Chúng ta có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi hình ảnh như thế nào?

blueJune
1/5/2020 12:10Phản hồi: 105
Chúng ta có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi hình ảnh như thế nào?
Hai nhiếp ảnh gia người Đan Mạch đã chụp từng khung cảnh bằng hai góc nhìn khác nhau - sử dụng ống kính góc rộngống kính tele để cho chúng ta thấy hình ảnh có thể dễ dàng bị thao túng và đánh lừa người xem như thế nào. Mọi sự thực có lẽ đều mang tính chủ quan theo một cách nào đó. Mời anh em xem một vài so sánh ảnh dưới đây do Ólafur Steinar Gestsson và Philip Davali thực hiện trong khoảng thời gian khủng hoảng bởi đại dịch COVID-19, khi giãn cách xã hội đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hai nhiếp ảnh gia đã thực hiện thí nghiệm này cho một agency về ảnh tên là Ritzau Scanpix tại Copenhagen. Họ chụp những người đang trò chuyện, thư giãn ở các địa điểm công cộng.

Ảnh chụp từ ống kính tele
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7be6a92a7__700.jpg

Ảnh chụp từ ống kính góc rộng
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7be872653__700.jpg

Tổng biên tập của agency, Kristian Djurhuus cho biết: "Sự gần gũi giữa mọi người đang được đem ra tranh luận rất nhiều ở Đan Mạch trong suốt những tuần qua. Những nhà chức trách thường xuyên nhắc tới những bức ảnh mà trong đó, cộng đồng có vẻ như không tuân thủ, làm theo những hướng dẫn chung."


Ảnh chụp từ ống kính tele
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bea1de4f__700.jpg

Ảnh chụp từ ống kính góc rộng
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7beb99743__700.jpg

"Là một hãng tin ảnh quốc gia cung cấp những hình ảnh trực quan về đại dịch virus corona, chúng tôi nhận thấy rằng những đóng góp của mình có thể bị hiểu sai." Những tình huống như thế này đã đem đến một cách nhìn khác về các yếu tố kĩ thuật căn bản như việc chọn góc và phối cảnh chụp. "Những lựa chọn về kĩ thuật chưa bao giờ là một vấn đề gây tranh cãi trong lịch sử nhiếp ảnh." Kristian giải thích.

Ảnh chụp từ ống kính tele
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bf6649aa__700.jpg

Và vì việc đọc hiểu sai trong nhiếp ảnh hoàn toàn mới, Kristian thấy được lý do tại sao chúng có thể bị sử dụng với mục đích xấu. Và đây là điều mà chúng ta cần phải nhận thức được. "Là một nhà sản xuất hình ảnh, chúng tôi có trách nhiệm phải cho mọi người biết rằng trong một vài trường hợp, những bức ảnh cho thấy khoảng cách giữa các vật thể thật ra không như mọi người vẫn nghĩ." Kristian cho rằng giải pháp phù hợp trong trường hợp này là nên ghi rõ các tình tiết trong phần chú thích để người xem không bị hiểu sai.

Ảnh chụp từ ống kính góc rộng
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bf44ae5a__700.jpg

Ống kính góc rộng cho ra hình ảnh tương tự với cách chúng ta nhìn. Ólafur Steinar Gestsson giải thích với một website địa phương ở Đan Mạch: "Ống kính này chụp những bức ảnh rộng. Là một nhiếp ảnh gia, bạn sẽ sử dụng nó khi bạn đứng gần với chủ thể bạn cần chụp."

Quảng cáo


Trong khi đó, ống kính tele là loại ống kính dài, dùng để chụp các buổi họp báo, các trận bóng đá, và bất cứ tình huống nào mà chủ thể ở xa. "Nó giúp bạn tiếp cận gần hơn với những gì bạn chụp và theo một cách nào đó, nó sẽ kéo các chủ thể lại gần nhau." Nhiếp ảnh gia cho biết.

Ólafur nói rằng người xem cần biết loại thiết bị và ống kính mà nhiếp ảnh gia sử dụng để chụp một tấm ảnh. "Nếu có dòng miêu tả ở phần chú thích cho biết bức ảnh được chụp như thế nào, người biên tập ảnh có quyền tự do chọn tấm phù hợp. Và nhiếp ảnh gia phải ý thức rõ việc mình đang làm, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng vì dịch như hiện tại."

