#Chuyện 4 phương: Vì sao Kazakhstan quyết định thay đổi chữ viết từ Cyrillic (Nga) sang Latin?

bk9sw
3/2/2020 16:15Phản hồi: 215
#Chuyện 4 phương: Vì sao Kazakhstan quyết định thay đổi chữ viết từ Cyrillic (Nga) sang Latin?
Có quốc gia nào thay đổi chữ viết không? Rất nhiều là đằng khác bản thân chữ quốc ngữ của Việt Nam ta cũng mới hình thành từ thế kỷ 17. Chuyện thay đổi chữ viết không còn diễn ra nhiều như thời kỳ thuộc địa nhưng ở thế kỷ 21, vẫn có những quốc gia quyết định thay đổi chữ viết vì nhiều lý do, điển hình là Kazakhstan - quốc gia không giáp biển có diện tích lớn nhất thế giới nằm ở Trung Á.

Kazakhstan đã chính thức đổi chữ viết từ năm 2017 với bảng chữ cái Latin (Roman) thay thế cho bảng chữ cái Cyrillic (Nga và nhiều nước thuộc khối Liên xô cũ dùng bảng chữ cái này). Tổng thống Kazakhstan - Nursultan Nazarbayev nói rằng: "Thay đổi này là vì tương lai thế hệ sau này cũng như tạo tiền đề để Kazakhstan hội nhập toàn cầu."

Kazakhstan là một quốc gia có lịch sử lâu đời:


Silk_road.jpg
Kazakhstan là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời và là một ngã tư trên con đường tơ lụa Á - Âu cổ đại. Tộc người Cuman gốc Turkic đã đặt những dấu chân đầu tiên định hình nên Kazakhstan kể từ thế kỷ 11 và vùng đất này này từng bị cai trị bởi người Mông Cổ dưới triều đại của Thành Cát Tư Hãn vào thế kỷ 13, sau đó là đế quốc Nga vào thế kỷ 18. Từ những năm 1890 trở đi, người Nga đồ dồn sang Kazakhstan định cư theo chính sách của Cục di trú Nga nhằm tăng tầm ảnh hưởng.

Astana.jpeg

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa tự trị Kirghiz thành lập năm 1920 được đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa tự trị Kazakhstan vào năm 1925 khi người Kazakh chính thức được phân biệt khỏi người Kyrgyz. Năm 1936, Kazakhstan trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên Xô với thủ đô là Almaty. Đến tháng 10 năm 1990, Kazakhstan mới chính thức tuyên bố chủ quyền trên lãnh thổ của mình và trở thành một quốc gia độc lập vào tháng 8 năm 1991, chỉ 10 ngày trước khi Liên Xô tan rã. Vào năm 1997 thì Kazakhstan đã chuyển thủ đô từ Almaty về Astana.

Baikonur.jpg
Anh em có thời gian thử tìm hiểu thêm về lịch sử của Kazakhstan nhé - đây là một trong những quốc gia rất đáng để đến thăm một lần nếu có điều kiện. Mình biết đến Kazakhstan bởi nơi đây có sân bay vũ trụ nổi tiếng Baikonur nơi vệ tinh đầu Sputnik được phóng lên và cũng là nơi phi hành gia Yuri Gagarin rời Trái Đất bước vào vũ trụ.

Bạn có biết người Kazakh từng được xem là thiểu số?


Kazakh_girls.jpg
Điều khiến Kazakhstan độc đáo là trong thời đại Xô Viết, người Kazakhstan chỉ chiếm 39% dân số, trong khi đó người Nga chiếm đến hơn 44%. Với chưa đầy 40% dân số thì người Kazakh bản thân họ lại trở thành dân tộc thiểu số tại chính quốc gia mình. Sau khi Liên Xô tan rã, phần lớn người Nga quay trở lại Nga và theo thống kê năm 2018, tỉ lệ dân số theo dân tộc của Kazakhstan đã thay đổi nhiều với người Kazakh chiếm 65,5%, người Nga còn 21,5%, phần còn lại là người Uzbek, Ukrainian, Uyghur, Tatar, Đức … Kazakhstan có khoảng 18,5 triệu dân tính đến năm 2019.

