Model O của Glorious là một trong số những mẫu chuột chơi game không dây ăn khách nhất trên thị trường trong vài năm trở lại đây. Những yếu tố từ cảm biến cao cấp, trọng lượng nhẹ nhờ thân chuột đục lỗ, và quan trọng hơn cả là mức giá dễ chịu hơn rất nhiều sản phẩm cùng phân khúc. Bên cạnh Model O, Glorious giờ còn có cả Model D, chuột công thái học cho người thuận tay phải, và Model I, sản phẩm cao cấp hơn, với nhiều nút hơn cho anh em tùy chỉnh, nhắm tới phân khúc chuột chơi game phổ quát, phù hợp với mọi thể loại từ nhập vai cho tới MMO…
Model I2 vừa ra mắt vẫn tiếp tục là một chú chuột chơi game rất đáng sở hữu ở tầm giá dưới 3 triệu Đồng. Những gì mà Model I 2 Wireless thể hiện vẫn chứng tỏ Glorious là một trong những cái tên tạo ra được khác biệt trên thị trường, nhất là khi ở phân khúc của Model I 2 Wireless, chúng ta đang có hai trong số những mẫu chuột gaming cao cấp nhất, Razer Basilisk V3 Pro và Logitech G502 X Plus.
Ở thế hệ cũ, cảm biến BAMF được Glorious phát triển dựa trên cảm biến PAW 3370. Còn ở đời mới, cảm biến BAMF 2.0, với tốc độ tối đa 26.000 DPI, có hỗ trợ Motion Sync, đồng bộ con trỏ chuột trên máy tính với thao tác di chuột và tín hiệu gửi về máy tính. Có vẻ như cảm biến mới này dựa trên PAW 3395 mới nhất của PixArt.

Model I2 vừa ra mắt vẫn tiếp tục là một chú chuột chơi game rất đáng sở hữu ở tầm giá dưới 3 triệu Đồng. Những gì mà Model I 2 Wireless thể hiện vẫn chứng tỏ Glorious là một trong những cái tên tạo ra được khác biệt trên thị trường, nhất là khi ở phân khúc của Model I 2 Wireless, chúng ta đang có hai trong số những mẫu chuột gaming cao cấp nhất, Razer Basilisk V3 Pro và Logitech G502 X Plus.
Ở thế hệ cũ, cảm biến BAMF được Glorious phát triển dựa trên cảm biến PAW 3370. Còn ở đời mới, cảm biến BAMF 2.0, với tốc độ tối đa 26.000 DPI, có hỗ trợ Motion Sync, đồng bộ con trỏ chuột trên máy tính với thao tác di chuột và tín hiệu gửi về máy tính. Có vẻ như cảm biến mới này dựa trên PAW 3395 mới nhất của PixArt.

Ở một khía cạnh khác, thứ mà G502 X Plus không có, mà Model I 2 Wireless có chính là kết nối Bluetooth chuẩn 5.2 Low Energy. Nhờ đó, anh em có thể thoải mái kết nối chú chuột này với những thiết bị như iPad hay MacBook, những món đồ không có cổng USB Type A để cắm dongle 2.4 GHz. Đây chính là một trong số hai khía cạnh khiến mình coi Model I2 là một trong những mẫu chuột phục vụ tốt gần như mọi nhu cầu của người dùng. Và cũng nhờ ứng dụng chuẩn Bluetooth 5.2 LE, nên thời lượng pin tối đa của Model I 2 nếu anh em tắt đèn RGB, theo quảng cáo của hãng, có thể lên tới 210 giờ đồng hồ.

Còn với kết nối cơ bản để anh em dùng Model I 2 chơi game, dongle USB Type A kết nối thông qua công nghệ 2.4 GHz, thời lượng pin tối đa là 110 tiếng. So với con số 210 tiếng khi kết nối Bluetooth thì chỉ bằng một nửa, những vẫn là một con số đáng nể so với những sản phẩm đang có trên thị trường hiện giờ, cạnh tranh nhau với thời lượng pin dao động từ 70 đến 90 tiếng liên tục. Bản chất kết nối 2.4 GHz giờ vẫn là lựa chọn vàng cho anh em chơi điện tử, muốn chú chuột gửi tín hiệu cảm biến và nút bấm chính xác và độ trễ thấp nhất.
Con số này, đương nhiên, không tính nguồn năng lượng cần thiết mà cục pin phải cấp cho dàn đèn RGB bên trong thân chuột đục lỗ, và ở hai bên sườn chú chuột. Có đèn vào, thời lượng pin vẫn ổn, cỡ 1 tuần mình sạc một lần, nhưng chắc chắn không thể so sánh được con số tối đa mà Glorious quảng cáo.

Khác hẳn so với Model D, cũng thiết kế thuận tay phải nhưng hướng tới nhu cầu chơi game mang tính đối kháng trực tuyến cao, với đường nét ôm bàn tay phải nhất có thể, Model I, và Model I 2 Wireless đặt sự thoải mái của đôi tay lên hàng đầu. Phần khoét bên sườn trái chuột kéo dài ra khá xa, tạo ra nguyên một chỗ để nghỉ ngón cái của anh em. Rất nhiều chú chuột công thái học ứng dụng thiết kế như thế này, từ chuột game như Razer Basilisk cho tới chuột phục vụ công việc như MX Master 3S.
Bản thân chỗ nghỉ cho ngón tay cái này cũng là chi tiết giúp anh em không bấm nhầm 4 nút phụ ở cạnh chuột. Sở dĩ nói Model I 2 Wireless phù hợp với gần như mọi thể loại game, là nhờ 4 cái nút phụ này. Mặc định thì ba nút thẳng hàng lần lượt được gán lệnh Home, Forward và Back, cho anh em lướt web. Rồi nút ở dưới nhấn giữ thì là DPI Shift, chỉnh nhanh một mức DPI thấp hơn con số mà chuột đang vận hành.

