Vài ngày gần đây, kể từ hôm 27/7 khi game chính thức ra mắt, mình chủ yếu chỉ chơi trò này cùng anh em bạn bè giữa lúc đang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Trò này hiện tại đang bán trên Steam với giá 188 nghìn Đồng, và có cả bản trên PS4 và PS5, nhưng không cho phép chơi cross play giữa hai nền tảng, nên khuyến cáo là anh em cứ mua bản trên Steam chơi cùng bạn bè cho vui:
https://store.steampowered.com/app/858820/Tribes_of_Midgard/
Điểm sáng nhất của Tribes of Midgard là sự đơn giản trong lối chơi. Không như những game nhập vai sinh tồn khác, anh em sẽ không phải lo chuyện giữ cho nhân vật của mình khỏe mạnh và ăn uống đầy đủ. Hai chỉ số duy nhất anh em cần chú ý là sức mạnh của nhân vật, dựa vào vũ khí hoặc giáp, và nhiệt độ. Bản đồ của game có những khu vực chia theo “lực chiến”, tức là con số cơ bản để khi bước chân vào những vùng này, anh em có thể đánh quái một cách thoải mái. Tương tự, những vùng đất cũng có nhiệt độ chênh lệch khác nhau, đòi hỏi anh em phải chế những bộ quần áo trang bị để “chịu được nhiệt”. Đó là hai chỉ số duy nhất anh em cần quan tâm nếu xét riêng về từng nhân vật trong mỗi màn chơi.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/08/5578515_Tinhte_ToM7.jpg)
Nhưng Tribes of Midgard có chiều sâu ở điểm khác. Vẫn là những ý tưởng gameplay xoay quanh việc đánh quái, thu thập tài nguyên ở quy mô lớn, với những dạng tài nguyên từ cơ bản đến nâng cao trải dài khắp bản đồ, nhưng tựa game này biết cách lồng ghép cốt truyện có phần đơn giản vào để khiến anh em gắn bó với mỗi trận đấu chỉ kéo dài vài tiếng, chứ không phải vài ngày như nhiều game sinh tồn khác.
https://store.steampowered.com/app/858820/Tribes_of_Midgard/
Điểm sáng nhất của Tribes of Midgard là sự đơn giản trong lối chơi. Không như những game nhập vai sinh tồn khác, anh em sẽ không phải lo chuyện giữ cho nhân vật của mình khỏe mạnh và ăn uống đầy đủ. Hai chỉ số duy nhất anh em cần chú ý là sức mạnh của nhân vật, dựa vào vũ khí hoặc giáp, và nhiệt độ. Bản đồ của game có những khu vực chia theo “lực chiến”, tức là con số cơ bản để khi bước chân vào những vùng này, anh em có thể đánh quái một cách thoải mái. Tương tự, những vùng đất cũng có nhiệt độ chênh lệch khác nhau, đòi hỏi anh em phải chế những bộ quần áo trang bị để “chịu được nhiệt”. Đó là hai chỉ số duy nhất anh em cần quan tâm nếu xét riêng về từng nhân vật trong mỗi màn chơi.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/08/5578515_Tinhte_ToM7.jpg)
Nhưng Tribes of Midgard có chiều sâu ở điểm khác. Vẫn là những ý tưởng gameplay xoay quanh việc đánh quái, thu thập tài nguyên ở quy mô lớn, với những dạng tài nguyên từ cơ bản đến nâng cao trải dài khắp bản đồ, nhưng tựa game này biết cách lồng ghép cốt truyện có phần đơn giản vào để khiến anh em gắn bó với mỗi trận đấu chỉ kéo dài vài tiếng, chứ không phải vài ngày như nhiều game sinh tồn khác.
Quảng cáo
Ở chính giữa ngôi làng Viking trong mỗi trận là “cây thế giới” Yggdrasil. Nhiệm vụ của anh em là bảo vệ cái cây này khỏi 4 jötunn, những người khổng lồ đến phá hoại. Ban đêm, những quái vật từ thế giới bên kia, helthing, sẽ xuất hiện với nhiệm vụ tương tự. Còn ban ngày, anh em được tự do đi tìm những tài nguyên, đi đánh quái, đi chinh phục những camp quái để kiếm đồ, đi khám phá bản đồ. Bản thân quá trình này cũng rất liên quan tới mục tiêu cuối cùng của chế độ chơi cốt truyện, gọi là Saga Mode, đó là đi tìm chú chó sói Fenrir, giải thoát cho chú bằng cách… đánh trùm, từ đó ngăn chặn ngày tận thế Ragnarok xảy ra sau khi “mùa đông vĩnh cửu” Fimbulwinter kết thúc.

Đó là mục chơi Saga Mode. Còn với mục chơi Survival Mode, anh em sẽ cùng nhau tồn tại càng lâu càng tốt trong thế giới có thể tùy chỉnh nhiều thông số để tăng hoặc giảm độ khó, nhưng mục tiêu vẫn giống hệt, đó là giữ cho cây thần Yggdrasil không bị phá hủy.
Và ở trung tâm của hệ thống gameplay như đã mô tả kể trên, Tribes of Midgard thật sự tập trung rất nhiều vào cơ chế chơi multiplayer với tối đa 10 anh em cùng tham gia một trận đấu. Bản thân trò chơi này không được tạo ra chỉ để thưởng thức một mình. Lý do là khi anh em chơi một mình, anh em sẽ sớm bị ngợp bởi quá nhiều thứ phải tập trung tìm kiếm và chế tạo, trang bị, dẫn đến việc khó có thể hoàn thành màn chơi trước khi Fimbulwinter đến, nơi quái vật helthing xuất hiện liên tục.

