Một ngày trên Sao Hoả hơn 39 phút so với trái đất, do đó việc tính toán giấc ngủ cho phi hành gia không hề dễ dàng. Thậm chí các nhà khoa học phải đong đếm lượng cà phê cần thiết để các phi hành gia đủ uống cho tỉnh táo và không bị cạn trước khi có nguồn tiếp tế.
Việc đưa người lên Sao Hoả tốn hàng đống tiền và hàng ngàn công việc khác nhau. Trong đó, chuyện ngủ nghỉ của phi hành gia cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng, vì họ nghỉ ngơi không đủ thì hiệu suất làm việc, nghiên cứu suy giảm, sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền của.
Chuyện ngủ trên không gian luôn là vấn đề khó khăn mà các phi hành gia phải đối mặt nhiều năm qua. Những bài học kinh nghiệm hiện nay có thể sẽ được áp dụng nếu một ngày nào đó chúng ta gửi người lên Sao Hoả.
Các nhóm phi hành gia cứ mỗi 6 tháng một lần lại luân phiên nhau bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế để làm việc và nghiên cứu trong suốt 23 năm qua. Tất cả họ đều gặp vấn đề về giấc ngủ như mọi người trên trái đất. Họ gặp vấn đề giống như những người làm việc theo ca ở trái đất, một số phi hành gia gặp khó khăn liên quan đến môi trường không trọng lực.
Thực ra tình trạng không trọng lực không đáng ngại, vì mọi người đã có một dây đai đặc biệt để giữ họ gắn vào giường trong không gian. Vấn đề lớn họ gặp phải chính là môi trường trên không gian, và chu kỳ sinh học của giấc ngủ.
Việc đưa người lên Sao Hoả tốn hàng đống tiền và hàng ngàn công việc khác nhau. Trong đó, chuyện ngủ nghỉ của phi hành gia cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng, vì họ nghỉ ngơi không đủ thì hiệu suất làm việc, nghiên cứu suy giảm, sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền của.
Chuyện ngủ trên không gian luôn là vấn đề khó khăn mà các phi hành gia phải đối mặt nhiều năm qua. Những bài học kinh nghiệm hiện nay có thể sẽ được áp dụng nếu một ngày nào đó chúng ta gửi người lên Sao Hoả.
Các nhóm phi hành gia cứ mỗi 6 tháng một lần lại luân phiên nhau bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế để làm việc và nghiên cứu trong suốt 23 năm qua. Tất cả họ đều gặp vấn đề về giấc ngủ như mọi người trên trái đất. Họ gặp vấn đề giống như những người làm việc theo ca ở trái đất, một số phi hành gia gặp khó khăn liên quan đến môi trường không trọng lực.
Thực ra tình trạng không trọng lực không đáng ngại, vì mọi người đã có một dây đai đặc biệt để giữ họ gắn vào giường trong không gian. Vấn đề lớn họ gặp phải chính là môi trường trên không gian, và chu kỳ sinh học của giấc ngủ.
Mỗi ngày có 16 cái bình minh, ngủ thế nào cho đúng?
Thông thường các phi hành gia đều có cabin riêng, yên tĩnh và tối đen để ngủ. Nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy.
Ví dụ khoang tàu Orion (trong nhiệm vụ Artemis lên mặt trăng) có không gian nhỏ hẹp, không đủ chỗ lẫn túi ngủ cho phi hành đoàn.
Một phi hành gia chuyến đó cho hay mọi người như đang đi cắm trại. Nếu ở với nhau một hai ngày thì không sao, nhưng ở cùng nhau trong thời gian dài trong điều kiện như vậy sẽ thành vấn đề.

Một nhà khoa học Nhật Bản bên trong một buồng ngủ trên trạm không gian. (Ảnh: NASA)
Điều thú vị khi ở trên không gian là bạn có thể ngắm toàn bộ trái đất, một cảm giác thật khó tả. Tuy nhiên, việc mặt trời mọc và lặn 16 lần trong ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ sinh học của phi hành gia.
Trạm vũ trụ bay một vòng quanh trái đất cứ mỗi 90 phút, tạo ra một chu kỳ ban ngày và ban đêm rất khác với chúng ta từng quen. Thay vì bắt các phi hành gia phải thay đổi theo nhịp chu kỳ phức tạp này, các chuyên gia ở NASA đã chuẩn bị ánh sáng trên trạm vũ trụ theo đúng chu kỳ tự nhiên ở trái đất.
Ban đêm (theo giờ trái đất), mọi người cố gắng không để ánh sáng lọt vào trạm. Ban ngày, họ lại tận dụng mọi thứ từ ánh qua cửa sổ cho đến việc mở tối đa công suất đèn. Điều này giúp mô phỏng đúng với thời gian ngày và đêm ở trái đất để phù hợp với nhịp sinh học của phi hành đoàn.
Quảng cáo
Khi lên không trung, thời gian sẽ tính theo giờ GMT, để bảo đảm một mốc thời gian cân bằng cho mọi người ở các quốc tịch khác nhau.