Kazakh_people.jpg
Tổng thống Kazakhstan - Nurultan Nazarbayev (mặc vest đứng giữa).​

Bên cạnh sự đa dạng về dân tộc, Kazakhstan còn là một quốc gia đa ngôn ngữ với 117 ngôn ngữ giao tiếp và tiếng Nga vẫn là một ngôn ngữ chính bên cạnh tiếng Kazakh. Người Kazakh từng đổi bảng chữ cái nhiều lần, đầu tiên là bảng chữ cái Runic - bảng chữ cái này thường được để ghi chép với các thứ tiếng thuộc họ Gemanic như các tiếng của vùng Scandinavi, Đức, Hà Lan hay tiếng Anh cổ. Sau đó đến thế kỷ thứ 8 thì đạo Hồi du nhập từ đó người Kazakh chuyển dần sang sử dụng ký tự Ả Rập. Đến năm 1924 thì ký tự Ả Rập được biến đổi để phản ánh chính xác hơn cách phát âm của tiếng Kazakh và điều này mở đường cho việc sử dụng bảng chữ cái Latin vào năm 1929. Tuy vậy, dưới thời Xô Viết với ách cai trị của Nga và sức ảnh hưởng của người Nga di cư thì người Kazakh buộc phải chuyển sang dùng bảng chữ cái Cyrillic hoàn toàn vào năm 1940.

Tại sao người Kazakh phải dùng bảng chữ cái Cyrillic?


Oil_reserve_Kazakhstan.jpg
Thống kê năm 2017, đơn vị triệu thùng.

Quảng cáo


Kazakhstan là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 12 thế giới, ngang với Trung Quốc hay Mỹ. Dầu mỏ là yếu tố lớn nhất chống lưng cho nền kinh tế nước này nếu so sánh với các quốc gia Trung Á khác như Kyrgyzstan và Uzbekistan. Tuy nhiên, vị trí địa lý của Kazakhstan như đã nói ở đoạn mở đầu đó là nó không tiếp giáp với đại dương nào thành ra để vận chuyển dầu ra biển từ đó đưa lên những con tàu dầu đồ sộ thì Kazakhstan phải vận chuyển bằng đường bộ, xuyên qua lãnh thổ của Nga để đến được Biển Đen.

Kazakhstan_to_Black_Sea.jpg
Thách thức về địa lý này cũng như vào thời điểm Nga tăng cường mở rộng biên giới đã buộc Kazakhstan phải đưa ra các chính sách cân đối vừa đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, vừa không "chọc giận" gấu Nga lúc đó vẫn là một đồng minh thuộc khối Liên Xô.

Kazakhstan_language_1.jpg
Vào cuối những năm 30, Liên Xô lo ngại các nhóm dân tộc thiểu số tại Kazakhstan có thể hợp thành một dạng cộng đồng phi Xô Viết thành ra một phần trong kế hoạch kiểm soát của Liên Xô đó là phổ cập bảng chữ cái Cyrillic cho tất cả các nhóm dân tộc này. Kết quả là mỗi dân tộc nói thứ tiếng riêng nhưng lại dùng chung bảng chữ cái Cyrillic với những biến thể dành riêng.

Sự thay đổi bảng chữ cái đã khiến người Kazakh gặp không ít phiền toái. Nhiều người Kazakh thoát ly sang Trung Quốc đến khi trở về lại không thể đọc hiểu được tiếng Kazakh được viết bằng chữ cái Cyrillic bởi trước đó, bảng chữ cái họ dùng là Ả Rập.

Kazakh_language.jpg
Sau khi Liên Xô tan rã thì các nước hàng xóm của Kazakhstan như Uzbekistan, Turkmenistan và những quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Moldova, Azerbaijan nhanh chóng chuyển sang dùng bảng chữ cái Latin. Kazakhstan là cựu quốc gia Xô Viết cuối cùng tuyên bố độc lập nhưng vì lý do chính trị, nước này thận trọng hơn về việc chuyển đổi bảng chữ cái. Tình hình kinh tế vào đầu những năm 1990 không cho phép Kazakhstan cải cách bảng chữ cái nhưng nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế kể từ năm 2000 cùng với sự gia tăng cam kết của nước này đối với những lý tưởng phương Tây thì để giao tiếp, người Kazakh đã bắt đầu học tiếng Anh và tiếp nhận bảng chữ cái Latin được tiếng Anh sử dụng. Yếu tố đa dạng về dân tộc cũng được Kazakhstan cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chuyển sang dùng bảng chữ cái Latin.

