Các nhà hoạch định chính sách nền kinh tế Mỹ đang dần trở nên lo lắng với tình hình của Intel ở thời điểm hiện tại, tới mức theo vài nguồn tin giấu tên của tờ tạp chí Semafor, các quan chức chính phủ Mỹ đang âm thầm bàn bạc về những khả năng có thể xảy ra, nếu Intel cần sự trợ giúp về mặt tài chính để tiếp tục vận hành, bên cạnh hàng tỷ USD đã cung cấp cho tập đoàn này dựa vào đạo luật CHIPS.
Mấy ngày trước, báo cáo tài chính dù thông báo khoản lỗ khổng lồ cả chục tỷ USD, nhưng doanh thu cải thiện so với quý II, và triển vọng doanh thu trong tương lai gần có phần khởi sắc hơn hồi đầu năm đã giúp Intel thoát khỏi áp lực từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên ở Washington, những lo ngại chưa được định hình cụ thể vẫn khiến các quan chức chính phủ nước này suy tính đến những giải pháp thay thế, trong trường hợp tình hình tài chính của Intel tiếp tục trở nên tồi tệ.
Những quan chức và các nhà lập pháp kể trên, theo nguồn tin của Semafor, bao gồm những quan chức cấp cao của bộ thương mại Mỹ, cùng những người như thượng nghị sĩ Mark Warner đã ngồi lại với nhau để bàn xem liệu rằng Intel có cần trợ giúp thêm nữa hay không.
Những nguồn tin giấu tên cho biết, những bàn thảo này về cơ bản chỉ mang giá trị phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên điều đó chứng minh rằng, trong mắt các quan chức chính phủ và các nhà lập pháp Mỹ, dù Intel có trầy trật và khó khăn cỡ nào, thì tập đoàn này vẫn giữ giá trị chiến lược cực kỳ quan trọng đối với mục tiêu tự chủ công nghệ của nước này, và không được phép để nó rơi vào rắc rối trầm trọng tới mức phá sản.
Mấy ngày trước, báo cáo tài chính dù thông báo khoản lỗ khổng lồ cả chục tỷ USD, nhưng doanh thu cải thiện so với quý II, và triển vọng doanh thu trong tương lai gần có phần khởi sắc hơn hồi đầu năm đã giúp Intel thoát khỏi áp lực từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên ở Washington, những lo ngại chưa được định hình cụ thể vẫn khiến các quan chức chính phủ nước này suy tính đến những giải pháp thay thế, trong trường hợp tình hình tài chính của Intel tiếp tục trở nên tồi tệ.
Những quan chức và các nhà lập pháp kể trên, theo nguồn tin của Semafor, bao gồm những quan chức cấp cao của bộ thương mại Mỹ, cùng những người như thượng nghị sĩ Mark Warner đã ngồi lại với nhau để bàn xem liệu rằng Intel có cần trợ giúp thêm nữa hay không.
Những nguồn tin giấu tên cho biết, những bàn thảo này về cơ bản chỉ mang giá trị phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên điều đó chứng minh rằng, trong mắt các quan chức chính phủ và các nhà lập pháp Mỹ, dù Intel có trầy trật và khó khăn cỡ nào, thì tập đoàn này vẫn giữ giá trị chiến lược cực kỳ quan trọng đối với mục tiêu tự chủ công nghệ của nước này, và không được phép để nó rơi vào rắc rối trầm trọng tới mức phá sản.
Khi công bố báo cáo tài chính quý III năm 2024, người phát ngôn của Intel cho biết: “Chúng tôi đã vạch ra một kế hoạch cụ thể và đang làm hết sức để thực hiện nó. Kết quả tài chính và kinh doanh ổn định trong quý III đã mô tả những bước tiến quan trọng khi thực hiện kế hoạch này. Intel là công ty Mỹ duy nhất thiết kế và sản xuất những chip xử lý cao cấp, và đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một hệ sinh thái bán dẫn cạnh tranh toàn cầu trên đất Mỹ.”
