Laika là chú chó nổi tiếng nhất thế giới thời vàocao điểm của Chiến tranh Lạnh. Nó là một chú chó hoang bình thường được nhặt trên đường phố và sau đó đã trở thành con vật đầu tiên mạo hiểm vượt ra ngoài bầu khí quyển Trái đất. Laika thậm chí đã thiết lập kỳ tích này nhiều năm trước khi con người đầu tiên bay vào không gian.
Sứ mệnh phóng vệ tinh Sputnik 1 diễn ra vào tháng 10/1957 và đã rất thành công. Ngay tháng 11 sau đó, Liên Xô cần phóng tiếp một tàu không gian mới và lần này phải có một phi hành gia. Vì vậy chương trình không gian của Liên Xô được yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển một sứ mệnh nhằm lặp lại thành công của Sputnik 1.
Do con tàu còn rất sơ khai, nên trước tiên phải thử nghiệm với động vật. Sau cùng Laika là chú chó được chọn để đưa lên quỹ đạo.
Tem in hình Laika được phát hành ở Rumani năm 1957.
Trang thiết bị hỗ trợ
Sứ mệnh phóng vệ tinh Sputnik 1 diễn ra vào tháng 10/1957 và đã rất thành công. Ngay tháng 11 sau đó, Liên Xô cần phóng tiếp một tàu không gian mới và lần này phải có một phi hành gia. Vì vậy chương trình không gian của Liên Xô được yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển một sứ mệnh nhằm lặp lại thành công của Sputnik 1.
Do con tàu còn rất sơ khai, nên trước tiên phải thử nghiệm với động vật. Sau cùng Laika là chú chó được chọn để đưa lên quỹ đạo.
Tem in hình Laika được phát hành ở Rumani năm 1957.
Laika là một trong số nhiều con chó hoang lang thang trên đường phố Moscow, được đem về nuôi để thử nghiệm cho chương trình du hành không gian của Liên Xô. Nó có tính cách điềm tĩnh, khoảng 2 tuổi và nặng 5 kg.
Công tác thiết kế và chế tạo tàu vũ trụ cho dự án Sputnik 2 đã diễn ra gấp rút trong chưa đầy 4 tuần. Trên tàu, người ta trang bị một hệ thống hỗ trợ sự sống gồm máy tạo oxy và thiết bị hấp thụ CO₂ để giúp Laika thở. Các bộ phận khác cũng được triển khai để ngăn ngộ độc oxy, quạt điều chỉnh nhiệt độ cabin và máng chứa thức ăn dạng thạch cho Laika trong chuyến bay dự kiến kéo dài 7 ngày.
Do cabin rất chật để nó có thể xoay trở cơ thể nên Laika được thêm trang bị túi đựng chất thải, dây đai an toàn và dây xích để hạn chế chuyển động đứng, ngồi hoặc nằm. Các nhà khoa học chủ ý chọn con cái vì chúng thường cần ít không gian hơn chó đực. Điện tâm đồ cũng được lắp đặt để theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn và phản ứng sinh học của Laika trong suốt nhiệm vụ.
Vệ tinh Sputnik 2 có chiều cao 4 mét, đường kính đáy 2 mét và nặng 7,79 tấn.
Quá trình huấn luyện
Trước hết Laika phải được huấn luyện bởi nó cần thích ứng với những thách thức sẽ đối mặt trên tàu. Không phải ngẫu nhiên mà Laika lại là chó hoang vì các nhà khoa học tin rằng những chú chó hoang ở Moscow đã quen chịu đựng cái lạnh và cơn đói, nên chúng ít đòi hỏi hơn chó nhà.
Hai bác sĩ hàng đầu của Liên Xô là Vladimir Yazdovsky và Oleg Gazenko đã đảm nhận việc huấn luyện ba chú chó được chọn cho sứ mệnh Sputnik 2, kể cả Laika. Những con chó cũng phải ăn ảnh và được đặt tên sao cho dễ nhớ.
Quảng cáo
Laika trong cabin trước khi phóng đi.
Để giúp chúng quen với không gian chật chội trên tàu, những chú chó bị nhốt trong những chiếc lồng nhỏ dần đi trong vòng 20 ngày. Ngoài ra, phải cho chúng tiếp xúc liên tục với máy ly tâm mô phỏng quá trình tên lửa tăng tốc và tiếng ồn của tàu vũ trụ.
Chúng cũng được dạy cách ăn một loại gel dinh dưỡng và đó sẽ là đồ ăn trong môi trường không trọng lực trên quỹ đạo. Một trong các nhà khoa học thậm chí đã đưa Laika về nhà chơi với các con của mình, để nó có "những ngày hạnh phúc cuối cùng” trước khi xả thân vì khoa học.
Sứ mệnh Sputnik 2
Hành trình của Laika trên tàu Sputnik 2 bắt đầu vào sáng ngày 3/11/1957 tại Sân bay Vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan ngày nay. Trong quá trình cất cánh Laika được ghi nhận là đã thở gấp, đồng thời nhịp tim cũng tăng từ 103 lên tới 240 nhịp/phút.
Sputnik 2 được phóng đi trên tên lửa Sputnik 8K71PS.
Quảng cáo
Khi lên tới quỹ đạo, phần đầu hình nón của Sputnik 2 đã tách rời thành công. Nhưng sau đó xảy ra lỗi khi tách tầng dưới “Blok A” và việc này đã dẫn tới trục trặc trong hệ thống kiểm soát nhiệt. Tấm chắn nhiệt bị rách đã khiến nhiệt độ cabin tăng vọt lên 40°C.
3 giờ sau nhịp tim của Laika cuối cùng đã giảm xuống. Quá trình hạ nhịp tim này lâu gấp ba lần so với lúc thử nghiệm trên mặt đất, cho thấy nó đang rất căng thẳng.
Sau khoảng 5-7 giờ bay, người ta mất liên lạc với tàu và không còn ghi nhận thêm dấu hiệu nào của sự sống. Độ cao quỹ đạo thấp nhất của Sputnik 2 là 211 km và cao nhất là 1.659 km. Hơn năm tháng sau, vào ngày 14/4/1958 tàu Sputnik 2 cùng thi thể của Laika đã tan vỡ khi tái nhập bầu khí quyển, sau 2.570 lần quay quanh quỹ đạo.
Tượng của Laika đặt trước cơ sở đào tạo phi hành gia Star City, ngoại ô Moscow.
Nhiều năm sau nguyên nhân chính xác cho cái chết của Laika vẫn chưa được xác định. Vào năm 2002, một nhà khoa học trong sứ mệnh Sputnik 2 là Dimitri Malashenkov tiết lộ rằng nó đã chết vì quá nóng trong lần thứ tư quay quanh quỹ đạo.
Hành trình của Laika vào không gian đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hoạt động khám phá không gian và đã chứng tỏ rằng việc đưa một sinh vật lên quỹ đạo là khả thi. Sự kiện này cũng mở đường cho những tiến bộ trong tương lai và giúp con người có thêm hiểu biết về những thách thức gắn liền với việc du hành không gian.
Theo HD.