Quảng cáo



Chuyển sang dùng bảng chữ cái Latin:


Theo một kế hoạch chiến lược được đưa ra vào tháng 4 năm 2017, tổng thống Kazakhstan - Nursultan Nazarbayev đã nhấn mạnh rằng thế kỷ 20 là giai đoạn mà "ngôn ngữ và văn hóa Kazakhstan bị tàn phá nặng nề". Điều này thôi thúc ông yêu cầu giới chức trách Kazakhstan tạo ra một bảng chữ cái Latin dành cho tiếng Kazakh từ đó người Kazakh có thể trở lại sử dụng chữ cái Latin để viết vào năm 2018. Tính đến năm 2018 thì người Kazakh sống tại Kazakhstan và Mông Cổ vẫn dùng ký tự Cyrillic để viết và người Kazakh tại Trung Quốc vẫn dùng ký tự Ả Rập.

Kazakhstan_Putin.jpg
Đến tháng 10 năm 2017, tổng thống Nazarbayev đã ký sắc lệnh số 659 để hoàn thiện biến thể Latin của bảng chữ cái Kazakh và yêu cầu chính phủ chuyển hoàn toàn sang sử dụng bảng chữ cái này vào năm 2025. Quyết định này cũng đề cao văn hóa Kazakhstan thời hậu Xô Viết đồng thời tạo điều kiện cho việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số.

Nazarbayev đã đề xuất sử dụng bảng chữ cái Latin để viết tiếng Kazakh từ năm 2006 và một nghiên cứu của chính phủ chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi từ Cyrillic sang Latin sẽ khả thi trong vòng từ 10 đến 12 năm với chi phí tiêu tốn khoảng 300 triệu đô. Tuy nhiên kế hoạch ban đầu tạm dừng vào năm 2007 bởi nhiều lý do, Kazakhstan cần sự ổn định và hòa bình cũng như bề dày 70 năm sử dụng ký tự Cyrillic để viết tiếng Kazakh.

Kazakh_Cyrillic_Latin.jpg
Bảng chữ cái Cyrillic được Kazahstan sử dụng có 42 ký tự, trong đó 33 ký tự được lấy từ bảng chữ cái tiếng Nga cùng với 9 ký tự được biến tấu theo phát âm tiếng Kazakh. Do bảng chữ cái Latin chỉ có 26 ký tự nên biến thể ban đầu của bảng chữ cái Latin tiếng Kazakh sử dụng các dấu nháy đơn để bổ sung các ký tự còn thiếu. Điều này khiến việc sử dụng các công cụ tìm kiếm và viết văn bản trở nên khó khăn. Vậy là vào tháng 2 năm 2018, tổng thống Nazarbayev tiếp tục ký sắc lệnh 637 để loại bỏ việc sử dụng dấu nháy đơn, chuyển sang dùng dấu phụ trên ký tự và ký tự ghép như Sh và Ch.

Kazakh_plan_to_switch.jpg
Đây là kế hoạch chuyển đổi bảng chữ cái của Kazakhstan. Kế hoạch này bao gồm 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1 (2018 - 2020): Chính phủ sẽ thành lập một bộ phận để chỉ đạo hoạt động chuyển đổi > Xây dựng mã lập trình để chuyển đổi số ký tự Cyrillic sang ký tự Latin > Tái xuất bản sách giáo khoa mọi bộ môn với ký tự Latin > Đào tạo giáo viên cấp 2 để giảng dạy bằng bảng chữ cái mới.
  • Giai đoạn 2 (2021 - 2023): Giới thiệu các luật mới trước công chúng > Cập nhật các chỉ dẫn giảng dạy bằng bảng chữ cái mới.
  • Giai đoạn 3 (2024 - 2025): Chuyển đổi văn bản chính phủ và tin tức trên các kênh truyền thông quốc gia bằng ký tự Latin > Thuê các blogger để thực hiện các chiến dịch tăng nhận thức về ký tự Latin trên mạng xã hội.

Tiếng Kazakh nghe như thế nào?




