Chiến lược ấy đơn giản là mua và đầu tư tất cả mọi thứ, đưa cả nhân sự bên ngoài về làm việc cho tập đoàn, ngoại trừ việc bỏ tiền mua lại cả startup nghiên cứu AI vừa và nhỏ để sáp nhập vào tập đoàn lớn. Đây là chiến lược mà Microsoft, Meta, Google hay Amazon đang thực hiện để tránh bị điều tra độc quyền từ các nhà quản lý thị trường các nước lớn.
Năm 2022, Noam Shazeer cùng Daniel De Freitas rời khỏi vị trí kỹ sư phát triển trí tuệ nhân tạo cho Google. Họ nói rằng tập đoàn quá quan liêu, chậm chạp, vậy là nghỉ việc và thành lập startup nghiên cứu chatbot AI có tên Character.AI, rồi gọi được gần 200 triệu USD tiền vốn.
Nhưng rồi tuần trước, Shazeer và De Freitas lại tuyên bố họ sẽ quay trở lại Google làm việc. Character.AI đã đạt được thỏa thuận với Google để nhân sự của startup nhỏ quay trở lại làm cho mảng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google. Ước tính khoảng 20% nhân sự của startup này giờ sẽ là nhân viên Google. Mặc dù vậy, thương vụ này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc tập đoàn Alphabet bỏ tiền sáp nhập Character.AI về tập đoàn mẹ.
Trái lại, Google bỏ 3 tỷ USD để mua bản quyền sở hữu trí tuệ công nghệ AI của Character.AI. Khoảng 2.5 tỷ USD trong đó sẽ dùng để mua lại cổ phần của các cổ đông, bao gồm cả Shazeer, người đang nắm giữ khoảng 30 đến 40% cổ phần startup, ước tính giá trị từ 750 triệu đến 1 tỷ USD. Phần còn lại của Character.AI, tức là 80% nhân sự còn lại sẽ vận hành mà không có sáng lập cũng như các nhà đầu tư.
Năm 2022, Noam Shazeer cùng Daniel De Freitas rời khỏi vị trí kỹ sư phát triển trí tuệ nhân tạo cho Google. Họ nói rằng tập đoàn quá quan liêu, chậm chạp, vậy là nghỉ việc và thành lập startup nghiên cứu chatbot AI có tên Character.AI, rồi gọi được gần 200 triệu USD tiền vốn.
Nhưng rồi tuần trước, Shazeer và De Freitas lại tuyên bố họ sẽ quay trở lại Google làm việc. Character.AI đã đạt được thỏa thuận với Google để nhân sự của startup nhỏ quay trở lại làm cho mảng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google. Ước tính khoảng 20% nhân sự của startup này giờ sẽ là nhân viên Google. Mặc dù vậy, thương vụ này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc tập đoàn Alphabet bỏ tiền sáp nhập Character.AI về tập đoàn mẹ.
Trái lại, Google bỏ 3 tỷ USD để mua bản quyền sở hữu trí tuệ công nghệ AI của Character.AI. Khoảng 2.5 tỷ USD trong đó sẽ dùng để mua lại cổ phần của các cổ đông, bao gồm cả Shazeer, người đang nắm giữ khoảng 30 đến 40% cổ phần startup, ước tính giá trị từ 750 triệu đến 1 tỷ USD. Phần còn lại của Character.AI, tức là 80% nhân sự còn lại sẽ vận hành mà không có sáng lập cũng như các nhà đầu tư.
Thương vụ này nhìn thì thấy kỳ quái, nhưng càng lúc những tập đoàn khổng lồ ở Silicon Valley lại càng có xu hướng đầu tư theo kiểu này để mua lại cả chất xám lẫn sản phẩm trí tuệ nhân tạo mà các startup vừa và nhỏ tạo ra. Trước kia, việc bị một tập đoàn lớn mua đứt để sáp nhập là chuyện thường xuyên xảy ra. Nhưng tới giờ, những thương vụ đầu tư càng lúc càng trở nên phức tạp và rối rắm, khi các tập đoàn lớn thường có xu hướng chỉ mua sở hữu trí tuệ và mua lại nhân sự của một startup, thay vì trở thành công ty mẹ sở hữu startup này.
Nguyên nhân cũng đơn giản. Các tập đoàn lớn không hề muốn các nhà quản lý, các cơ quan quản lý thuộc chính phủ các thị trường lớn để ý và thực hiện những cuộc điều tra chống độc quyền, nhưng cùng lúc vẫn muốn chạy đua giành vị thế dẫn đầu ngành nghiên cứu phát triển thuật toán và sản phẩm AI.
Trong mắt các cơ quan quản lý, chẳng hạn như ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ, Google, Amazon, Meta, Microsoft và cả Apple đều đang bị “soi”, với lo ngại rằng những tập đoàn lớn sẽ dùng tiềm lực tài chính và quy mô để chèn ép những đơn vị cạnh tranh.
Justin Johnson, nhà kinh tế học kinh doanh tại đại học Cornell cho rằng: “Những tập đoàn công nghệ lớn có thể đang tìm cách né tránh sự quản lý bằng cách không trực tiếp mua những đơn vị lọt vào tầm ngắm của họ.” Nhưng càng lúc, “những thương vụ ấy trông càng giống những thương vụ mua lại và sáp nhập thông thường.”
Trong tuyên bố chính thức, Google nói rằng họ “háo hức” khi Shazeer quay trở lại cùng những người cộng sự, nhưng từ chối bình luận về những lo ngại liên quan tới điều tra chống độc quyền.