Những điều phải tập trung đó bao gồm nâng cấp cho ngôi làng, xây cổng, xây hệ thống phòng thủ (tương đối hữu hiệu với những helthing vào ban đêm), rồi đi tìm đủ tài nguyên ở từng vùng để tạo ra vũ khí, trang bị theo từng yếu tố, ví dụ như băng, lửa, điện,… để đánh jotunn và Fenrir hiệu quả nhất. Đấy là chưa kể đến việc để chạm được đến Fenrir, anh em còn phải làm những nhiệm vụ phụ trong mỗi màn chơi để có tài nguyên mở cánh cổng dẫn đến hang động giam giữ Fenrir nữa. Chỉ một người làm hết những điều này đôi khi khá mệt mỏi.
Nhưng khi có 10 người, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và vui vẻ hơn nhiều. Đồng ý một điều, số người chơi trong một trận đấu càng đông, thì quy mô bản đồ và sức mạnh của quái trong game sẽ nhân lên tương ứng. Tuy nhiên khi có sức mạnh của tập thể, anh em sẽ có thể chia việc: Người đi mở map, người đi thu thập tài nguyên, người dùng bộ trang bị lửa, người dùng bộ trang bị băng, v.v… Và thậm chí về đêm, anh em cũng có thể chia người để tiếp tục đi khám phá cho hết map hoặc ở nhà phòng thủ, chống lại helthing để bảo vệ Yggdrasil.

Quảng cáo
Điều hay nhất của game là, khi bỏ hết tài nguyên đã thu thập được vào hòm chung ở làng, thì tất cả mọi người đều sẽ được dùng chúng để craft đồ. Điều đó dẫn đến sự cần thiết của công cụ trao đổi trong game, từ voice chat đến text chat, để mọi người cùng đóng góp và sử dụng tài nguyên, để chia việc sao cho game chơi vui nhất.
Và Tribes of Midgard thực sự trở nên khác biệt khi anh em mở được đủ 8 lớp nhân vật trong game để chọn lựa, tạo ra team 10 người cân bằng hoàn hảo nhất:
- Ranger và Warrior: Hai class cơ bản của game, một tập trung đánh tầm xa, class còn lại đánh tầm gần, với những kỹ năng tập trung vào sức mạnh của từng đòn đánh.
- Hunter: Chuyên gia đặt bẫy, với bộ skill rất hợp để đi mở bản đồ và thu gom tài nguyên.
- Guardian: Tập trung vào vai trò tanker cho team, với bộ kỹ năng hút địch và tăng phòng thủ.
- Sentinel: “Tank cứng”, với những skill rất mạnh với chiếc khiên.
- Berserker: Chuyên gia càn quét tầm gần với những skill AoE dẹp địch vừa nhanh vừa khỏe.
- Seer: Support và mở bản đồ với kỹ năng hồi máu cũng như chống nóng chống lạnh rất hiệu quả.
- Warden: “Đại phú hộ” của team, với kỹ năng “mua rẻ bán đắt”, craft đồ tốn ít tài nguyên hơn và di chuyển tự do hơn những lớp nhân vật khác.
Cũng phải nhắc lại, kỹ năng của mỗi nhân vật cũng phụ thuộc vào trang bị của họ thuộc hệ gì, với những kỹ năng đính kèm với vũ khí, còn chỉ số nhân vật chỉ giúp tăng sức mạnh của hệ đó mà thôi.

Ở một khía cạnh công bằng, thì Tribes of Midgard có phần trái ngược hơn so với Don't Starve. Với Don't Starve, càng chơi thì game càng dễ vì anh em đã đủ trang bị cho cả ngôi làng lẫn cho bản thân, còn với Tribes of Midgard thì càng chơi càng khó, vì mùa đông đến là lúc quái vật xuất hiện không hồi kết, lượng Soul, đơn vị tiền tệ của game càng lúc càng cạn kiệt, đồ thì phải sửa, ấy là chưa kể nếu lỡ để nhân vật chết, thì anh em sẽ mất hết lượng Soul vô cùng quý giá để nâng cấp làng, hay để sửa vũ khí hoặc mua những vật phẩm craft đồ ở vị trí của những Sorcerer.
Ở trung tâm của trò chơi, Tribes of Midgard giống Roguelike hơn là game sinh tồn, khi anh em chỉ có 1 cơ hội duy nhất để bảo vệ cây Yggdrasil, cây bị phá là game over luôn. Nhưng bù lại, những khía cạnh khác của trò chơi đủ đơn giản để mọi người cùng tiếp cận, chơi không bị mệt, mà trái lại rất vui vẻ và thư giãn. Và cốt truyện của game sẽ mở rộng và được nâng cấp liên tục, nên anh em không sợ phá đảo xong, gửi được Fenrir về thế giới bên kia, game sẽ trở nên chóng chán.
Quảng cáo




