phần ghế ngồi. Sản phẩm sẽ được giao tới người dùng sau 4 tuần từ lúc đặt hàng. Trên thực tế, thời gian giao hàng này vẫn còn khá chậm và Green kì vọng rằng việc tối ưu quy trình sẽ giảm khoảng thời gian này còn 2 tuần.Người dùng có thể đặt hàng trên website của Not A Wheelchair với lựa chọn màu sắc, ghế ngồi, khung xe, bánh xe, v.v.
Điều đặc biệt là Not A Wheelchair muốn loại bỏ các thành phần trung gian trong quá trình sản xuất thiết bị và sử dụng của người dùng. Đầu tiên, trước khi mua xe lăn, các bệnh nhân tại Mỹ có thể đến một phòng khám chuyên biệt để nhận tư vấn về các loại xe, số đo để có được thông số về chỗ ngồi phù hợp nhất và giảm thiểu áp lực cột sống. Tuy nhiên, đi kèm với nó là chi phí phát sinh rất lớn. Not A Wheelchair sẽ loại bỏ bước này khi cho phép bạn tự điều chỉnh số đo như mình muốn. Điều này đi kèm với rủi ro là sản phẩm sẽ không phù hợp hoàn toàn.
Not A Wheelchair cũng sản xuất các phụ tùng để người đùng có thể tự sửa chữa
Điểm thứ hai mà Not A Wheelchair sẽ loại bỏ là các công ty bảo hiểm khi trên thực tế, các đơn vị này sẽ đưa ra một mức chi trả bảo hiểm rất thấp cho việc mua xe lăn hay thành phần của nó, và người dùng cũng sẽ phải đồng trả một mức phí hơn 1000 đô. Hơn nữa, để thực hiện được quá trình này cũng tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Cuối cùng, với ý tưởng về việc tự sửa chữa, người dùng sẽ không cần phải thông qua các bên cung ứng dịch vụ này, qua đó tiết kiệm một khoản phí rất lớn.
Một trong những mục tiêu mà Not A Wheelchair mong muốn là đơn giản hoá quá trình mua và sử dụng, sửa chữa xe lăn
Những điều đó cũng khiến đội ngũ phát triển xác định sản phẩm họ bán ra như một giải pháp dự phòng cho các sản phẩm có mức phí cao hơn, cho những địa hình khó đi hơn. Chính vì thế, mức giá 999 đô được cho là khá phù hợp. Tuy nhiên, mức giá này cùng khả năng và chất lượng của nó khiến người dùng dễ dàng sử dụng nó như một chiếc xe lăn chính trong đời sống hằng ngày.
Quá trình sản xuất cùng những thách thức
Green với kinh nghiệm của mình sẽ đóng vai trò là kĩ sư trưởng tại “Not a Wheelchair”, với mục tiêu tự động hoá tối đa quá trình sản xuất.
Bước đầu tiên là cắt các ống nhôm và khoan lỗ
Bước đầu tiên của quá trình này là việc cắt ống nhôm thành các thành phần theo đúng chiều dài khách hàng yêu cầu và khoan lỗ trên các ống nhôm đó. Việc này được thực hiện thông qua hệ thống máy tính điều khiển một máy cắt laser. Việc này chỉ mất vài phút nhưng khó khăn lớn nhất là việc xử lý phần dớ nhôm còn dính lại sau khi cắt. Việc này đang không được thực hiện tự động mà phải sử dụng tua vít và tốn rất nhiều thời gian. Nếu không xử lý triệt để, những thành phần này sẽ không thể được xử lý ở bước tiếp theo.
Sau khi vệ sinh sau bước 1, nhôm được bẻ cong theo kích thước tương ứng
Và sẽ được hàn bởi các kĩ thuật viên
Sau khi nhôm được cắt theo kích thước và được làm sạch, các thành phần sẽ được bẻ cong theo kích thước mà người dùng cung cấp khi đặt hàng. Việc thay được thực hiện một cách hoàn hảo bởi hệ thống máy móc điều khiển bởi máy tính. Các thành phần này sẽ được hàn bởi kĩ thuật viên có tay nghề cao và trong điều kiện hoàn hảo, quá trình này sẽ chỉ tốn khoảng 30 phút.
Các thành phần được sơn tĩnh điện sau khi hàn
Và lắp ráp là bước cuối cùng
Sau khi hàn, các thành phần sẽ được sơn tĩnh điện với màu sắc mà khách hàng mong muốn và cuối cùng, tất cả các bộ phận: bộ khung, phần tựa lưng, phuộc xe, bánh xe, vành tay sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh.
Hiện tại, tốc độ sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng tại Not a Wheelchair. Mục tiêu mà nhóm hướng tới là tạo ra sản phẩm càng nhanh càng tốt với chất lượng tốt nhất. Quy trình hiện tại cho phép đội ngũ tại Not A Wheelchair tạo ra một sản phẩm trong vài giờ và thời gian này sẽ được giảm thiểu khi số lượng nhân công tăng lên. Tuy nhiên, rất nhiều bước trong đây vẫn còn cần được tối ưu để tiết kiệm thời gian. Một phút hai phút cho một chiếc, khi nhân lên 1000 chiếc, sẽ là một khoảng thời gian được tiết kiệm rất lớn để nhanh chóng đưa sản phẩm tới người dùng.
Nguồn: New Mobility