Trong cuộc họp với bộ trưởng thương mại Mỹ, bà Gina Raimondo, CEO Intel, ông Pat Gelsinger đã bày tỏ sự khó chịu khi nước Mỹ đang quá phụ thuộc vào TSMC để sản xuất những con chip xử lý cao cấp với những tiến trình mới nhất. Sau đó, CNBC đưa tin, bà Raimondo đã có những phiên họp kín với những nhà đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán, bao gồm cả những nhà đầu tư cổ phiếu Apple và Nvidia, qua đó nhờ tiếng nói của họ để thúc đẩy những tập đoàn này lựa chọn những fab gia công bán dẫn trên đất Mỹ để sản xuất những sản phẩm chip xử lý thế hệ mới trong các sản phẩm tiêu dùng hoặc máy chủ đám mây.
Những trao đổi như thế này giữa bà Raimondo với các nhà đầu tư chưa từng được tiết lộ. Những nguồn tin giấu tên cho biết, bà bộ trưởng thương mại Mỹ trong những cuộc họp kín này đã nhấn mạnh và chỉ ra những nguy cơ địa chính trị tiềm ẩn đang càng lúc càng lớn dần xung quanh đảo Đài Loan. Bên cạnh đó, chính quyền Washington cũng đang đầu tư mạnh tay để phát triển ngành bán dẫn nước nhà, với cả những nỗ lực và số tiền trợ cấp cho các tập đoàn nhiều hơn 28 năm về trước cộng lại. Nhà Trắng rõ ràng là đang rất muốn thúc đẩy việc các công ty công nghệ Mỹ sử dụng những con chip bán dẫn được gia công trên đất Mỹ.
Về phần Intel, họ đang chạy đua để quay trở lại vị thế dẫn đầu ngành gia công bán dẫn toàn cầu, với tham vọng cạnh tranh trực tiếp với TSMC và Samsung. Tuy nhiên những động thái gần đây cho thấy IFS, đơn vị gia công bán dẫn thuộc tập doàn Intel đang gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý và lựa chọn của các đối tác trong ngành công nghệ. Kết hợp với những vấn đề đang tồn tại trong nội bộ tập đoàn, Intel vừa báo khoản lỗ trị giá 1.6 tỷ USD, có thời điểm chỉ một đêm, giá cổ phiếu Intel giảm tới 30%. HIện tại đang có những tin đồn nói rằng Intel đang muốn tách rời mảng IFS khỏi mảng điện toán thương mại, giống như cách AMD tách mảng foundry của họ năm 2008, những fab gia công bán dẫn sau này trở thành GlobalFoundries.
Tuy nhiên có một điều rõ ràng, Washington thực sự cần Intel thành công với việc phát triển mảng gia công bán dẫn, nhất là khi tập đoàn này đang là đơn vị nhận dược nhiều khoản hỗ trợ nhất theo đạo luật CHIPS, đạo luật được thông qua với mục tiêu thúc đẩy tự chủ công nghệ chip bán dẫn của người Mỹ trên đất Mỹ. Đành rằng, hiện giờ đang có vài nguồn tin nói rằng, chính quyền Mỹ đang tạm hoãn việc chuyển giao lượng tiền hỗ trợ thuộc gói kích thích nằm trong đạo luật CHIPS, cho tới khi Intel thoát khỏi tình hình kinh doanh khó khăn hiện tại. Nhưng chắc chắn chính phủ Mỹ đặt rất nhiều kỳ vọng vào Intel, và rất muốn họ thành công.
Những trao đổi như thế này giữa bà Raimondo với các nhà đầu tư chưa từng được tiết lộ. Những nguồn tin giấu tên cho biết, bà bộ trưởng thương mại Mỹ trong những cuộc họp kín này đã nhấn mạnh và chỉ ra những nguy cơ địa chính trị tiềm ẩn đang càng lúc càng lớn dần xung quanh đảo Đài Loan. Bên cạnh đó, chính quyền Washington cũng đang đầu tư mạnh tay để phát triển ngành bán dẫn nước nhà, với cả những nỗ lực và số tiền trợ cấp cho các tập đoàn nhiều hơn 28 năm về trước cộng lại. Nhà Trắng rõ ràng là đang rất muốn thúc đẩy việc các công ty công nghệ Mỹ sử dụng những con chip bán dẫn được gia công trên đất Mỹ.