Một trong số các cách được sử dụng trên trạm vũ trụ là họ sẽ điều chỉnh ánh sáng xanh, ví dụ sẽ giảm bớt ánh sáng này những lúc phi hành gia cần đi ngủ.
Thường các phi hành gia sẽ có thời khoá biểu cố định, tuy nhiên những người mới tới hoặc những người làm nhiệm vụ tiếp tế sẽ mất một chút thời gian làm quen. Đối với những người này, chuyên gia sẽ tính toán để khuyên họ nên ngủ nhanh (nap) lúc nào đó trong ngày, hoặc thức dậy muộn hơn, để điều chỉnh với sự thay đổi nhịp sinh học.
Một số cách giúp phi hành gia ngủ ngon thực ra cũng là những thứ được áp dụng trên trái đất: Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh ánh sáng xanh trước khi ngủ (ví dụ né tránh TV, smartphone,…)
Xây dựng trạm mô phỏng vũ trụ
Các nhà khoa học lấy dữ liệu giấc ngủ từ các trạm không gian, sau đó họ xây dựng một trạm mô phỏng ở trái đất. Trạm mô phỏng được gọi là Nhiệm vụ không gian mô phỏng (Fake Space Missions).
Quảng cáo
Họ xây một trạm mô phỏng ở Trung tâm Vũ trụ Johnson để mô phỏng không gian trên tàu vũ trụ và thực hiện nghiên cứu.
Khu vực này sẽ giống không gian một tàu vũ trụ nhỏ và đủ chỗ cho 4 phi hành gia sống trong một thời gian dài. Trong 45 ngày thí nghiệm ở đây, các thành viên bắt buộc phải ngủ đủ 5 giờ mỗi tối trong tuần và 8 giờ tối cuối tuần. Những người tham gia sau đó được kiểm tra về mức độ tỉnh táo và năng suất.
Kết quả nghiên cứu sau đó cho thấy nếu các thành viên chỉ ngủ 5 tiếng một đêm, họ sẽ cần phải ngủ bù vào tối hôm sau để tránh các tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ. Do đó hiện nay NASA yêu cầu mỗi thành viên phải ngủ đủ 8,5 tiếng mỗi đêm khi làm nhiệm vụ, nhằm tránh bị chứng mất ngủ kinh niên, các lỗi gây ra do mệt mỏi và các biến chứng về sức khoẻ.
Ở trạm mô phỏng mới, trong một năm, một nhóm 4 người sẽ sống và làm việc trong khu vực khoảng 158 mét vuông, bắt chước cuộc sống trên Sao Hoả. Nhiệm vụ thí nghiệm đầu tiên sẽ tập trung vào dinh dưỡng, nhưng các nhà khoa học cũng sẽ chú ý thêm về giấc ngủ của người tham gia.
Tại các trạm mô phỏng như HERA (Human Exploration Research Analog) hay CHAPEA (Crew Health and Performance Exploration Analog), các nhà nghiên cứu sẽ đặt ra các tình huống xảy ra bất ngờ khi làm nhiệm vụ ở mặt trăng hay Sao Hoả, ví dụ như bị giới hạn tài nguyên, thiết bị bị hỏng hóc, các sự cố về liên lạc, hoặc những căng thẳng khi làm việc trong không gian chật hẹp.

Một khu vực ngủ của thành viên tham gia nghiên cứu tại trạm mô phỏng CHAPEA. (Ảnh: Bill Stafford/NASA)
Chuẩn bị cho Sao Hoả
Mỗi ngày trên Sao Hoả kéo dài thời gian hơn so với trái đất 39 phút. Do đó, mỗi đêm các phi hành gia đi ngủ muộn hơn bình thường 39 phút.
Việc này không có gì đáng bàn nếu chỉ phải ngủ một đêm như vậy, nhưng tình hình sẽ phức tạp hơn nếu phải ngủ như vậy trong một quãng thời gian dài.
Nếu kéo dài 5 ngày, sự lệch pha này giống như bạn trải qua 6 múi giờ khác nhau. Điều này khiến các nhà khoa học phải tính toán để các phi hành gia có thể điều chỉnh giấc ngủ của họ.
Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn chưa biết được tác động của “giờ Sao Hoả” sẽ ảnh hưởng thế nào đến cơ thể con người.
Do đó, việc nghiên cứu tại trái đất về các ảnh hưởng này lên con người chính là bước chuẩn bị trước khi đưa người lên hành tinh đỏ. Các nhà khoa học đang tính toán giờ giấc, ánh sáng, tiếng ồn, để đảm bảo giấc ngủ cho phi hành gia khi lên Sao Hoả.
Ngoài ra, họ cũng phải tính liều lượng caffeine cần thiết để các phi hành gia tỉnh táo khi làm nhiệm vụ, và không bị hết nguồn cà phê này khi lực lượng tiếp tế chưa đến kịp.
“Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến hiệu suất, sự tính táo, giao tiếp và các mối quan hệ, do đó chúng tôi muốn bảo đảm các phi hành gia có được giấc ngủ đầy đủ nhất”, nhà khoa học phụ trách dự án này nói.
Theo CNN