Mình chia sẻ lại bài viết của chị Trang Phạm, bài gốc ở link này, mình thấy có rất nhiều chi tiết thú vị trong suốt hành trình cũng như rất ngưỡng mộ Chị Trang khi đã tham gia và hoàn thành chinh phục đỉnh núi tuyết ở Chulu-East ở Nepal này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin tham khảo cho các bạn có đam mê leo núi và muốn chinh phục những đỉnh cao để thoả mãn niềm đam mê nhé.
"Khi cái đam mê leo núi nó vận vào người rồi thì mình bắt đầu có mơ ước vươn ra nước ngoài, leo núi Phú Sĩ cao nhất Nhật Bản 3776m, núi Klimanjaro cao nhất Châu Phi 5895m sau đó là Everest Base Camp 5364m (chân núi Everest thôi, không dám mơ đỉnh). Nhưng rồi một ngày nhìn thấy status rủ rê leo núi Chulu - east của Hoàng Lê Giang, cái anh chàng mình đã theo dõi lâu rồi và rất thích những chuyến đi của cậu ấy thế là mình quyết định ngay, chẳng mấy khi gặp leader có kinh nghiệm như thế là yên tâm, mặc dù mình chưa hình dung leo núi tuyết như nào, cũng chưa vào hỏi anh google xem núi cao bao nhiêu
Từ lúc quyết định đi đến ngày xuất phát có hơn tháng rưỡi. Con gái vào kiểm tra thấy núi cao hơn 6500m thì không dám can ngăn nhưng nói mẹ ơi, núi tuyết cao lắm đó, thách thức lắm đó mẹ xem xét kỹ chưa. Mình bảo, yên trí nếu mẹ thấy không ổn mẹ ngồi lại trại ở chân núi, không leo. Nói thế để con gái đỡ lo thôi.
Ngày lên đường rồi cũng tới 14/4/2022, một nhóm xuất phát từ SG, một nhóm xuất phát từ HN gặp nhau ở Singapore rồi bay qua Katmandu. Khoảng 10:30 tối mới tới sân bay Tribhuwan Katmandu. Sân bay nhỏ và hơi lộn xộn. Lấy visa on arrival và hành lý rồi lên xe của bên tour của Nepal về đến khách sạn cũng gần 12:00 h đêm. Mọi người ai cũng đói nên CEO tour Nepal gọi cho bọn mình đồ ăn xong nhận phòng về ngủ kẻo muộn.
Hôm sau là ngày đi chơi lòng vòng, cưỡi ngựa xem hoa thành phố Katmandu và buổi chiều thì xem còn thiếu dụng cụ gì thì mua hoặc thuê và mua sim card điện thoại cùng gói data. Hầu như giày của ai cũng không đạt yêu cầu leo núi vì mỏng. Mình và một bạn nữa còn phải thuê thêm găng tay nữa vì bạn guide kiểm tra găng và nói không đủ độ dày, ấm. Trong đoàn leo núi có 2 chị em nữ hơn nhau đúng 20 tuổi, còn lại 6 bạn nam.
"Khi cái đam mê leo núi nó vận vào người rồi thì mình bắt đầu có mơ ước vươn ra nước ngoài, leo núi Phú Sĩ cao nhất Nhật Bản 3776m, núi Klimanjaro cao nhất Châu Phi 5895m sau đó là Everest Base Camp 5364m (chân núi Everest thôi, không dám mơ đỉnh). Nhưng rồi một ngày nhìn thấy status rủ rê leo núi Chulu - east của Hoàng Lê Giang, cái anh chàng mình đã theo dõi lâu rồi và rất thích những chuyến đi của cậu ấy thế là mình quyết định ngay, chẳng mấy khi gặp leader có kinh nghiệm như thế là yên tâm, mặc dù mình chưa hình dung leo núi tuyết như nào, cũng chưa vào hỏi anh google xem núi cao bao nhiêu