Ảnh chụp từ ống kính tele
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bf0e8208__700.jpg

Ảnh chụp từ ống kính góc rộng
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bf29ae01__700.jpg

Ảnh chụp từ ống kính tele
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bed4f294__700.jpg

Quảng cáo



Ảnh chụp từ ống kính góc rộng
different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bef33ab7__700.jpg
Theo boredpanda
105 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hoangyuean
ĐẠI BÀNG
4 năm
Chụp ảnh kỷ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chụp ảnh kỷ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận là 1 dịch vụ của Tuong Lam Photos triển khai được rất nhiều các bạn trẻ yêu mến. Tuong Lam Photos hướng đến những concept trẻ trung đặc trưng của tuổi học trò bên cạnh những phong cách độc lạ khác nhau.

Đặc điểm nổi bật khi chụp ảnh kỷ yếu tại Tuong Lam Photos
Tuong Lam Photos có nhiều đặc điểm nổi bật mà bạn nên lựa chọn cho album kỷ yếu của mình. Êkip nhiều năm kinh nghiệm. Có stylist riêng hương dẫn các bạn tạo dáng, phụ kiện đầy đủ. Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Tuong Lam Photos có nhiều gói chụp trọn gói để bạn lựa chọn. Không phát sinh chi phí. Giúp tiết kiệm chi phí cho học sinh.
Tuong Lam Photos có hệ thống trang thiết bị hiện đại cả trên mặt đất và trên không (drone, flycam). Phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình. Kỹ thuật viên Photoshop giàu kinh nghiệm.
Có gói chụp tặng kèm quay video clip được thực hiện bằng drone (flycam). Đạo diễn viết kịch bản chuyên nghiệp.
Chấp nhận đi xa khi có yêu cầu như Vũng Tàu, Madagui, Đà Lạt…


