Trang Bloomberg vừa cho biết, Bộ Thương mại Mỹ vừa từ chối yêu cầu được nhận số tiền tài trợ đầu tay lên tới 8.5 tỷ USD của công ty này. Đây là 1 phần trong khoản trợ vốn thuộc chương trình CHIPS and Science Act. Cụ thể hơn, 8.5 tỷ USD chỉ là con số hỗ trợ trực tiếp. Sau đó Intel còn được phép vay vốn lên tới 11 tỷ USD với lãi suất thấp. Và kế đó là mức thuế doanh nghiệp hết sức ưu đãi chỉ có 25%. Tất cả gom vào một khoản hỗ trợ khổng lồ trị giá cả 100 tỷ USD chỉ riêng cho mình Intel!
Nhưng dĩ nhiên tiền không phải lá mít. Chính phủ Mỹ không tự dưng cho không biếu không mà trước hết, Intel phải đáp ứng được cái mục đích của CHIPS Act - mang nền sản xuất chip bán dẫn trở lại nước Mỹ. Chi tiết ở đây là Intel phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng cũng như là vận hành các cơ sở sản xuất nằm rải rác ở các bang Arizona, New Mexico, Ohio và Oregon.
Nếu xét tình hình quá khứ, vào tháng 7/2022 khi CHIPS and Science Act được chính quyền Biden thông qua, thì những mục tiêu trên với Intel không phải quá khó. 2 năm trước công ty này vẫn là gã khổng lồ trong làng chip dù có bị tụt hậu đôi chút trước các đối thủ như TSMC hay Samsung. Nhưng tua nhanh thời gian về với thực tại và mọi thứ "không như là mơ". Kết quả kinh doanh không tốt của công ty này khiến nhiều người bật ngửa. Một số chuyên gia tài chính thậm chí còn đề nghị Intel nên chia đôi thành 2 công ty chuyên thiết kế và gia công chip đi. Trong một hoàn cảnh như thế, mở kho tiền thuế dân cho Intel xài thì có hơi nhạy cảm...
Mike Schmidt, người phụ trách chương trình chip của Bộ Thương mại Mỹ, trả lời phỏng vấn hồi tháng 8 vừa qua rằng: "Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang vận hành một trong những ngành công nghiệp cạnh tranh nhất, có tính chu kỳ nhất trên toàn thế giới. Và sự vận động đó đang đổi chiều. Chúng tôi sẽ phải rất nhạy bén và chính xác khi đối phó với điều đó".
Nói một cách đơn giản, thứ Intel cần làm lúc này là chứng tỏ họ có năng lực để thực hiện những dự án kinh doanh tiền tỷ trên. Tài chính có thể không tốt nhưng thực tiễn là phải chạy được. CEO Pat Gelsinger nói với các nhà đầu tư hồi tuần trước rằng "chúng tôi đang làm hết sức để khắc phục các vấn đề trên. Cũng như bất kỳ ai trong ngành này, chúng tôi nhận ra rằng mình phải vận hành có hiệu quả với sự tinh nhanh và khẩn trương".
Căn bản mà nói, chính phủ Mỹ vẫn ưu ái "gà nhà" hơn, và Intel vẫn còn cơ hội để nhận hỗ trợ. Song công ty này sẽ phải làm rất nhiều thứ, trong khi đó, kẻ đến từ bên kia đại dương lại tỏ vẻ rất có năng lực. Dù sao thì, dù là Intel hay TSMC hay Globalfoundries hay TI hay Samsung, điều quan trọng là mang sản xuất chip về cho Mỹ.
Chính phủ Mỹ sẽ có khoản tài trợ cực lớn cho nhà máy Intel tại Arizona
Trong tuần tới, Chính phủ Mỹ mà cụ thể hơn là Tổng thống Joe Biden cùng Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, sẽ công bố khoản tài trợ cực lớn dành cho các hoạt động sản xuất chip của Intel ở nhà máy Arizona.
tinhte.vn
Nhưng dĩ nhiên tiền không phải lá mít. Chính phủ Mỹ không tự dưng cho không biếu không mà trước hết, Intel phải đáp ứng được cái mục đích của CHIPS Act - mang nền sản xuất chip bán dẫn trở lại nước Mỹ. Chi tiết ở đây là Intel phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng cũng như là vận hành các cơ sở sản xuất nằm rải rác ở các bang Arizona, New Mexico, Ohio và Oregon.
Nếu xét tình hình quá khứ, vào tháng 7/2022 khi CHIPS and Science Act được chính quyền Biden thông qua, thì những mục tiêu trên với Intel không phải quá khó. 2 năm trước công ty này vẫn là gã khổng lồ trong làng chip dù có bị tụt hậu đôi chút trước các đối thủ như TSMC hay Samsung. Nhưng tua nhanh thời gian về với thực tại và mọi thứ "không như là mơ". Kết quả kinh doanh không tốt của công ty này khiến nhiều người bật ngửa. Một số chuyên gia tài chính thậm chí còn đề nghị Intel nên chia đôi thành 2 công ty chuyên thiết kế và gia công chip đi. Trong một hoàn cảnh như thế, mở kho tiền thuế dân cho Intel xài thì có hơi nhạy cảm...
Cần tiền, Intel bán bớt cổ phiếu Arm
Đang trong giai đoạn căng thẳng, ngoài bán bớt cổ phiếu Arm, người khổng lồ x86 còn thanh lý bớt tỷ lệ cổ đông ở một số công ty khác, trong nỗ lực giảm bớt chi phí vận hành sau Q2 "đỏ lửa".
Theo Reuters…
tinhte.vn
Mike Schmidt, người phụ trách chương trình chip của Bộ Thương mại Mỹ, trả lời phỏng vấn hồi tháng 8 vừa qua rằng: "Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang vận hành một trong những ngành công nghiệp cạnh tranh nhất, có tính chu kỳ nhất trên toàn thế giới. Và sự vận động đó đang đổi chiều. Chúng tôi sẽ phải rất nhạy bén và chính xác khi đối phó với điều đó".
Nói một cách đơn giản, thứ Intel cần làm lúc này là chứng tỏ họ có năng lực để thực hiện những dự án kinh doanh tiền tỷ trên. Tài chính có thể không tốt nhưng thực tiễn là phải chạy được. CEO Pat Gelsinger nói với các nhà đầu tư hồi tuần trước rằng "chúng tôi đang làm hết sức để khắc phục các vấn đề trên. Cũng như bất kỳ ai trong ngành này, chúng tôi nhận ra rằng mình phải vận hành có hiệu quả với sự tinh nhanh và khẩn trương".
Nhà máy TSMC ở Arizona đạt năng suất tương tự như ở Đài Loan trong các thử nghiệm ban đầu
Báo cáo mới từ Bloomberg cho biết nhà máy sản xuất của TSMC tại Arizona đã đạt được năng suất ngang bằng với các cở sở tại Đài Loan, theo các thử nghiệm ban đầu. Điều này cho thấy dự án của công ty tại Mỹ đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu…
tinhte.vn
Căn bản mà nói, chính phủ Mỹ vẫn ưu ái "gà nhà" hơn, và Intel vẫn còn cơ hội để nhận hỗ trợ. Song công ty này sẽ phải làm rất nhiều thứ, trong khi đó, kẻ đến từ bên kia đại dương lại tỏ vẻ rất có năng lực. Dù sao thì, dù là Intel hay TSMC hay Globalfoundries hay TI hay Samsung, điều quan trọng là mang sản xuất chip về cho Mỹ.