Một lựa chọn mà các nhà quản lý và lập pháp Mỹ đã bàn tới, là khả năng sáp nhập Intel với một tập đoàn khác. Họ đang tính đến chuyện để mảng thiết kế chip xử lý thương mại của Intel sáp nhập với một bên như AMD hay Marvell, và chính quyền Mỹ sẽ ủng hộ nước đi đó. Và cũng khá chắc Intel sẽ không được giải cứu như thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008, nơi những ngân hàng và tập đoàn ô tô được chính phủ Mỹ ra tay mua lại cổ phần một cách trực tiếp. Lý do là các nhà quản lý vẫn đang lo ngại việc tình hình kinh doanh của Intel sẽ khiến việc giải cứu trực tiếp chỉ dẫn tới thua lỗ về sau.
Như đã đề cập, theo đạo luật CHIPS kích thích tự chủ ngành gia công bán dẫn nói riêng và công nghệ nói chung trên đất Mỹ, Intel sẽ là tập đoàn nhận được khoản hỗ trợ lớn nhất. Tổng cộng, dự kiến Intel sẽ nhận được 8.5 tỷ USD tiền hỗ trợ và được vay 11 tỷ USD lãi suất thấp.
Vấn đề lại nằm ở chỗ, Intel chưa nhận được đồng nào từ khoản kích thích hỗ trợ theo đạo luật CHIPS, với lý do đến từ chính những lo ngại về tình hình kinh doanh và vận hành của tập đoàn này. Bloomberg trước đó đã đăng tải tin tức nói rằng Intel dè dặt trong việc chia sẻ những thông tin mà các quan chức bộ thương mại Mỹ cần. Đó là những người được giao nhiệm vụ đảm bảo Intel có kế hoạch phục hồi kinh doanh và lợi nhuận hợp lý và khả thi.
Tháng 8, Intel ngừng chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư để giữ lượng tiền mặt phục vụ vận hành, và tuyên bố sẽ cắt giảm 10 tỷ USD chi phí kinh doanh, trong đó bao gồm việc cắt giảm 15% tổng số nhân sự toàn cầu. Hiện tại trong danh sách S&P 500, chỉ có Walgreens là có giá cổ phiếu tệ hơn Intel mà thôi. Gần đây nhất, chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial Average cũng đã gỡ tên Intel, thay bằng Nvidia để đo lường sức khỏe nền kinh tế Mỹ.
Thứ 5 vừa rồi, dù thông báo khoản lỗ 16.6 tỷ USD, và tăng số việc làm bị thanh lọc lên khoảng 10%, tương đương 16,500 nhân viên, nhưng dự báo doanh thu quý IV cao hơn kỳ vọng của thị trường đã giúp giá cổ phiếu Intel tăng 6% vào sáng ngày thứ 6. CEO Pat Gelsinger vẫn khẳng định kế hoạch sản xuất thương mại chip xử lý trên tiến trình 18A vẫn sẽ diễn ra đúng như dự kiến, tức là vào năm 2025 tới.
Quảng cáo
Khác biệt giữa Intel với những cái tên nổi tiếng khác của ngành bán dẫn Mỹ như Nvidia, AMD hay Qualcomm, là họ tự nghiên cứu phát triển cả hai mảng, chip xử lý thương mại và quy trình gia công bán dẫn. Intel sở hữu fab của riêng họ thay vì gửi bản vẽ thiết kế và mask quang khắc bán dẫn sang Đài Loan để nhờ TSMC, hay sang Hàn Quốc để nhờ Samsung Foundry gia công.
Nhưng mình đã từng gửi tới anh em một bài viết tổng hợp những sai lầm trong quá khứ, đặc biệt trong số đó là lựa chọn ở lại với những cỗ máy quang khắc bước sóng DUV thay vì nâng cấp lên EUV như TSMC. Kể từ thời điểm ấy, mọi lợi thế của Intel biến mất, khi DUV không thể đáp ứng được yêu cầu mật độ transistor dày đặc của những tiến trình bán dẫn cao cấp nhất hiện giờ. Vậy là ba năm qua, Intel phải đổ tiền tấn để sửa chữa cho sai lầm này:
Intel: Chỉ cần đúng một quyết định sai, đánh rơi ngôi vương trong chưa đầy 10 năm
Hãy vào đề luôn. Gần 10 năm về trước, Intel, kẻ dẫn đầu thị trường gia công chip bán dẫn toàn cầu đã đưa ra một quyết định mang tính định mệnh đối với họ. Khi ấy có một công nghệ mới, gọi là in thạch bản EUV, extreme ultra violet…
tinhte.vn
Nếu Intel thành công với tiến trình 18A, thứ mà rất nhiều chuyên gia trong ngành nghi ngờ về tiềm năng, Intel sẽ trở lại vị thế song hành với TSMC, chí ít là về tiềm năng gia công bán dẫn với những tiến trình cao cấp nhất hiện nay. Dự kiến trong năm 2025, TSMC cũng sẽ bắt đầu gia công thương mại chip xử lý tiến trình 2nm.