Từ lúc quyết định đi đến ngày xuất phát có hơn tháng rưỡi. Con gái vào kiểm tra thấy núi cao hơn 6500m thì không dám can ngăn nhưng nói mẹ ơi, núi tuyết cao lắm đó, thách thức lắm đó mẹ xem xét kỹ chưa. Mình bảo, yên trí nếu mẹ thấy không ổn mẹ ngồi lại trại ở chân núi, không leo. Nói thế để con gái đỡ lo thôi.
Ngày lên đường rồi cũng tới 14/4/2022, một nhóm xuất phát từ SG, một nhóm xuất phát từ HN gặp nhau ở Singapore rồi bay qua Katmandu. Khoảng 10:30 tối mới tới sân bay Tribhuwan Katmandu. Sân bay nhỏ và hơi lộn xộn. Lấy visa on arrival và hành lý rồi lên xe của bên tour của Nepal về đến khách sạn cũng gần 12:00 h đêm. Mọi người ai cũng đói nên CEO tour Nepal gọi cho bọn mình đồ ăn xong nhận phòng về ngủ kẻo muộn.

Hôm sau là ngày đi chơi lòng vòng, cưỡi ngựa xem hoa thành phố Katmandu và buổi chiều thì xem còn thiếu dụng cụ gì thì mua hoặc thuê và mua sim card điện thoại cùng gói data. Hầu như giày của ai cũng không đạt yêu cầu leo núi vì mỏng. Mình và một bạn nữa còn phải thuê thêm găng tay nữa vì bạn guide kiểm tra găng và nói không đủ độ dày, ấm. Trong đoàn leo núi có 2 chị em nữ hơn nhau đúng 20 tuổi, còn lại 6 bạn nam.
Quảng cáo
Bên tour Nepal cho 3 tour guide ( tiếng Nepal gọi là Sherpa) và 8 porters. Nhìn thì có vẻ nhiều porters và tour guide nhưng thực ra leo núi tuyết phải mang nhiều dụng cụ, giày mỗi đôi nặng gần 2 kg, đế sắt để cắm vào băng chống trơn trượt, túi ngủ, lều, đồ ăn...Khi lên phần cắm trại phải mang cả củi ở dưới lên để nấu ăn, nấu nước. Nên mỗi người bọn mình cũng chỉ được mang giới hạn số lượng quần áo và thức ăn. Vì thế bao nhiêu thức ăn thêm bổ sung dưỡng chất như hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng... mình phải bỏ lại hết, gửi lại khách sạn Katmandu.

Ngày đầu tiên khởi hành đi bằng xe 16 chỗ rộng rãi một chút, đường rất xóc, xấu và bụi nhưng sợ nhất là các bác tài cứ lái vèo vèo mặc dù đường hẹp và quanh co. Tối ngủ lại ở thị trấn Lamjung trong cái nhà nghỉ (nhưng ở đây cái gì cũng gọi hotel hết 😆 điện lúc cụp lúc xoè nên wifi cũng thế chập chà chập chờn. Đi tắm phải mang đèn pin hay điện thoại. Tiếng là có nước nóng nhưng nước cũng lạnh ngoéo nên chỉ dám dội qua nước chứ không dám tắm xà bông lâu.

Ngày hôm sau đường còn xấu hơn nữa. "Đường" chỉ là được xẻ bên núi, không cán, lăn, đất đá lổn nhổn nên đi cứ bụi mù. Đường nhỏ nên đi bằng xe địa hình 7 chỗ và càng xóc hơn. Nhưng bù lại hôm đó được nghỉ ăn trưa bên thác nước khá đẹp cho mọi người chụp hình sống ảo.Tối hôm đó may được ở "hotel" đẹp hơn chút ở ngay ven suối có sân thượng ngồi uống trà ngắm trăng.
Hôm sau bắt đầu bước vào trekking.