Nếu anh em thường xem YouTube thì sẽ biết đến video viral trên. Một anh phát thanh viên tập phát âm trước khi lên hình với hàng loạt các từ đồng âm, tốc độ nói và độ khó xoắn lưỡi của tiếng Kazakh khiến nhiều người tưởng tượng âm thanh nghe như động cơ diesel đề mãi mới nổ trong thời tiết âm độ 😁

Tham khảo: The Conversation; Wikipedia [1] [2] [3]
215 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tuy không liên quan nhưng nghe Kazakhstan là mình nhớ tới Aladeen:
vanquann
ĐẠI BÀNG
4 năm
@haidong01 VN làm gì có chữ, chữ Nôm cũng là chữ Tàu thôi
haidong01
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vanquann bạn lại nói không đúng, nếu xét ra thì chữ Nhật, Hàn cũng là chữ Tàu à? Chữ Nôm là chữ người Việt làm ra, dĩ nhiên là nó bị ảnh hưởng phần nào đó chữ Hoa. ngay cả ngôn ngữ nói hàng ngày của người VN cũng có rất nhiều âm Hán Việt chứ không phải thuần Việt.
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@haidong01 mình thấy VN dùng từ Hán - Việt nhiều quá, nhiều cái không google dịch cũng méo hiểu luôn 😁
@haidong01 Thật ra chữ kana của Nhật và hangul của Hàn Quốc đều là chữ ghi âm nên không cần biết chữ Hán vẫn học được (chỉ mất từ 1 buổi đến 10 ngày thôi) . Còn chữ Nôm dựa vào âm và nghĩa chữ Hán nên phải biết chữ Hán mới học được, mất khá nhiều năm.
Đọc xong cũng mệt
@Tuanvu10hp đây không phải là tiếng Latin. Vẫn là tiếng Nga nhưng mẫu tự Latin. tiếng Việt cũng đang sử dụng cách này đó bạn ơi.
@cheetah_fast Tiếng Việt dất rễ bị viết xai trính tả: d-gi-r, ch-tr, i-y, x-s. PGS-TS Bùi Hiền đã đề suất thay đổi nhưng bị ném đá rữ giội.
@Anthonie Le Ko phải tiếng Nga, mà là tiếng Kazakh, giờ dùng chữ cái Latin để phiên âm.