https://www.tuonglamphotos.com/2020/05/12/chup-anh-ky-yeu-tai-thanh-pho-ho-chi-minh/
Cũng vì thế này mà có chuyện Trung Tướng Phạm Xuân Thệ đi bộ dẫn giải TT Dương Văn Minh đi bộ (ra Đài Phát Thanh), mà thế giới cho rằng TT đã đi bộ ra. Nhưng thực tế ở góc khác TT lại được chở bằng xe ra ĐPT.
quang_35
TÍCH CỰC
4 năm
@angel2706 Chuẩn rồi, một nửa sự thật thì không là sự thật
quang_35
TÍCH CỰC
4 năm
@N2X Ah hiểu 😁😁😁. Báo mang tính định hướng quá
@N2X Chuẩn bạn
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
@N2X tình huống đó gọi là crop frame, cắt gọt bớt sự thật đi...sau khi cắt gọt thì chuyển tải đến người nhìn là đã cho cảm nhận khác rồi....!
Trong chiến tranh chứng minh thực tế này nhiều nhất
dntphuc
TÍCH CỰC
4 năm
Dù sao thì ống kính tele cũng khiến mông của cô gái kia trở nên rõ ràng và gần gũi hơn bao giờ hết.
5006496_different-perspective-telephoto-lens-vs-wide-angle-philip-davali-5eaa7bf6649aa__700.jpg
quang_35
TÍCH CỰC
4 năm
@dntphuc Quá hay
dovuhai
TÍCH CỰC
4 năm
@dntphuc Hai quả này chuẩn
@dntphuc thiếu niên dâm tiện bà nội ghẹo ông ngoại 😆
@dntphuc Đẹp mà vừa vặn quá 😍
Arceusmb
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lens Perspective
HMToon
CAO CẤP
4 năm
Cũng bình thường mà! Đây chính là cách tôi có thể hun 1 cô gái mà cô ấy không biết!!!!
Chúng ta còn bị đánh lừa bởi "360°, Wutacam, Snow, Soda...
ngcaominh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hay, nghệ thuật
Hiệu ứng tiêu cự
Loài báo sẽ cho chúng ta thấy những gì họ muốn chúng ta thấy
Db0JulxWsAISALr.jpg
x.dung
TÍCH CỰC
4 năm
@illusion N fiction ví dụ kinh điển quá
Nói tóm lại là ko tin đc tuyệt đối cái gì mà nên phải có phân tích đa chiều
@HpDellIBM Chính xác và đầy đủ!
@HpDellIBM Như lịch sử chẳng hạn 😁
Khiemauto
TÍCH CỰC
4 năm
@HpDellIBM Huy động hệ thống 2000 tờ báo lớn nhỏ là đa chiều ngay 😃 Con cá phải thoát ra khỏi nước mới biết chỗ ko có nước, con ếch phải chui ra miệng giếng mới biết bầu trời bao la.
crystal blue
ĐẠI BÀNG
4 năm
thế nên đọc các bài viết hãy chỉ tin 50% thôi 😁
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
@crystal blue tin hay không không quan trọng...quan trọng là biết lắng nghe, nhìn nhận từ nhiều góc độ.
mrkelldy_9z
ĐẠI BÀNG
4 năm
thủ thuật này nhà báo hay xài để giật tít nè
ant0135
ĐẠI BÀNG
4 năm
@mrkelldy_9z "Loài báo" chứ 😄
Apkno1
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hay nhỉ!
Perspective. Cũng không cần chứng minh bằng những minh họa rắc rối. Hai người đứng rồi diện nhau nhìn số 6 (9) thì hẳn nhiên mỗi người sẽ có một đáp án khác nhau ;) Perspective cũng đúng luôn cả suy nghĩ và cảm nhận chứ không đơn thuần là thứ hữu hình trong không gian đa chiều.
@Chưa tinh tế ! 😆, cái ví dụ số 6 và 9 nó nhảm nhí lắm bác. Vì trong trường hợp đó, rõ ràng sẽ có một người đúng và một người sai. Cái sai nặng nhất là không suy nghĩ theo kiến thức phổ thông và ko chịu nhìn theo hướng khác khi phát biểu.
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
@Chưa tinh tế ! nên là cần có luật, qui tắc, nghị định.....để giới hạn cái sự tưởng tượng của con người nếu không xã hội sẽ loạn....
@HangAnh=^^= Vãi cả người đúng người sai.
@Chưa tinh tế ! Haha, bác cứ nghĩ đi. Con số có tự nhiên xuất hiện ko, hay là nó đi theo dãy số của nó. Ví dụ như trong bãi xe được đánh số đi, sẽ có thằng đúng và một thằng khùng cố nói mình đúng =)). Nên e mới nói cái ví dụ đó nhảm nhí.
Nó khác cả góc chụp chứ đâu chỉ riêng ống kính đâu, ống tele chụp ở vị trí như ống rộng cũng ko ra được như trong hình.
nathai
TÍCH CỰC
4 năm
@vitaminSea Vấn đề là đọc xong bài người đọc sẽ bị ấn tượng là chụp từ 2 ống kính khác nhau sẽ cho ra 2 bức ảnh khác hoàn toàn 180 độ. Nhưng thực ra khác nhau chủ yếu ở góc chụp
nathai
TÍCH CỰC
4 năm
@linkking Tất cả chú thích ở hình minh hoạ đều chỉ nói đến ống kính, không nhắc đến góc nhìn. Và từ góc nhìn chỉ xuất hiện 1 lần trong bài. Như vậy đủ hiểu tác giả muốn truyền tải điều gì chứ?
binh95
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dasklney Đồng ý với bạn, xem giữa hình 1 và 2 thì thấy góc chụp và bố cục khác nhau.
Hình 1 không có cô mặc đồ đen + áo khoác xám đậm + giày trắng nên hàng người còn thưa, qua hình 2 thì cô ấy chen vào nên hàng phải người dồn lại một tí. Thế mà bảo do góc ống kính khác nhau thì ta sẽ thấy 2 hình ảnh khác nhau.
"Chúng ta có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi hình ảnh như thế nào?" Hình ảnh khác nhau thật sự chứ có phải không có điểm khác đâu mà bị đánh lừa?
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối
q1-5397-1496290814.jpg
@Scorpius DLord =)))
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
@Scorpius DLord Sự thật là thứ có thể khắc chế con người. Con người không sợ gì hết ngoài sự thật !
Quan trọng là góc
lens góc rộng còn kéo giãn khoảng cách ra xa so với thực tế nữa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019