Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tập san Evolutionary Psychological Science (Khoa học Tâm lý Tiến hóa) đã tìm hiểu các khía cạnh hợp tác và xung đột của các mối quan hệ bên nội bên ngoại của hai người kết hôn. Trong nghiên cứu này, Jessica D. Ayers (tác giả chính) và các đồng nghiệp đã xem xét sự hợp tác và xung đột giữa những người bên nội bên ngoại với tổng cộng 308 người đã được thu tuyển từ các nền tảng trực tuyến. Những người tham gia trả lời các câu hỏi về nhân khẩu học (ví dụ: tuổi, giới tính, giáo dục, tình trạng hôn nhân) và cung cấp tên/tên viết tắt của họ hàng nội ngoại và họ hàng di truyền của họ. Những người tham gia trả lời nhiều câu hỏi về các mối quan hệ này, chẳng hạn như độ dài của mối quan hệ, mức độ hợp tác và xung đột tổng thể trên các lĩnh vực khác nhau (ví dụ: nguồn lực, mối quan hệ xã hội, an toàn). Các nhà nghiên cứu đã rút ra một "tỷ lệ xung đột trong các tương tác" để đánh giá xem liệu các mối quan hệ này là xung đột hay hợp tác.
Kết quả cho thấy cả nam giới và phụ nữ đều cho biết mâu thuẫn với mẹ chồng hoặc mẹ vợ nhiều hơn mẹ đẻ, và các bà mẹ cho biết mâu thuẫn với con dâu nhiều hơn con gái. Ngoài ra, điều bất ngờ là các ông bố cũng xung đột với con gái nhiều hơn con dâu. Có thể là những xung đột này xoay quanh chuyện lựa chọn bạn đời của con gái và có thêm một thành viên mới vào cuộc sống của người bố. Nếu một người cha tin rằng con rể sẽ có ảnh hưởng tích cực lên cuộc sống của mình thì chuyện xung đột này sẽ giảm bớt theo thời gian.
Các lĩnh vực mà những người tham gia có nhiều xung đột nhất bao gồm nguồn lực vật chất và chăm sóc thân nhân, cả hai đều rất quan trọng đối với sự thành công trong chuyện sinh con đẻ cái về lâu về dài. Do khoảng thời gian giữa các lần sinh nở tương đối ngắn hơn so với loài linh trưởng khác, phụ nữ phải đối mặt với thách thức chăm sóc nhiều con cùng một lúc và được hưởng lợi từ việc có những mối quan hệ nội ngoại tích cực. Phụ nữ ở thuở ban sơ của loài người có thể đã dựa vào sự giúp đỡ của họ hàng sinh học để chăm sóc con cái; tuy nhiên, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu những người này cách nhau quá xa về mặt địa lý. Điều này cần đến sự hỗ trợ của các mối quan hệ bên nội trong việc chăm sóc con cái. Và bởi vì những người này có quan hệ di truyền với con cháu, họ mang đến sự chăm sóc không khác gì những người họ hàng di truyền của người mẹ.
Một hạn chế của nghiên cứu này là phân tích chỉ đưa vào những người tham gia phải có mối quan hệ với các người mẹ di truyền và mẹ chồng/mẹ vợ vẫn đang còn sống. Điều này sẽ loại trừ những người tham gia có liên quan đến các mối quan hệ xung đột căng thẳng đã kết thúc, do đó, kết quả nghiêng vệ phía hợp tác nhiều hơn. Một hạn chế nữa đó là cỡ mẫu còn quá nhỏ, do đó các kết quả nên được diễn giải một cách dè dặt và hi vọng nhiều nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp tục với những kết quả này với cỡ mẫu lớn hơn.
Kết quả cho thấy cả nam giới và phụ nữ đều cho biết mâu thuẫn với mẹ chồng hoặc mẹ vợ nhiều hơn mẹ đẻ, và các bà mẹ cho biết mâu thuẫn với con dâu nhiều hơn con gái. Ngoài ra, điều bất ngờ là các ông bố cũng xung đột với con gái nhiều hơn con dâu. Có thể là những xung đột này xoay quanh chuyện lựa chọn bạn đời của con gái và có thêm một thành viên mới vào cuộc sống của người bố. Nếu một người cha tin rằng con rể sẽ có ảnh hưởng tích cực lên cuộc sống của mình thì chuyện xung đột này sẽ giảm bớt theo thời gian.
Các lĩnh vực mà những người tham gia có nhiều xung đột nhất bao gồm nguồn lực vật chất và chăm sóc thân nhân, cả hai đều rất quan trọng đối với sự thành công trong chuyện sinh con đẻ cái về lâu về dài. Do khoảng thời gian giữa các lần sinh nở tương đối ngắn hơn so với loài linh trưởng khác, phụ nữ phải đối mặt với thách thức chăm sóc nhiều con cùng một lúc và được hưởng lợi từ việc có những mối quan hệ nội ngoại tích cực. Phụ nữ ở thuở ban sơ của loài người có thể đã dựa vào sự giúp đỡ của họ hàng sinh học để chăm sóc con cái; tuy nhiên, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu những người này cách nhau quá xa về mặt địa lý. Điều này cần đến sự hỗ trợ của các mối quan hệ bên nội trong việc chăm sóc con cái. Và bởi vì những người này có quan hệ di truyền với con cháu, họ mang đến sự chăm sóc không khác gì những người họ hàng di truyền của người mẹ.
Một hạn chế của nghiên cứu này là phân tích chỉ đưa vào những người tham gia phải có mối quan hệ với các người mẹ di truyền và mẹ chồng/mẹ vợ vẫn đang còn sống. Điều này sẽ loại trừ những người tham gia có liên quan đến các mối quan hệ xung đột căng thẳng đã kết thúc, do đó, kết quả nghiêng vệ phía hợp tác nhiều hơn. Một hạn chế nữa đó là cỡ mẫu còn quá nhỏ, do đó các kết quả nên được diễn giải một cách dè dặt và hi vọng nhiều nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp tục với những kết quả này với cỡ mẫu lớn hơn.