Nhật thì họ xài luôn 3 bộ chữ song song.
lendras
TÍCH CỰC
4 năm
@cheetah_fast Họ không phiên âm gì hết mà là sử dụng chữ Latin để KÝ ÂM tiếng Kazakh. Phiên âm và ký âm là 2 việc hoàn toàn khác nhau.
Bài hay.
@NguyenXuanBang Tiếng Việt cũng có vài từ như tiếng Hán không lẻ tiếng Việt là tiếng Hán bạn. 2 quốc gia và người dân nói tiếng Anh và Phá quan hệ lâu dài và liên hệ chặt chẽ trong lịch sử .Người Pháp xâm lược nước Anh nên tiếng Pháp có sự ảnh hưởng đến tiếng Anh hiện đại. Vd bạn thấy trong tiếng Anh họ dùng từ " pork" để chỉ thịt heo thay vì dùng từ pig meat. Từ trong tiếng Pháp từ "pork" viết là "porc" cách phát âm rất tương đồng.Quay lại vấn đề phân biệt sự khác biệt về ngôn ngữ bạn phải xét trên cấu trúc và ngữ pháp của ngôn ngữ chứ không thế chỉ dựa vào vài từ gần âm để nói là nó giống nhau được. Nếu bạn thử tìm hiểu về tiếng Anh cổ bạn sẽ thấy nó vô cùng khó đọc câu trúc không hề giống tiếng Anh ngày nay tí nào. Cho thấy là để một ngôn ngữ chở nên phổ biến nó luôn phải được đơn giản hóa.
haidong01
ĐẠI BÀNG
4 năm
@phamhuan2512 bạn hài quá, chưa có ai phủ nhận chữ quốc ngữ nhé, ngay C.t HCM cũng coi chữ quốc ngữ là phương pháp thoát mù chữ. Khi năm 1945 dân số 90~95% mù chữ, để chọn loại chữ nào dạy dân thoát mù thì VM đã chọn chữ quốc ngữ chứ không phải chọn chữ Hán và chữ Nôm. Vậy ai chê chữ xâm lược, ông chê hả. Ở đây người ta không muốn vinh danh cái người mang tiếng (hoặc mạo danh) là Alexandre de Rhodes, người mà theo nghiên cứu là mang mưu đồ xâm lược VN. Các bạn cứ đánh lận con đen giữa người mang danh sáng tạo chữ quốc ngữ và chữ quốc ngữ.
Còn văn hóa, vậy trước khi có chữ quốc ngữ, dân VN là mọi rợ, không có văn hóa à, không có tiếng nói à. Bạn nên nhớ chữ quốc ngữ chỉ là phiên âm lại tiếng nói của người Việt đã có sẵn, có nghĩa là các giáo sĩ phương Tây ban đầu tạo ra tiếng là để cho họ có thể dễ hiểu tiếng nói của dân bản xứ (VN) chứ cũng không phải hoàn toàn là họ sáng tạo cho dân VN đâu. Sau đó, do nhiều nguyên nhân thì chữ quốc ngữ đã phát triển thuận lợi.
Hay bạn chỉ muốn VN có lịch sử từ tk 17, khi bắt đầu có xuất hiện chữ quốc ngữ thì mới gọi là có văn hóa!
Bạn chắc rằng người TQ, người Nhật Bản, Hàn Quốc họ cũng không học hết chữ của nước họ?
@kkzbanana Mình hoàn toàn không biết tiếng Pháp. Thỉnh thoảng chơi 1 số game hoặc apps thì khi chuyển qua tiếng Pháp thấy có 1 số từ na ná thôi. Bạn hơi căng thẳng quá rồi 😃
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@Anthonie Le Good, Music (tiếng Anh)
Gut, Musik (tiếng Đức)
😁
congaixinh
TÍCH CỰC
4 năm
bài viết này khiến ta nghĩ rằng Nga là một nước chuyên đi xâm lược và đồng hóa nước khác
@congaixinh Cần gì phải nghĩ nữa.
tg791147
TÍCH CỰC
4 năm
@congaixinh Chưa bằng Anh, Tây, Bồ được. Đi khắp nơi đâu cũng là thuộc địa mấy nước này.
sao_lai_the
ĐẠI BÀNG
4 năm
@congaixinh Cái này đúng mà, bác cứ chịu khó tìm hiểu lịch sử các nước Trung Á với Baltic sẽ thấy
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@tg791147 khu vực Nam Mỹ thuộc địa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Châu Á thuộc địa Anh , Pháp. Châu Đại Dương thuộc địa Anh 😁
PinkFriday
ĐẠI BÀNG
4 năm
giống như người Việt cũng phải đổi bảng chữ cái mấy lần: chữ Việt cổ, chữ Hán, chữ Latin
khai1910
ĐẠI BÀNG
4 năm
@PinkFriday Chữ việt cổ chưa từng học trong sgk. Nghe lạ quá
LiemPT
CAO CẤP
4 năm
@khai1910 https://www.facebook.com/media/set/?set=a.305392922804053&type=3
Bạn có thể tham khảo thông tin về chữ Việt cổ trên FB của mình!
Andydo611
TÍCH CỰC
4 năm
@LiemPT Nhiều bài báo nói ông Xuyền sai be bét rồi. Ổng copy chữ của người Tày Thái rồi bảo là chữ Việt cổ.
Công trình của ông này mà có giá trị thì đã lên tạp chí khoa học. Thực tế cộng đồng học thuật ở VN có ai quan tâm đâu
1 công trình tầm phào!
LiemPT
CAO CẤP
4 năm
@Andydo611 Thế à? Mình viết bài này từ 1 bài viết trên báo chính thống của mình đăng từ hồi 2013 đến giờ. Từ hồi đó đến giờ cũng không update thông tin tiếp vì ông ấy kết luận là hệ chữ Việt cổ chưa phải là hệ chữ viết hoàn chỉnh như định nghĩa về chữ viết nên mình cũng ko quan tâm nữa.
hatn.85
ĐẠI BÀNG
4 năm
Việt Nam cũng có mấy công trình đổi chữ mà 😆
tri2510
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cái tiếng (âm thanh) có trước cái chữ. Chữ latin làm tăng tính tự hào dân tộc cho Việt Nam vì nó đại diện cho cái tiếng của cha ông ta.
Đồng quan điểm với bạn.
lendras
TÍCH CỰC
4 năm
@tri2510 Sai. Giả dụ VN ngày xưa cũng tạo ra 1 bộ chữ tượng thanh thì ta cũng chẳng phải dùng chữ Latin làm gì. Chữ viết nào không quan trọng, quan trọng là ta có làm ra bộ chữ đó không thôi. Đây mời bạn thưởng lãm tiếng Việt viết bằng chữ Tiên (Tengwar). Đây hoàn toàn là 1 bộ chữ ký âm, phương pháp viết dựa trên ngữ âm tiếng Việt.