Kể từ khi cơn sốt AI tạo sinh bắt đầu từ cuối năm 2022, những thương vụ công nghệ đều đã bị thay đổi. Ban đầu, các nhà đầu tư đổ tiền vào những startup nghiên cứu AI, giúp những đơn vị này có được giá trị vốn hóa cao. Điều đó tạo ra một cuộc đua điên rồ, những cái tên như Anthropic liên tục gọi được những khoản vốn khổng lồ, nhất trí với những điều kiện đầu tư khác nhau, chẳng hạn như ứng dụng chip xử lý hay cơ sở hạ tầng đám mây của những tập đoàn đổ vốn đầu tư cho họ.
Sự háo hức điên rồ những tháng đầu năm 2023 ấy dần nguội, khi một điều rõ ràng được chứng minh, hầu hết những startup AI được nhắc đến nhiều đều sẽ không thành công, từ đó tạo điều kiện để các tập đoàn công nghệ khổng lồ nhảy vào mua lại startup dưới dạng những thỏa thuận phi truyền thống.
Quảng cáo
Tháng 3/2024, Microsoft khởi đầu cho trào lưu này, với việc đổ hơn 650 triệu USD để mua thương quyền công nghệ AI do startup Inflection AI, thuê gần hết nhân sự startup này về làm cho mảng dịch vụ AI tiêu dùng của Microsoft, bao gồm cả nhà sáng lập Mustafa Suleyman.
Tháng 6, Amazon thực hiện một thương vụ tương tự với startup Adept, đưa nhà sáng lập David Luan cùng hầu hết nhân sự của startup về tập đoàn làm việc. Amazon đã trả cho Adept ít nhất 330 triệu USD, hầu hết con số này được dùng để trả lại khoản đầu tư trị giá 414 triệu USD mà Adept đã gom được từ các nhà đầu tư. Những nhân viên của Adept về Amazon làm việc còn được thưởng một phần trong khoản tiền 100 triệu USD.
Các nhà quản lý đang theo dõi rất sát sao những thương vụ như thế này, cũng như hành vi của những tập đoàn khổng lồ. FTC hiện tại đang thực hiện cuộc nghiên cứu diện rộng đối với những thương vụ liên quan tới ngành AI, giữa các startup nhỏ với những tập đoàn lớn như Microsoft, Amazon và Google. Họ cũng đang điều tra xem liệu Microsoft có vi phạm quy định khi không thông báo với các nhà quản lý khi thực hiện thương vụ với Inflection AI hồi tháng 3 hay không.
Hôm thứ 5 vừa rồi, các nhà quản lý chống độc quyền bên Anh Quốc tuyên bố đang mở cuộc điều tra thương vụ đầu tư giữa Amazon với Anthropic.
Quảng cáo
Bên cạnh việc bớt bị các nhà quản lý nhòm ngó, Silicon Valley đổ vốn đầu tư cho các startup AI mà không mua lại, vì những thương vụ kỳ lạ như vậy sẽ cho phép các nhà sáng lập các startup có thể tiếp tục nghiên cứu và hoạt động với tiềm lực của một tập đoàn khổng lồ, nhưng không phải lo tới chuyện kiếm tiền và đưa doanh thu của startup đó vào báo cáo tài chính.
Đối với các nhà đầu tư, những thỏa thuận hợp tác như thế này cũng giúp họ hoàn vốn, thậm chí kiếm lời rất nhanh. Những nhà đầu tư đổ tiền cho Character.AI, startup đang có giá trị vốn hóa ước tính 1 tỷ USD, sau khi Google hoàn tất thương vụ đầu tư cho startup này, khoản tiền các nhà đầu tư nhận lại được cao gấp 2.5 lần số tiền ban đầu họ bỏ ra. Với hai thương vụ của Adept với Amazon và Inflection với Microsoft, hầu hết mọi nhà đầu tư đều nhận lại được khoản họ đã bỏ ra.
Tuy nhiên vẫn có những kẻ thua cuộc trong những thương vụ như thế này. Trong trường hợp này là bản thân chính tư cách pháp nhân của startup, cùng những người còn lại không được các tập đoàn lớn đưa về làm việc cho họ, khi các nhà đầu tư, các nhà sáng lập và những nhân sự khác đã rời bỏ họ. Những con người này hoàn toàn không nhận được lợi ích gì khi thương vụ diễn ra.
Chính thực tế này đã tạo ra sự bất an trong cộng đồng các nhà đầu tư và các nhà khởi nghiệp.
Sebastian Thrun, người từng đứng đầu dự án nghiên cứu xe tự hành của Google, một nhà nghiên cứu AI cho rằng: “Nếu bạn xây dựng một công ty rồi nhận tiền từ các nhà đầu tư, bất kỳ ai có liên quan cũng xứng đáng được thưởng. Đó là lý do Silicon Valley tồn tại. Nếu làm những thương vụ như thế này, cả hệ sinh thái công nghệ rất khó tồn tại.”
Matt Turck ở quỹ đầu tư FirstMark Capital thì kỳ vọng những thương vụ đầu tư nhưng lấy gần hết người của một startup sẽ không tiếp tục diễn ra trong tương lai, vì chúng sẽ tạo ra “kết cấu rối rắm, phá vỡ mối tương quan giữa các nhà sáng lập startup, nhân viên và các nhà đầu tư.”
Theo The New York Times