Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump thể hiện cam kết mạnh mẽ với việc hồi sinh năng lượng hạt nhân, đặc biệt tập trung vào các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ (SMR). Chính quyền của ông đang thúc đẩy chiến lược biến năng lượng hạt nhân thành nền tảng chính trong chính sách năng lượng Hoa Kỳ.
Sáng kiến này được dẫn dắt bởi Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright, người vốn luôn thể hiện sử ủng hộ với loại năng lượng này. Ông được giao nhiệm vụ đẩy nhanh phê duyệt các dự án và thúc đẩy công nghệ hạt nhân thế hệ mới, đặc biệt là các lò phản ứng cỡ nhỏ (SMR). Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh sự ưu tiên dành cho năng lượng hạt nhân và khẳng định rằng đây là lựa chọn đáng tin cậy, ít carbon để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời tăng cường an ninh quốc gia và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ưu tiên phát triển điện hạt nhân
Về cơ bản, các lò phản ứng module nhỏ (SMR) là những nhà máy điện hạt nhân nhỏ gọn mang lại nhiều lợi thế lớn, bao gồm chi phí thấp hơn, thời gian xây dựng ngắn hơn và dễ dàng triển khai tại các khu vực xa xôi. Ngoài ra, các lò phản ứng này có thể tạo ra khoảng 1/3 sản lượng của các lò phản ứng truyền thống trong khi vẫn duy trì tiêu chuẩn an toàn cao. Hiện tại, các công ty như NuScale Power và BWX Technologies đang dẫn đầu trong việc phát triển SMR, với các thiết kế đã được Ủy ban Hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) phê duyệt.
Chính sách ưu tiên năng lượng hạt nhân
Sáng kiến này được dẫn dắt bởi Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright, người vốn luôn thể hiện sử ủng hộ với loại năng lượng này. Ông được giao nhiệm vụ đẩy nhanh phê duyệt các dự án và thúc đẩy công nghệ hạt nhân thế hệ mới, đặc biệt là các lò phản ứng cỡ nhỏ (SMR). Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh sự ưu tiên dành cho năng lượng hạt nhân và khẳng định rằng đây là lựa chọn đáng tin cậy, ít carbon để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời tăng cường an ninh quốc gia và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ưu tiên phát triển điện hạt nhân
Về cơ bản, các lò phản ứng module nhỏ (SMR) là những nhà máy điện hạt nhân nhỏ gọn mang lại nhiều lợi thế lớn, bao gồm chi phí thấp hơn, thời gian xây dựng ngắn hơn và dễ dàng triển khai tại các khu vực xa xôi. Ngoài ra, các lò phản ứng này có thể tạo ra khoảng 1/3 sản lượng của các lò phản ứng truyền thống trong khi vẫn duy trì tiêu chuẩn an toàn cao. Hiện tại, các công ty như NuScale Power và BWX Technologies đang dẫn đầu trong việc phát triển SMR, với các thiết kế đã được Ủy ban Hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) phê duyệt.
Với sự ưu tiên này, Mỹ sẽ tạo ra những chính sách với các quy định và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tập trung vào phát triển điện hạt nhân. Chính quyền Trump sẽ thúc đẩy vào việc hợp pháp hóa các quy định, quy trình để đẩy nhanh việc phê duyệt các dự án hạt nhân mới. Điều này sẽ được đảm bảo bằng việc tận dụng quyền hành pháp với tình trạng “khẩn cấp về năng lượng” để đẩy nhanh sự hỗ trợ, qua đó giảm thiểu sự chậm trễ quan liêu. Ngoài ra, nguồn tài trợ và ưu đãi từ liên bang đang được chuyển hướng để hỗ trợ các dự án hạt nhân, với trọng tâm là sản xuất trong nước và đổi mới.
Động lực thị trường với nhu cầu ngày càng tăng

Lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ là giải pháp mà Mỹ hướng tới, cũng là công nghệ mà nhiều ông lớn Mỹ đang dầu tư
Trên thực tế, chích sách mà chính quyền Donald Trump đưa ra hoàn toàn phù hợp với xu hướng mà thị trường thể hiện. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn năng lượng ổn định, ít carbon—do các lĩnh vực như trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy, đã làm hồi sinh sự quan tâm đến năng lượng hạt nhân. Rất nhiều công ty công nghệ lớn như Microsoft, Google, Meta hay Amazon cũng đã đầu tư vào năng lượng hạt nhân từ trước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng liên quan đến hạ tầng cơ sở dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Thị trường uranium cũng chứng kiến sự tăng trưởng do vai trò quan trọng của nó trong việc cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng, với giá cả phục hồi sau nhiều năm trì trệ.
Một số thách thức cùng với hệ quả
Tuy nhiên, quá trình phục hưng này vẫn sẽ đối mặt với một số thách thức nhất định. Đầu tiên là tính khả thi về mặt kinh tế. Việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân mới đòi hỏi vốn lớn và thời gian dài. Nhiều dự án phải đối mặt với chi phí vượt mức và chậm trễ, điều này có thể làm nhiều nhà đầu tư ngại bỏ tiền vào. Ngoài ra, sẽ có nhiều nhà đầu tư tiếp cận những công nghệ chưa được chứng minh với thái độ thận trọng, dè chừng và ưu tiên các công ty có hồ sơ hoạt động đã được thiết lập hoặc dự án đã được phê duyệt.

Sự cố hạt nhân tại Three Miles Island vẫn để lại nỗi ám ảnh, lo lắng cho người dân về sự an toàn
Một thách thức khác là nhận thức của công chúng về vấn đề an toàn của điện hạt nhân. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong công nghệ liên quan đến lò phản ứng hạt nhân để đảm bảo an toàn, tuy nhiên sự hoài nghi của công chúng vẫn là một rào cản đối với việc áp dụng rộng rãi năng lượng hạt nhân, đặc biệt là sau những tai nạn như Fukushima hay Three Miles Island
Quảng cáo
Thách thức cuối cùng mà Mỹ sẽ phải đối mặt là sự cạnh tranh từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nga và Hàn quốc khi những nước đang tích cực mở rộng khả năng hạt nhân của họ và xuất khẩu công nghệ lò phản ứng.
Việc chính quyền Trump thúc đẩy phục hưng hạt nhân hoàn toàn phù hợp với mục tiêu rộng lớn hơn là tăng cường an ninh năng lượng, giảm phát thải carbon và thúc đẩy vị thế lãnh đạo công nghệ. Bằng cách ưu tiên SMRs và cải cách quy định, Hoa Kỳ đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ hạt nhân tiên tiến đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
Tuy nhiên, thành công sẽ phụ thuộc vào việc vượt qua những thách thức kinh tế, đảm bảo niềm tin của công chúng và điều hướng cạnh tranh địa chính trị trên thị trường hạt nhân toàn cầu. Nếu những trở ngại này được giải quyết hiệu quả, Hoa Kỳ có thể chứng kiến những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân trong những thập kỷ tới.
Nguồn: CNBC