Tháng trước, Amazon đã trở thành một trong số những khách hàng đầu tiên đặt hàng Intel gia công chip xử lý do họ tự thiết kế trên tiến trình 18A. Hôm thứ 5 tuần trước, CEO Gelsinger thì cho biết đã có thêm hai “công ty ngành điện toán” đã đồng ý sản xuất chip trên tiến trình này.
Người phát ngôn của bộ thương mại Mỹ cho biết: “Chúng tôi có niềm tin với tầm nhìn chung của Intel trong ngành sản xuất chip trên lãnh thổ Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với họ để đảm bảo khoản hỗ trợ, và sẽ cập nhật thông tin sau.”
Quảng cáo
Không thiếu những chuyên gia và nhà phân tích thị trường bán dẫn bày tỏ quan điểm bất ngờ khi Intel dẫn đầu thị trường chip xử lý lâu đến như vậy. Đồng ý là họ đã tự đặt ra luật lệ phát triển ngành với “định luật” do ngài Gordon Moore nghĩ ra, về mật độ transistor trên một die chip bán dẫn tăng gấp đôi sau khoảng 2 năm. Nhưng đó là thời điểm thập niên 1960. Tua nhanh hơn 60 năm sau, Intel vẫn đang nắm giữ gần 80% thị phần CPU toàn cầu.
Nhưng giống như rất nhiều những tập đoàn tồn tại lâu năm, Intel cũng gặp phải vấn đề không kịp đổi mới sáng tạo để cạnh tranh với những tập đoàn mới với bộ máy tinh gọn và có khả năng cạnh tranh cao. Họ cũng thất bại trong việc thay đổi để bắt kịp xu thế của ngành chip bán dẫn toàn cầu. Nói ngắn gọn, giống rất nhiều tập đoàn lâu đời khác, Intel cũng rơi vào tình trạng nan đề của người dẫn đầu, khi bộ máy quá lớn và thị phần dẫn đầu ngành, bỗng nhiên một tập đoàn không còn muốn tiếp tục đổi mới sáng tạo nữa.
Về phần chính quyền Mỹ, cũng là dễ hiểu khi họ chọn Intel, và nỗ lực hỗ trợ hay thậm chí là bàn tới những biện pháp giải cứu tập đoàn này, khi họ đang cố gắng biến Intel trở thành “lá cờ đầu” của những nỗ lực tự chủ bán dẫn trên lãnh thổ Mỹ. Một trong những cách đơn giản nhất là hỗ trợ những tập đoàn tư nhân để nước Mỹ tiếp tục cuộc chạy đua công nghệ với Trung Quốc.
Nhưng vấn đề mang tính dài hạn hơn, là có vẻ như chính phủ Mỹ đã quên mất cách dẫn đầu về sáng tạo trong những ngành nghề chủ chốt. Lấy ví dụ, có phần mỉa mai khi thứ đe dọa vị thế dẫn đầu ngành chip xử lý thương mại của Intel đến từ chính những chip kiến trúc ARM, hoặc chạy kiến trúc tập lệnh ARM.
Nó là một kiến trúc được dựa trên RISC, viết tắt của Reduced Instruction Set Computer. RISC được chính DARPA cấp vốn cho một nhóm các nhà khoa học máy tính tại trường đại học UC Berkeley phát triển từ thập niên 1970. Kết quả nó trở thành một trong những đột phá quan trọng nhất của ngành khoa học máy tính thời kỳ bấy giờ.
Rồi đến năm 1990, Apple và Acorn Computers hợp tác để thành lập ARM tại Cambridge, Anh Quốc. Tua nhanh tới thời điểm hiện tại, họ là đơn vị nghiên cứu phát triển bán dẫn quan trọng nhất hành tinh. Từ smartphone, xe hơi, hay thậm chí là cả máy tính cá nhân, luôn có khả năng hiện diện những con chip dựa trên kiến trúc tập lệnh do ARM phát triển và hoàn thiện.