Đường trekking Nepal không đẹp lắm vì bụi, đá nhiều, rất ít bóng cây nhưng bù lại thì quay đâu cũng là núi với đỉnh trắng xoá rực sáng trong nắng rất hùng vĩ. Và mùa này hoa nở tưng bừng. Trên đất sỏi đá cằn cỗi là loại hoa vàng cánh to như cúc họa mi hay cánh nhỏ xíu như cúc áo, có khi có cả hoa tím nhỏ xíu. Bên sườn núi hoa các loại trắng, đỏ, vàng, tím mình không biết tên. Thỉnh thoảng gặp hoa táo nhìn lên núi tuyết xuyên qua những cành hoa thật là đẹp. Ngày đầu tiên còn đi qua nguyên một trang trại táo đang ra hoa thật là tuyệt. Ngày đầu tiên trekking nghỉ ở teahouse nhìn ra núi Annapurna 2, ngày 2 và 3 ở teahouse nhìn ra núi Annapurna 3. Ngày 3 chỉ tập cho quen độ cao thôi vẫn nghỉ ở cùng teahouse cũ. Ngày 4 của trekking là ngày có cung đường đi khá đẹp vì đi trong rừng thông và ven suối róc rách. Nhưng hôm đó là phải cắm trại trên nền đất lạnh. Các bạn nam mau mắn tạo dựng một bếp lửa to để ngồi sưởi ấm. Hôm đó các bạn nam còn được tắm từ vòi nước suối dẫn từ suối xuống mặc dù chịu lạnh. Còn hai phụ nữ thì ở dơ luôn.

Sáng hôm sau chỉ đánh răng rửa mặt thôi cũng đã lạnh cóng cả tay phải chạy ngay lại bếp để sưởi.
Ngày 5 đi đến Chulu base camp ở độ cao 4500m. Đường đi toàn dốc, sỏi, đá, bụi dưới cái nắng chang chang nhưng không gay gắt. Đây là ngày leo nặng nhất kể từ đầu tới giờ. Gần tới nơi thì tuyết rơi nên mình mặc áo mưa để cho tuyết không thấm lạnh và cố đi nhanh để về nơi cắm trại. Ở trên này cắm trại trên nền sỏi luôn, gần một con suối lớn. Trời ơi, cái tay nó mới buốt nhức nhối làm sao mặc dù chỉ có vài phút rửa mặt đánh răng. Các ngón tay tím tái, sưng phồng. Cũng lại phải chạy ngay bên bếp lửa để hơ tay.

Ngày thứ 6 buổi sáng bọn mình được đeo các dụng cụ vào người giống như ngày summit để tập leo lên và leo xuống núi cho quen thao tác. Chỗ tập là vách đá không dốc lắm khoảng 45° thôi và chiều dài cũng khoảng 40m. Mình hỏi bạn tour guide chiều dài thực tế leo núi tuyết bao nhiêu bạn bảo khoảng 400m. Chiều hôm ấy ăn cơm trưa xong, cả bọn leo lên higher Chulu camp ở độ cao 5400m. Khoảng 4:00 thì tới nơi. Các porters cắm trại rồi cho bọn mình ăn một tô mì ăn liền (suất bằng nửa gói mì ăn liền ở nhà). Khoảng 6 giờ thì thêm một suất cơm có cá ngừ hộp và xúp rau củ ( với mình thay cá ngừ bằng một lát trứng chiên) Phải nói là các bạn mừng quá vì có thêm đạm và ăn hợp khẩu vị hơn. Còn mình thì không có gì thay đổi nên cũng chỉ cố ăn được miếng trứng và chút cơm với xúp. Lúc đó mình mang hộp bột dinh dưỡng từ 22 loại hạt ra dốc hết cho trận đánh cuối cùng. Tour guide hỏi có bị đau đầu không vì nếu đau đầu là có dấu hiệu của say độ cao thì sẽ không được leo. Cả bọn không ai bị cả nhưng bạn ấy vẫn cho mỗi người một viên thuốc chống say độ cao cho chắc ăn. Bạn dặn 1h dậy để chuẩn bị summit.

