Một con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn 5 tháng tuổi đã phá vỡ kỷ lục bay đường dài của loài chim sau khi bay liên tục không nghỉ suốt quãng đường dài 13.560 km trong khoảng 11 ngày. Dữ liệu được ghi lại cho thấy, con chim choắt này đã bắt đầu hành trình di cư vào ngày 13/10 từ vùng đất ngập nước tại Đồng bằng Yukon Kuskokwim ở Alaska, đi theo tuyến đường thông thường là băng qua Thái Bình Dương xuống New Caledonia và qua Biển Tasman, trước khi thực hiện một đoạn đường vòng bay về phía Tasmania thay vì New Zealand.
Trong tự nhiên, vào mỗi mùa thu, các đàn chim di cư đều sẽ trải qua một hành trình dài hàng nghìn cây số đầy nguy hiểm để đến nơi ấm hơn nhằm, kiếm ăn, sinh sản và trú ẩn qua mùa đông trong vài tháng. Nhiều con chim có thể di chuyển qua một quãng đường rất dài hơn 10.000 km. Thế nhưng mới đây, một chú con chim choắt nhỏ đã vượt qua mọi kỷ lục từng có về khả năng bay đường dài và được kỷ lục Guinness xác nhận khi nó đã bay liên tục không ngừng nghỉ qua quãng đường dài 13.560 km (kỷ lục trước đó được thiết lập bởi một chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn khác vào năm 2020 khi nó bay được 12.000 km trong 11 ngày).
Quãng đường bay của chú chim choắt
Theo đó, một chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn, là loài chim thường sống ở vùng đất ngập nước, đã bắt đầu hành trình bay từ Alaska đến New Zealand để trú đông, nhưng bằng cách nào đó, tại một thời điểm trong hành trình bay, nó đã bay theo một đường vòng lạ khác với hành trình mà nó vốn nên đi theo, khiến cho quãng đường bay của nó kéo dài thêm 500 km so với hành trình ban đầu. Thực chất, nếu tính theo lộ trình thông thường, nó sẽ phải bay khoảng 13.000 km để đến được nơi trú ẩn mùa đông, và việc bay đường vòng khiến hành trình bay kéo dài thêm hơn 500 km hoàn toàn có thể khiến nó gặp nguy hiểm và đẩy nó đến giới hạn bay gây tử vong.
Tiến sĩ Eric Woehler - chuyên gia nghiên cứu về loài chim cho biết, việc bay quãng đường dài liên tục không nghỉ như thế này có thể khiến chim choắt phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hành trình di cư của nó. Nếu nó không may vì kiệt sức mà rơi xuống biển, nó chắc chắn sẽ chết, bởi chim choắt không có màng ở chân nên nó không thể bơi hay nổi trên mặt nước.
Đàn chim choắt
Các nhà khoa học có thể theo dõi chuyến bay kỷ lục này nhờ vào một thiết bị theo dõi nhỏ chỉ nặng 5 gram. Chính nhờ sự phát triển của công nghệ đã cho phép các nhà nghiên cứu có thể theo dõi những loài chim nhỏ như thế này mà không hề gây nguy hiểm cho chúng, bởi việc gắn thêm bất cứ thiết bị có trọng lượng đáng kể lên cơ thể của loài động vật chỉ nặng khoảng 300 - 400 gam đều có thể khiến tính mạng của chúng gặp nguy hiểm.
Tiến sĩ Woehler ước tính rằng, trong lượng cơ thể của con chim đã giảm “một nửa hoặc nhiều hơn” trong quãng đường bay liên tục kéo dài 11 ngày, nhưng may mắn thay nó đã hạ cánh an toàn trên cạn. Các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu được làm cách nào mà những loài chim như như chim choắt đuôi vằn có thể di chuyển liên tục suốt một khoảng cách dài như vậy mà không bị lạc...
Theo Odditycentral
Trong tự nhiên, vào mỗi mùa thu, các đàn chim di cư đều sẽ trải qua một hành trình dài hàng nghìn cây số đầy nguy hiểm để đến nơi ấm hơn nhằm, kiếm ăn, sinh sản và trú ẩn qua mùa đông trong vài tháng. Nhiều con chim có thể di chuyển qua một quãng đường rất dài hơn 10.000 km. Thế nhưng mới đây, một chú con chim choắt nhỏ đã vượt qua mọi kỷ lục từng có về khả năng bay đường dài và được kỷ lục Guinness xác nhận khi nó đã bay liên tục không ngừng nghỉ qua quãng đường dài 13.560 km (kỷ lục trước đó được thiết lập bởi một chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn khác vào năm 2020 khi nó bay được 12.000 km trong 11 ngày).
Quãng đường bay của chú chim choắt
Theo đó, một chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn, là loài chim thường sống ở vùng đất ngập nước, đã bắt đầu hành trình bay từ Alaska đến New Zealand để trú đông, nhưng bằng cách nào đó, tại một thời điểm trong hành trình bay, nó đã bay theo một đường vòng lạ khác với hành trình mà nó vốn nên đi theo, khiến cho quãng đường bay của nó kéo dài thêm 500 km so với hành trình ban đầu. Thực chất, nếu tính theo lộ trình thông thường, nó sẽ phải bay khoảng 13.000 km để đến được nơi trú ẩn mùa đông, và việc bay đường vòng khiến hành trình bay kéo dài thêm hơn 500 km hoàn toàn có thể khiến nó gặp nguy hiểm và đẩy nó đến giới hạn bay gây tử vong.
Tiến sĩ Eric Woehler - chuyên gia nghiên cứu về loài chim cho biết, việc bay quãng đường dài liên tục không nghỉ như thế này có thể khiến chim choắt phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hành trình di cư của nó. Nếu nó không may vì kiệt sức mà rơi xuống biển, nó chắc chắn sẽ chết, bởi chim choắt không có màng ở chân nên nó không thể bơi hay nổi trên mặt nước.
Đàn chim choắt
Các nhà khoa học có thể theo dõi chuyến bay kỷ lục này nhờ vào một thiết bị theo dõi nhỏ chỉ nặng 5 gram. Chính nhờ sự phát triển của công nghệ đã cho phép các nhà nghiên cứu có thể theo dõi những loài chim nhỏ như thế này mà không hề gây nguy hiểm cho chúng, bởi việc gắn thêm bất cứ thiết bị có trọng lượng đáng kể lên cơ thể của loài động vật chỉ nặng khoảng 300 - 400 gam đều có thể khiến tính mạng của chúng gặp nguy hiểm.
Tiến sĩ Woehler ước tính rằng, trong lượng cơ thể của con chim đã giảm “một nửa hoặc nhiều hơn” trong quãng đường bay liên tục kéo dài 11 ngày, nhưng may mắn thay nó đã hạ cánh an toàn trên cạn. Các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu được làm cách nào mà những loài chim như như chim choắt đuôi vằn có thể di chuyển liên tục suốt một khoảng cách dài như vậy mà không bị lạc...
Theo Odditycentral