Cơ chế mở của nền kinh tế Mỹ, thứ cho phép những sáng tạo của người Mỹ và các tập đoàn Mỹ cạnh tranh với những quốc gia khác sẽ chỉ có tác dụng trong trường hợp nước Mỹ liên tục đổi mới sáng tạo. Vấn đề nằm ở chỗ, ở thời điểm người dân nước này còn phân biệt lẫn nhau bằng việc ai bầu cho ứng cử viên tổng thống nào, tức là cộng đồng đang chia rẽ sâu sắc chỉ vì những vấn đề chính trị, câu hỏi được đặt ra là liệu nước Mỹ còn đủ khả năng tạo ra một Intel thứ hai, hay một kiến trúc RISC kế tiếp, hoặc đột phá hoàn toàn mới để cả ngành bán dẫn toàn cầu nhảy vọt hay không.
Tuần trước, cựu CEO Intel, Craig Barrett đã phản biện rằng, chia tách Intel, tách riêng mảng gia công bán dẫn và chip thương mại không phải là một ý tưởng hợp lý:
"Trước đây chúng ta đã thấy cảnh đó rồi. Nhiều năm trước, AMD khi đang gặp khó khăn đã phải tách rời mảng gia công bán dẫn để tạo ra GlobalFoundries. Khi ấy những nhà bình luận khen ngợi hướng đi này. Nhưng một thập kỷ sau, AMD sống ổn còn GlobalFoundries gần như chẳng có công nghệ hay bất kỳ thứ gì giúp họ trở nên khác biệt trong ngành gia công bán dẫn cả. Họ đơn thuần không có đủ kinh phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, dẫn tới việc bị giới hạn cả doanh số lẫn doanh thu, rồi dần dần bị tụt hậu so với những đơn vị dẫn đầu thị trường.
Thực tiễn kinh tế là, cần những khoản đầu tư khổng lồ để tiếp tục phát triển ngành bán dẫn theo định luật Moore. Trong ngành bán dẫn toàn cầu hiện tại, chỉ có ba công ty: Intel, Samsung và TSMC mới có đủ tiềm lực và doanh thu để tiếp tục cạnh tranh vị thế dẫn đầu về mặt công nghệ. Nếu tách Intel, mảng gia công bán dẫn có thể sẽ thất bại vì giảm kinh phí nghiên cứu phát triển, kết hợp với những thực tế phức tạp của việc chia tách một tập đoàn khổng lồ giữa thời điểm nó đang trải qua kế hoạch hồi phục kinh doanh kéo dài nhiều năm.
Intel đang trên tiến trình hoàn thành việc nghiên cứu công nghệ bán dẫn với tốc độ chưa từng có để bắt kịp với TSMC. Nhiều công nghệ đang giúp Intel giành lại vị thế dẫn đầu ngành như gia công bán dẫn NA EUV, hay thiết kế chip backside power delivery. Đồng ý là vẫn còn rất nhiều việc Intel phải làm, nhưng đó là khởi đầu tốt, và họ sẽ phải tiếp tục."
Quan điểm của những nhà quan sát hiện tại là, tình trạng của Intel có thể buộc Washington phải lựa chọn giữa hai ưu tiên về ý thức hệ: Một là thúc đẩy những cái tên đầu ngành, và hai là ngăn chặn sự hình thành và hợp nhất của các công ty để tạo ra những gã khổng lồ độc quyền thị trường. Logic mà nói, không bao giờ có chuyện một nhà quản lý thị trường chấp nhận Intel sáp nhập với bất kỳ tập đoàn tiềm năng nào trên quan điểm chống độc quyền.
Nhưng đôi khi tình hình khẩn thiết và cấp bách tới mức, chính quyền Mỹ thực hiện những biện pháp giải cứu khẩn cấp như cách ngân hàng First Republic được JPMorgan giải cứu vào năm ngoái. Thành ra, việc lựa chọn giữa một trong hai ưu tiên trên đây sẽ là cuộc chiến giữa hai vị bộ trưởng: Gina Raimondo, bộ trưởng thương mại và Lina Khan, chủ tịch ủy ban thương mại liên bang.
Theo Semafor