Ai cũng để chuông nên sáng 1h lều nào cũng kêu bíp bíp. Cả bọn lục đục dậy lại được các bạn cho ăn một bát xúp và đưa cho 1 gói đồ ăn trưa. Mình cho ngay vào ba lô và chẳng xem xem nó là gì. Vì nghe Giang nói summit khoảng 6 tiếng và bạn tour guide nói tường tuyết dài khoảng 400m nên mình chuẩn bị nước có đúng một bình nước nóng 1L và cho vào đó một gói tallwind tăng cường năng lượng và sức bền. Và đó là điều sai lầm. Giá như mình mang thêm nước nóng vào chai thủy tinh 300ml và nước ấm vào bình nhựa nhỏ 200ml mà mình vẫn mang theo như mọi khi và uống phần nước này trước khi nó đóng băng không uống được và uống nước trong bình nóng sau cùng thì có lẽ không sao. Nhưng mình nghĩ 6 tiếng dùng bình 1L cũng được.

Quảng cáo
Khoảng 2:30 sáng cả bọn đội đèn đầu và bắt đầu xuất phát. Lần đầu tiên dùng giày thuê nên đứa nào cũng đi không quen và giày nặng gần 2kg cứ ngất nga ngất ngưởng, lò dò để khỏi trơn trượt. Tốc độ vì thế chậm hẳn lại. Đến khi tới phần có băng lại phải gắn thêm đế sắt vào chỗ bám vào băng. Lại khó đi hơn.

Khi leo ở dưới mình mặc áo lông vũ chỉ một lúc là nóng và phải cởi áo lông vũ ra mặc có một lớp áo thun đôi khi thêm áo chống gió khi có gió mạnh thôi. Nên khi summit mình mặc 2 lớp áo nỉ, 1 áo len và một áo lông vũ rồi lại một lớp áo chống gió thế mà cứ đi thì không sao, đứng lại là lạnh. Mà rất nhiều lúc đứng lại chờ các bạn tour guide set up dây để leo lên, rồi chờ từng bạn leo nữa. Chưa tới 12 h trưa mà mình đã uống hết nước và miệng thì vẫn thấy khô đắng vì thiếu nước. Nhiều lúc mình quơ đại miếng tuyết cho vào miệng nhai rau ráu và ngậm trong miệng một chút cho ấm mới nuốt. Nhưng không phải là bốc tuyết dễ vì nó kết dính chặt như băng chứ không xốp như ở bên dưới thấp và cái găng tay to lồng phồng chẳng dễ nắm. Nên mình cứ nhằm chỗ tuyết bạn đi bên trên vừa bước nó bể ra thì tóm lấy. Lúc ấy không còn sợ bẩn nữa. Lần lượt 5 bức tường tuyết dốc 60-80 độ đã qua. Có khi tuyết phẳng chút, có khi tuyết là những bậc thang nhấp nhô mà đạp chân không khéo vào chỗ xốp người lại văng ra ngã lăn quay. Mình cảm thấy kiệt sức vì khát đắng cổ, đói và rét ngay trên đỉnh bức tường thứ 5. Bạn tour guide hỏi mình có leo tiếp lên bức tường tuyết thứ 6 cuối cùng không? Mình bảo có lẽ không vì tao đang đói, khát. Bạn sẻ cho mình một nửa phần nước còn lại của bạn và đưa cho mình miếng phô mai nhưng miệng mình lúc đó khát khô không thể ăn một thứ gì. Đồ ăn trưa của mình còn nguyên vì đó là bích quy và 1 quả trứng luộc đã thành đá. Mình thử cho miếng bánh quy vào miệng thì nó hút hết nước bọt trong miệng không thể nhai nuốt nên lại mất thêm một ít nước để nuốt trôi nó đi. Bạn tour guide nói, mày đã leo được tới đây gần tới đỉnh rồi còn khoảng 100m nữa thôi sao không cố. Mình nghe cũng có lý hơn nữa chờ mọi người ở dưới này cũng lạnh quá. Thế là mình lại lê bước tiếp. Vật vã, lên gần tới nơi mình kiệt sức gục xuống nhưng nghe tiếng mọi người đã lên đỉnh ở trên động viên lại ngồi dậy leo tiếp. Lên đỉnh không có mặt phẳng nào, cả bọn nửa nằm, nửa ngồi chụp mấy kiểu ảnh là xuống.