Ý kiến chuyên gia: Tách rời Intel là ý tưởng vô cùng tồi tệ
Dưới đây là những quan điểm của Jonathan Goldberg, chuyên gia trong ngành bán dẫn, nhà sáng lập đơn vị tư vấn D2D Advisory.
Tuần vừa rồi, Reuters đưa ra thông tin dẫn nguồn tin giấu tên, nói rằng đội ngũ quản trị tập đoàn Intel đang cân nhắc một…
tinhte.vn
Về phần Intel, họ đang chạy đua để quay trở lại vị thế dẫn đầu ngành gia công bán dẫn toàn cầu, với tham vọng cạnh tranh trực tiếp với TSMC và Samsung. Tuy nhiên những động thái gần đây cho thấy IFS, đơn vị gia công bán dẫn thuộc tập doàn Intel đang gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý và lựa chọn của các đối tác trong ngành công nghệ. Kết hợp với những vấn đề đang tồn tại trong nội bộ tập đoàn, Intel vừa báo khoản lỗ trị giá 1.6 tỷ USD, có thời điểm chỉ một đêm, giá cổ phiếu Intel giảm tới 30%. HIện tại đang có những tin đồn nói rằng Intel đang muốn tách rời mảng IFS khỏi mảng điện toán thương mại, giống như cách AMD tách mảng foundry của họ năm 2008, những fab gia công bán dẫn sau này trở thành GlobalFoundries.
Tuy nhiên có một điều rõ ràng, Washington thực sự cần Intel thành công với việc phát triển mảng gia công bán dẫn, nhất là khi tập đoàn này đang là đơn vị nhận dược nhiều khoản hỗ trợ nhất theo đạo luật CHIPS, đạo luật được thông qua với mục tiêu thúc đẩy tự chủ công nghệ chip bán dẫn của người Mỹ trên đất Mỹ. Đành rằng, hiện giờ đang có vài nguồn tin nói rằng, chính quyền Mỹ đang tạm hoãn việc chuyển giao lượng tiền hỗ trợ thuộc gói kích thích nằm trong đạo luật CHIPS, cho tới khi Intel thoát khỏi tình hình kinh doanh khó khăn hiện tại. Nhưng chắc chắn chính phủ Mỹ đặt rất nhiều kỳ vọng vào Intel, và rất muốn họ thành công.
Thêm nữa, dù bà Raimondo trong những cuộc họp kín không nhắc tới cái tên tập đoàn Intel, nhiều khả năng vị thế của tập đoàn này đã được bàn thảo trong những cuộc họp trước đó, và phía Mỹ vẫn coi Intel là nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu nước Mỹ.
Chính phủ Mỹ cân nhắc hoãn khoản trợ vốn 8.5 tỷ USD cho Intel
Trang Bloomberg vừa cho biết, Bộ Thương mại Mỹ vừa từ chối yêu cầu được nhận số tiền tài trợ đầu tay lên tới 8.5 tỷ USD của công ty này. Đây là 1 phần trong khoản trợ vốn thuộc chương trình CHIPS and Science Act. Cụ thể hơn, 8.
tinhte.vn
Ở thời điểm hiện tại, những tập đoàn công nghệ nổi tiếng nhất nước Mỹ, từ Nvidia, AMD, Apple, Amazon rồi cả Google không có fab tự gia công những con chip bán dẫn hiệu năng cao do chính các kỹ sư của họ phát triển.
Thay vào đó, họ nhờ tới những đơn vị như TSMC hay Samsung Foundry để biến bản vẽ và lớp photomask dựa trên bản vẽ trở thành những die chip silicon cao cấp. Bất chấp những căng thẳng địa chính trị hiện tại, TSMC vẫn đang tự tin vào khả năng gia công và tốc độ nghiên cứu những tiến trình bán dẫn thế hệ mới, đảm bảo việc không một đối tác nào có thể rời bỏ họ ngay lập tức trong tương lai gần.
Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại một hội thảo do ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tổ chức, CEO Nvidia, Jensen Huang đã đề cập tới khả năng sẽ chuyển đổi fab gia công bán dẫn nếu cần:
“Trong trường hợp chúng tôi phải chuyển từ một đơn vị gia công bán dẫn sang một đơn vị khác, chúng tôi hoàn toàn có khả năng làm việc đó. Đương nhiên chúng tôi sẽ không thể đạt được mục tiêu tỷ lệ hiệu năng trên giá thành tốt như hiện tại, nhưng điều chúng tôi có thể đảm bảo là nguồn cung chip xử lý tiêu dùng và doanh nghiệp.”
Theo Tom's Hardware