Quảng cáo
Ngày xưa thì DPI Shift, khởi đầu với những chú chuột của Madcatz, được quảng cáo là một tính năng cho phép ngắm bắn chính xác hơn nhờ tốc độ chuột giảm đi, kéo tâm về vị trí địch chính xác hơn. Nhưng thật ra thì chẳng mấy ai dùng tính năng ấy cả, nhất là khi những pha xử lý thường chỉ diễn ra trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ. Ấn DPI Shift vừa mất thời gian quý báu, vừa làm sai lệch thói quen vẩy chuột.

Nhưng sau này thì DPI Shift vẫn hiện diện vì nó tìm được những mục đích sử dụng thực sự hữu ích hơn. Nếu là chơi game, thì dùng DPI Shift lúc xây nhà trong vài game chiến thuật và mô phỏng, dàn hàng ngang những công trình đều hơn rất nhiều. Còn nếu là làm việc, chỉnh DPI Shift để giảm tốc độ là thứ cực kỳ có giá trị lúc ngồi kéo Lightroom, lúc căn chỉnh hình trong Photoshop, hay vài việc khác dùng tới thanh kéo trong các phần mềm. Nhờ cái nút này mà tốc độ chuột bình thường vẫn đủ nhanh để không ảnh hưởng tới cổ tay anh em, lại vừa có độ chính xác cần thiết.
Mở phần mềm Glorious Core, ứng dụng quản lý mọi thiết bị gaming gear của hãng, cả bốn nút phụ bên cạnh trái chú chuột đều cho phép anh em thay đổi. Chẳng hạn chơi Valorant, một nhân vật có 4 kỹ năng, gán vào 4 nút là khỏi phải nghĩ đến việc ấn mấy nút Q, E, C và X trong khi phải nhấp nhả WASD để di chuyển. Hay nếu mua chú chuột này về vừa giải trí vừa phục vụ công việc, anh em cũng có thể gán những cụm phím tắt hay dùng cho tiện.

Rồi kế đến là cảm giác cầm nắm, thứ tạo ra trải nghiệm sử dụng rất thoải mái của Model I 2. Thiết kế thân chuột to, nếu chơi game thì rất hợp với anh em có bàn tay to, cầm nắm vừa vặn. Nhưng cùng lúc, những đường cong của Model I 2 Wireless được tạo ra để uốn theo bàn tay người dùng. Nếu chơi game không quá căng thẳng, chú chuột này trong tay cảm giác rất thoải mái. Nhưng nếu đang ở trong những tình huống đối đầu nghẹt thở, thì kích thước chú chuột dễ làm phần lớn người dùng bị ngợp, cầm chuột không chắc, dẫn đến thua cuộc.
Quảng cáo
Nhưng khi chơi game offline chậm rãi nhẹ nhàng, hay ngồi làm việc, thì cả trọng lượng khoảng 75 gram, lớp phủ nhám rất bám tay, lẫn thiết kế của Model I 2, tay nhỏ tay to cầm đều thấy rất ổn.

Hơi đáng tiếc ở một chỗ, mọi món đồ mình từng dùng thử và sở hữu từ Glorious đều gặp một vấn đề. Model I 2 cũng không khác biệt. Đấy chính là chất lượng hoàn thiện. Ở mức giá gần 3 triệu Đồng, anh em sẽ muốn sở hữu một món đồ chơi hoàn hảo ở mọi góc cạnh. Nhưng có vẻ như những vấn đề liên quan tới chất lượng thành phẩm của từng chú chuột, từng món gaming gear từ Glorious vẫn tồn tại. Có những vị trí, đường nét của chú chuột không hề được trau chuốt như cái khe hở của từng miếng nhựa ghép lại với nhau thành thân chuột. Đương nhiên cố soi thì mới thấy, vì những chi tiết khác như dàn đèn RGB hay những cái lỗ đục trên thân chuột đủ sức kéo ánh nhìn ra chỗ khác.

Suy cho cùng, Model I 2 Wireless làm được mọi thứ giống như những mẫu chuột khác đắt tiền hơn. Đó đã, đang và luôn là lợi thế cạnh tranh của Glorious, tạo ra những sản phẩm ở mức giá thấp hơn, nhưng không thua kém quá xa so với những sản phẩm khác.

Và với thiết kế, thời lượng pin, những giải pháp kết nối, hay chính bản thân trọng lượng, Model I 2 vẫn cứ xứng đáng nằm trong danh sách những mẫu chuột công thái học đáng mua, bất chấp vài nhược điểm nho nhỏ, như cổng USB-C hình thù kỳ dị, dùng cáp khác không sạc được, và như mình đã đề cập, là chất lượng hoàn thiện không đồng đều cho một sản phẩm ở tầm cao cấp.
https://tinhte.vn/thread/glorious-model-o-pro-phai-danh-doi-nhung-gi-de-chuot-vua-nhe-vua-hop-tui-tien.3643067/

Glorious Model O Pro: Phải đánh đổi những gì để chuột vừa nhẹ vừa hợp túi tiền?
Là một sản phẩm của dự án Glorious Forge, giống hai mẫu chuột gaming khác là Model D Pro và Series One Pro, Model O Pro là kết quả của việc tổng hợp ý kiến cộng đồng gamer về những khía cạnh của một chú chuột gaming hoàn hảo theo ý kiến cộng đồng.
tinhte.vn