Mọi người lo cho mình nên nói bạn tour guide cho mình xuống trước. Leo lên đã khủng khiếp, leo xuống lúc này đã kiệt sức còn khủng khiếp hơn. Tay chân đều rã rời mà vẫn phải kéo dây vẫn phải đạp mạnh chân vào tuyết để lấy lực đi. Có lúc mình đánh rơi 1 chiếc găng tay to chỉ còn đeo găng tay mỏng nên lạnh cóng tay đến nỗi ngón tay giữa của mình bị kẹp giữa hai dây bảo vệ của mình và của tour guide và bị cứa rách một miếng thịt mà mình cũng không biết cho đến tận lúc xuống núi về lều mới biết. Leo xuống được nửa đường mình kêu mệt quá, và đứng im một lúc để nghỉ. Bạn tour guide chắc nhìn sắc mặt mình sợ quá nên nói hay là tao gọi trực thăng? Bọn mày có mua bảo hiểm cấp cứu máy bay trực thăng không? Mình bảo hình như có nhưng mày hỏi Giang cho rõ vì nó mua bảo hiểm. Nhưng rồi mình nghĩ gọi máy bay trực thăng bây giờ cũng cả tiếng nó mới bay tới được thì có mà chết lạnh. Nên mình lại dồn đến sức cuối cùng để đi. Lúc đó có bạn xin được 2 cốc nước từ một bạn tour guide khác cho mình thế là mình như khoẻ lại một chút. Cùng sự trợ giúp ở bạn tour guide kè bên cạnh, khi nào mình ngã bạn ấy lại xốc mình lên và kéo dây gần mình hơn để giảm lực kéo cho mình.

Cuối cùng mình đã xuống được chân núi. Mình nói với tour guide cho porter cõng mình khi xuống chân núi về trại lúc còn ở trên núi nên bạn ấy đã gọi điện thoại cho hai bạn chờ dưới chân núi nhưng hai bạn lại nhỏ con. Mặc dù quen gùi đồ nặng nhưng cõng người không quen nên vừa cõng mình cái thì ngã. Nên mình lại bảo bạn ấy xốc nách mình rồi cả hai lại đi. Chỉ khi mệt lắm mình để bạn ấy cõng chút cho hết mệt rồi lại đi tiếp. Khoảng 5:30 chiều mình mới về tới trại còn các bạn thì khoảng 6h. Mình vào ngay lều chui vào túi ngủ nằm mà cứ run từ bụng run ra. Mình xin bạn porter 1 ly trà ấm, cho một tí mật ong uống và nằm ủ một lúc mới hết. Hôm ấy kể cả porters và tour guide đều mệt nên bọn mình chỉ được ăn một tô nhỏ mì ăn liền rồi ngủ.
Hôm sau mặc dù mình không còn sức và mệt lắm nhưng cũng chẳng có xe nào kể cả xe máy lên được trại nên mình lại phải lọ mọ leo xuống cùng mọi người từ higher camp xuống base camp, từ base camp xuống tận gần teahouse bữa trước bọn mình ở mới có đường cho xe chở mình về Manang. Đi từ 8:30 sáng đến 4:30 chiều mới có xe. Đoạn cuối bạn tour guide còn phải cõng mình để cho kịp với cả đoàn. Bạn ấy to con mà mình thì đã sút ký nhẹ hẳn nên bạn cõng nhảy trên đá băng băng. Mà trời ơi, không có máy bay từ Manang về Katmandu nên mình lại phải bị nhồi xóc trên xe hai ngày mới về nơi êm ấm. Các bạn trẻ thì vẫn theo lộ trình còn đang trekking trên đường xuống. Thôi thử một lần cho biết, thử thách tiếp theo để các bạn trẻ.
Mai mình đi Lumbini nơi Đức Phật đản sinh để xin lại sinh khí."

Chúc các bạn có thêm động lực để hoàn thành những niềm đam mê bất tận <3
Quảng cáo