Nguồn: https://spiderum.com/bai-dang/Viet-tieng-Viet-voi-he-chu-Tien-Tengwar-c24
13bca310bc0811e8982bdd77a0c479cc.jpg
tri2510
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lendras Ở đây không có đúng, sai. Chữ Tengwar nếu thể hiện sát được âm thanh của ông cha ta thì cũng có gia trị không khác gì latin.
hppl
TÍCH CỰC
4 năm
Để tránh bì thằg lo z Nga thâu tóm chứ gì
hppl
TÍCH CỰC
4 năm
Thằng có chữ viết riêng thì khó bị thâu tóm hơn
google
ĐẠI BÀNG
4 năm
''âm thanh nghe như động cơ diesel đề mãi mới nổ trong thời tiết âm độ 😁''
Vãi so sánh 😆))))
eaglet_no1
TÍCH CỰC
4 năm
@google đọc đến đoạn cuối cười đau ruột
google
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài hay, chất
knonlylove
TÍCH CỰC
4 năm
Rất hay. VN mình nhờ bảng chữ cái Latin mà trình độ người học tiếng Anh là nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. (còn áp dụng sâu rộng thì chưa dc nên tiếc)
knonlylove
TÍCH CỰC
4 năm
@VAdaihiep Bác nói đúng đó. Do mình cùng hệ chữ nên học nhanh hơn và đọc tiếng Anh Bồi cũng dễ hơn
utkz2319
TÍCH CỰC
4 năm
@knonlylove Sing sử dụng 4 ngôn ngữ chính thức nha bạn. Nếu bạn qua sing sẽ thấy rất nhiều biển hiệu ghi bằng tiếng Anh và tiếng tàu
@knonlylove Thì e bảo trừ những nước sử dụng tiếng Anh làm chính như sing, phil, malay ( tỉ lệ cao ) thì Thái, Nhật k sài Latin nên học tiếng anh rất củ chuối cho vs mk mà, cho dù tiếp cận vs Anh nhiều hơn.
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@knonlylove Thằng Mã dùng 3 thứ tiếng: Tiếng Malaysia, tiếng Anh và tiếng Tung Của 😁. Thường tụi nó dùng tiếng Anh là chính.
Chọn bạn mà chơi.
Hướng đi mà họ thấy có lợi là đi thôi
Bọn này kiểu lai lai á âu nhỉ.Cho cùng ký tự latin là dễ nhìn nhất.Hay tại mình quen mắt ;))
LIPIK
ĐẠI BÀNG
4 năm
@mrpresident55 Chắc tại quen, nhưng nó cug khá dễ nhìn. Bọn có chữ tượng hình thấy mà nản.
@LIPIK Nepan vs Thai nhé, k những k nhìn mà vẽ lại còn k dc.
Nếu là chữ Đức, Pháp, hay Nga. Hoặc là chữ Tàu, Nhật, bác nhìn còn viết lại dc. Chứ 2 thằng Nepan vs Thai cho bác nhìn viết lại còn khó khăn.
LIPIK
ĐẠI BÀNG
4 năm
@quyetbuu991 Nên chỉ muốn khai tử hết bọn này, đang làm với nhật cực ghét chữ bọn này. muốn dịch thì bắt buộc phải copy chứ viết lại thì đố luôn.
ChipHero
TÍCH CỰC
4 năm
Đọc ko nuốt lưỡi luôn hả =))))
ChipHero
TÍCH CỰC
4 năm
@John Chris T là ng bt, tất nhiên sẽ ko đọc rồi 😆))
datvn
TÍCH CỰC
4 năm
Ảnh hưởng của nước Nga ngày càng đi xuống
Nghe hay như hát

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019